GCED K7: Tiết 7.21

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:56, ngày 4 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.21. Làm thế nào để duy trì tốt các mối quan hệ cộng tác? (tiếp)
Mục tiêu bài học 7.21.1. HS suy ngẫm về hoạt động nhập vai và giải quyết tình huống ở 7.20 7.21.2. HS tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 7.21.1. HS trả lời được các câu hỏi suy ngẫm về hoạt động.
7.21.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Các câu hỏi suy ngẫm gợi ý:

- Tổ chức của em và tổ chức đối tác là gì?

- Những tình huống có thể ảnh hưởng đến việc duy trì sự cộng tác giữa 2 tổ chức là gì? Vì sao em chọn những tình huống đó?

- cách để xử lý tình huống giả định của em là gì? Nó có hiệu quả không? Vì sao?

- Nếu được làm lại em có cách xử lý nào khác nữa?

- Em đúc rút được kinh nghiệm gì về việc duy trì mối quan hệ cộng tác.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Sau khi kết thúc tiết 7.20. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu suy ngẫm:

HS suy ngẫm:

- Tổ chức của em và tổ chức đối tác là gì?

- Những tình huống có thể ảnh hưởng đến việc duy trì sự cộng tác giữa 2 tổ chức là gì? Vì sao em chọn những tình huống đó?

- cách để xử lý tình huống giả định của em là gì? Nó có hiệu quả không? Vì sao?

- Nếu được làm lại em có cách xử lý nào khác nữa?

- Em đúc rút được kinh nghiệm gì về việc duy trì mối quan hệ cộng tác.

(2’) Hoạt động nhóm:

Các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến

(8’) Thực hiện BUS STOP:

  • Mỗi nhóm một khu vực trong lớp học.
  • Các nhóm di chuyển đến tham quan, lắng nghe và ghi chép những thông tin chính vào PHT
  • Lưu ý: Mỗi nhóm sẽ có 02 phút trình bày

(3’) Suy ngẫm cá nhân:

Thông qua hoạt động nhập vai và thực tiễn quá trình hoạt động nhóm, Em đúc rút được kinh nghiệm gì về việc duy trì mối quan hệ cộng tác. (Bloom 2)

(2’) HS chia sẻ nhanh, GV tổng kết.

   Mảnh ghép b

(7’) Suy ngẫm nhóm: GV yêu cầu nhóm học sinh cùng trả lời các câu hỏi sau:

  • Tổ chức của nhóm em và tổ chức đối tác là gì?
  • Những tình huống có thể ảnh hưởng đến việc duy trì sự cộng tác giữa 2 tổ chức là gì? Vì sao em chọn những tình huống đó?
  • Cách để xử lý tình huống giả định của em là gì? Nó có hiệu quả không? Vì sao?
  • Nếu được làm lại nhóm em có cách xử lý nào khác nữa?

(5’) GV gọi nhóm học sinh chia sẻ.

(5’) Suy ngẫm cá nhân:  Thông qua hoạt động nhập vai và thực tiễn quá trình hoạt động nhóm, Em đúc rút được kinh nghiệm gì về việc duy trì mối quan hệ cộng tác. (Bloom 2)

(2’) HS chia sẻ nhanh, GV tổng kết.

   Mảnh ghép a

Hoạt động nhóm:

Mỗi nhóm HS sẽ sử dụng những kiến thức mình học được qua lăng kính 5 để thuyết phục gia đình, bạn bè hoặc những người xung quanh nơi mình sinh sống thông qua việc trả lời câu hỏi:

Vì sao chống biến đổi khí hậu không thể chỉ dừng ở nỗ lực của mỗi cá nhân?

(10’) Các nhóm sẽ có 10 phút thống nhất ý tưởng và phần trình bày cũng như phân công nhiệm vụ. GV sẽ đến mỗi nhóm để lắng nghe và định hướng

Sản phẩm: HS quay 01 đoạn clip ngắn phần trình bày của mình

HS sẽ giới thiệu cho cả lớp vào tiết học sau.

(3’) Suy ngẫm cá nhân (Phiếu học tập)

Theo em, vì sao chống biến đổi khí hậu không thể chỉ dừng ở nỗ lực của mỗi cá nhân?

(2’) GV tổng kết toàn Lăng kính

   Mảnh ghép b

(10’) GV yêu cầu học sinh, dựa trên việc hệ thống hóa các kiến thức được học qua các tiết, trả lời câu hỏi vào NKHT

  • Vì sao chống biến đổi khí hậu không thể chỉ dừng ở nỗ lực của mỗi cá nhân?
  • Bản thân em đã tham gia hoặc ủng hộ tổ chức/nhóm nào về BĐKH chưa?
  • Nếu có hãy kể ít nhất 02 hành động cụ thể của bản thân;
  • Nếu chưa, em có dự tính sẽ tham gia phòng chống BĐKH như thế nào? Nêu 01 hành động cụ thể em sẽ làm.

(3’) GV gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp

(2’) GV tổng kết toàn Lăng kính