GCED K9: Tiết 9.3

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:00, ngày 8 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.3. Cách con người hiện tại đang sản xuất và tiêu thụ có được coi là bền vững không?
Mục tiêu bài học 9.3.1.

HS hiểu được rằng sự phát triển kinh tế hiện tại đang thiếu tính bền vững. HS liệt kê được các ví dụ minh chứng cho nhận định về thiếu tính bền vững

9.3.2.

HS xác định được các hành vi sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm bằng cách liệt kê

Tiêu chí đánh giá 9.3.1.

*HS chỉ ra được chỉ cần thiếu 1 trong 03 tiêu chí của 9.2.2 là nền kinh tế thiếu bền vững.

*HS nêu ra được 01 ví dụ của sự thiếu tính bền vững theo tiêu chí 1: không hiệu quả và ổn định.

*HS nêu ra được 01 ví dụ của sự thiếu tính bền vững theo tiêu chí 2: đời sống xã hội không có tính hài hòa (vẫn có người giàu, người nghèo, đói, v.v.).

*HS nêu ra được 01 ví dụ của sự thiếu tính bền vững theo tiêu chí 3: tác động xấu đến môi trường.

9.3.2.

HS liệt kê được 03 hành vi sản xuất thiếu trách nhiệm HS liệt kê được 03 hành vi tiêu dùng thiếu trách nhiệm

Tài liệu gợi ý * Thế nào là phát triển không bền vững

http://theleader.vn/ts-le-dinh-an-tang-truong-kinh-te-van-chua-ben-vung-1546610525701.htm - Tăng trưởng GDP thiếu ổn định - Lạm phát cao

- Phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên

*(1) Không hiệu quả và ổn định: Khai thác bãi biển quá mức

https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/du-lich-bien-dang-tro-thanh-nan-nhan-cua-chinh-minh-1085668.html

*(2) Đời sống xã hội không có tính hài hòa: Khủng hoảng kinh tế Venezuela

https://baomoi.com/venezuela-tu-mot-mo-tien-khong-can-kiet-vi-sao-kinh-te-sup-do/c/22876014.epi

https://enternews.vn/4-ly-do-khien-venezuela-tro-thanh-nen-kinh-te-toi-te-nhat-the-gioi-124511.html

https://tradingeconomics.com/venezuela/inflation-cpi

https://www.aljazeera.com/indepth/features/2017/04/venezuela-happening-170412114045595.html

*(3) Tác động xấu đến môi trường: Trang trại bò sữa của TH True Milk: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

http://laodongthudo.vn/trang-trai-bo-sua-cua-th-true-milk-gay-o-nhiem-moi-truong-anh-huong-nghiem-trong-den-cuoc-song-cua-nguoi-dan-24633.html

Sản xuất thiếu trách nhiệm:

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-mot-so-uu-diem-va-han-che-trong-thuc-hien-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-49139.htm

- Chưa quan tâm đến môi trường

- Thiếu trách nhiệm với nhà nước và với người lao động (ít liên quan hơn)

- Sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng

Tiêu dùng thiếu trách nhiệm:

- Tiêu dùng thiếu tiết kiệm, phô trương

https://baonghean.vn/cung-nhau-tieu-dung-co-trach-nhiem-77984.html

http://cafebiz.vn/chu-nghia-tieu-dung-hanh-vi-tieu-dung-qua-muc-cua-ban-de-lai-hau-qua-ra-sao-20190304162820874.chn

https://voer.edu.vn/m/tieu-dung-pho-truong/3fdc8ca2

- Tiêu thụ tài nguyên, sản phẩm không hiệu quả

http://www.cantholib.org.vn:82/EBOOK.aspx?p=47B91A75753716A6C64627B93B65654746C6B65637B91B857557

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(10’) GV hỏi HS về hiện tượng ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch họa đang hoành hành ở khắp nơi trên thế giới là do những nguyên nhân nào?

  • HS trả lời.
  • Trong phần trả lời của HS, GV sẽ bám vào những phần mà HS phát biểu lí do liên quan tới việc tăng trưởng kinh tế quá nhanh, dân số quá đông… để dẫn tới việc muốn bền vững thì cần cả 3 tiêu chí.

GV dẫn giải: Những ngày qua, người dân Nam Bộ ở VN đang phải gồng mình để hứng chịu những hậu quả khủng khiếp của cơn bão số 12. Nhưng có lẽ cũng không cần phải chờ đợi những cú sốc khủng khiếp này từ thiên nhiên, trong một vài thập kỷ gần đây, rất nhiều cuộc hội nghị bàn tròn ở khắp nơi đã bàn luận đến vấn đề môi trường. Xúc cảm từ nỗi đau mang tên Trái Đất, ông hoàng nhạc Pop đã viết nên ca khúc đánh thức và cảnh tỉnh con người. Ca khúc chính là tiếng nói của cả nhân loại trong thời đại hiện nay.

(5’) Những ví dụ mà các em vừa đưa ra chính là minh chứng cho việc chỉ cần thiếu một trong ba tiêu chí bao gồm (1) hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội hài hòa (3) không ảnh hưởng đến tự nhiên thì nền kinh tế sẽ thiếu bền vững.

(Tài liệu tham khảo: http://theleader.vn/ts-le-dinh-an-tang-truong-kinh-te-van-chua-ben-vung-1546610525701.htm)

  • Em có thể đưa ra một vài ví dụ cho sự phát triển không bền vững.
  • GV chốt ba nội dung quan trọng bao gồm: Tăng trưởng GDP thiếu ổn định; Lạm phát cao; Phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

(10’) Làm việc nhóm:

  • GV chia lớp thành 6 nhóm.
  • 2 nhóm tìm các ví dụ trong cuộc sống thực tế xung quanh em hoặc qua sách báo mà em biết về việc thiếu bền vững theo tiêu chí không hiệu quả và ổn định; 2 nhóm tìm ví dụ về sự thiếu tính bền vững theo tiêu chí 2: đời sống xã hội không có tính hài hòa (vẫn có người giàu, người nghèo, đói, v.v.).Nhóm cuối cùng tìm các ví dụ của sự thiếu tính bền vững theo tiêu chí 3: tác động xấu đến môi trường.
  • Sau đó các nhóm trao đổi thông tin và kể lại (Bloom 1) với nhau để các thành viên đều biết được các ví dụ liên quan tới cả ba tiêu chí này.
  • Link tham khảo về 3 tiêu chí: (xem phần tài liệu)

(1) Không hiệu quả và ổn định: Khai thác bãi biển quá mức


(2) Đời sống xã hội không có tính hài hòa: Khủng hoảng kinh tế Venezuela


(3) Tác động xấu đến môi trường: Trang trại bò sữa của TH True Milk: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân


   Mảnh ghép b

(15’) GV chiếu lên slide những con số gây sốc về các vấn đề hiện nay trên thế giới.

GV có thể lấy ví dụ qua những số liệu ở phía dưới:

Nghèo đói:

  • Thế giới hiện này còn 1.2 tỷ người có mức thu nhập dưới 1 dola/ngày (24% dân số thế giới), 2.8 tỷ người dưới 2 dola/ngày (51 %).
  • Hơn 1 tỷ người ở các nước kém phát triển không có nước sạch và phương tiện vệ sinh.
  • Mục tiêu toàn cầu: Trong giai đoạn 1990-2015 giảm một nửa số người có thu nhập 1dola/ngày.

Thất học:

  • 2/3 dân số mù chữ là nữ.
  • Thế giới vẫn còn 113 triệu trẻ em không được đi học.

Sức khỏe:

  • Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết.
  • 1/3 số người chết ở các nước đang phát triển là do nghèo đói.
  • Mỗi năm có 3 triệu người chết vì HIV/AIDS, trong đó có 0.5 triệu là trẻ em, mỗi ngày có 8000 người, 10s có một người chết.

GV hỏi:

  • Em có suy nghĩ gì về những con số này?
  • Theo em con số ⅔ dân số mù chữ có thể dẫn tới những hậu quả kinh tế như thế nào?
  • Con số 113 triệu trẻ em không được đi học phản ánh điều gì trong việc phát triển kinh tế? Con số này có dẫn tới việc kinh tế không thể bền vững hay không? Em hãy đưa ra ví dụ so sánh giữa một nền kinh tế có trình độ văn hóa/ học vấn cao với những nền kinh tế chủ yếu là thất học và lao động chân tay?
  • Em có thể nêu ra (Bloom 1) một/ một vài ví dụ về việc chỉ cần thiếu một trong ba tiêu chí bao gồm (1) hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội hài hòa (3) không ảnh hưởng đến tự nhiên thì nền kinh tế sẽ thiếu bền vững?\

Gv ghi lại tất cả những ví dụ này lên trên bảng và mời các học sinh khác phân loại (Bloom 1) những ví dụ này dưới 3 dạng sau đây:

(1) không hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội không hài hòa (3) ảnh hưởng đến tự nhiên, tác động xấu tới môi trường.

(10’): Sau khi học sinh đã hiểu cách phân loại các ví dụ theo 3 tiêu chí, GV yêu cầu HS suy ngẫm cá nhân và ghi lại (Bloom 1) 2 ví dụ của 2 tiêu chí bất kì mà mình biết/ mình trải nghiệm liên quan tới nội dung này.

GV có thể yêu cầu HS tiếp tục về nhà để search google hoặc hỏi Bố mẹ/ người thân về các ví dụ mà họ biết.


   Mảnh ghép a


Dẫn dắt: Trong thế kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cùng với đó là việc ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách không bền vững. Mức tiêu dùng sinh khối tăng gấp 3 lần mỗi năm; lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản tăng từ 12 - 17 lần; vật liệu xây dựng tăng 34 lần…

(10’) GV giữ nguyên nhóm đã được chia ở hoạt động 1:

  • Mỗi nhóm lựa chọn một ví dụ về một công ty/ doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thiếu trách nhiệm hoặc một ví dụ về một hoạt động tiêu dùng thiếu trách nhiệm. Mỗi nhóm cần liệt kê (Bloom 1) tối thiểu 3 ví dụ liên quan tới nội dung này.
  • GV yêu cầu các nhóm trình bày trên giấy A1 dưới dạng sơ đồ tư duy.

(10’) Hình thức Phòng tranh:

  • GV yêu cầu HS dán toàn bộ sản phẩm này lên các bảng phụ xung quanh lớp.
  • Cả lớp sẽ cùng đi xung quanh để tham quan dưới hình thức “Phòng tranh” để biết được về ví dụ của các nhóm khác.
  • GV yêu cầu các nhóm lưu giữ các tờ giấy này trong lớp để tiếp tục bổ sung trong tuần học này khi đã về nhà tìm hiểu thêm ví dụ/ thông tin trên báo/ mạng/ mọi người xung quanh.
   Mảnh ghép b

(7’) GV lựa chọn 1 khu công nghiệp tư nhân nào đó ở Việt Nam (có thể tích cực hoặc tiêu cực).

GV cho HS hoặc cùng với HS vẽ trên bảng quy trình/ chu trình tạo ra một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp cho tới khâu cuối cùng là tới tay người tiêu dùng.

(10’) Làm việc nhóm:

  • GV chia lớp thành hai nhóm lớn: Một nhóm sản xuất và một nhóm tiêu dùng.
  • Ở mỗi nhóm này, GV lại cho HS chia thành các nhóm nhỏ hơn, khoảng 2 - 3 người để liệt kê (Bloom 1) tối thiểu 3 ví dụ về hành động kinh doanh sản xuất thiếu trách nhiệm/ 3 ví dụ về một hoạt động tiêu dùng thiếu trách nhiệm.

Lưu ý: Hs chọn 1 doanh nghiệp bất kì và tưởng tượng ra hoạt động này. Tuy nhiên, GV khuyến khích HS có ví dụ thực tế mà mình biết trong cuộc sống.

Các nhóm trình bày (Bloom 2) trước lớp theo ý hiểu và sự phân tích của nhóm mình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Sản xuất thiếu trách nhiệm:

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-mot-so-uu-diem-va-han-che-trong-thuc-hien-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-49139.htm

(Tiêu dùng phô trương, thiếu tiết kiệm)

     2. Tiêu dùng thiếu trách nhiệm:

(Tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm không hiệu quả).

(3’) GV thông báo BTVN: Các nhóm tiếp tục bổ sung vào giấy/ vở ghi những ví dụ này sau khi tìm hiểu thông tin ở nhà.