GCED K10: Tiết 10.70 - 10.72

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 02:32, ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.70-72. Em chuẩn bị cho bài Suy ngẫm cá nhân thế nào?
Mục tiêu bài học 10.70 - 72.1. HS giải thích được mục tiêu của Bài suy ngẫm. 10.70 - 72.2. HS giải thích được các tiêu chí đánh giá của Bài suy ngẫm.
Tiêu chí đánh giá 10.70 - 72.1. HS có thể:

- nêu ra được mục tiêu của Bài suy ngẫm.

- lí giải tầm quan trọng của những mục tiêu cho Bài suy ngẫm.

10.70 - 72.2. HS có thể:

- nêu được các tiêu chí để đánh giá sự thành công của Bài suy ngẫm.

- giải thích được vì sao nhóm mình cần đạt được các tiêu chí đó bằng ngôn ngữ của mình.

Tài liệu gợi ý Điểm cẩn nhắc cho HS:Bài Suy ngẫm làm cá nhân, là đánh giá tổng thể (có tính điểm để xếp loại ĐẠT/KHÔNG ĐẠT cả năm) Định hướng: GV có thể gợi ý cho HS, dựa vào Tài liệu hướng dẫn triển khai & Rubric cho Bài suy ngẫm Cuối năm.
Mảnh ghép tham khảo
Bộ mảnh ghép 1

(10 - 15’)

HS đọc tài liệu Mô tả nhiệm vụ Suy ngẫm cuối năm

  • Bài Suy ngẫm cá nhân là gì?
  • Mục tiêu của bài Suy ngẫm cuối năm là gì?
  • Theo em tại sao mục tiêu này quan trọng?

Gợi ý cách thực hiện:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
  • Thảo luận nhóm.
Bộ mảnh ghép 2

(15 - 20’)

HS đọc tài liệu Rubric của bài Suy ngẫm cuối năm để trả lời các câu hỏi sau:

  • Bài Suy ngẫm cuối năm sẽ được đánh giá dựa theo những tiêu chí nào? Tóm tắt tiêu chuẩn cần đạt cho mỗi tiêu chí trong 2 - 3 câu
  • Theo em vì sao cần phải đạt được các tiêu chí này?

Gợi ý cách thực hiện:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
  • Thảo luận nhóm.
Câu hỏi tiết học 10.70-72. Em chuẩn bị cho bài Suy ngẫm cá nhân thế nào?
Mục tiêu bài học 10.70-72.3. HS nắm được cấu trúc của một bài suy ngẫm. 10.70-72.4. HS lên được dàn ý cho Bài Suy ngẫm của mình.
Tiêu chí đánh giá 10.70-72.3. HS có thể mô tả lại cấu trúc của một bài Suy ngẫm. 10.70-72.4. HS có thế:

- Gạch đầu dòng ra được những ý chính em muốn truyền tải trong Bài Suy ngẫm.

- Sắp xếp các ý đó vào cấu trúc yêu cầu của Bài Suy ngẫm

Tài liệu gợi ý Định hướng: GV có thể gợi ý cho HS, dựa vào Tài liệu hướng dẫn triển khai & Rubric cho Bài suy ngẫm Cuối năm. Gợi ý giảng dạy:- GV có thể cho HS trao đổi dàn ý của mình để các bạn khác xem, góp ý, và học hỏi.

- GV có thể thu những dàn ý lại và feedback trước tiết học tiếp theo, để trong tiết sau HS có thể chỉnh dàn ý và bắt tay vào viết Bài Suy ngẫm.

Mảnh ghép tham khảo
Bộ mảnh ghép 3

(10 - 15’)


HS đọc tài liệu Mô tả nhiệm vụ của cuối năm để trả lời các câu hỏi sau:

  • Hình thức của bài Suy ngẫm cuối năm là gì?
  • Cấu trúc của bài Suy ngẫm cuối năm có những cấu phần chính nào? Nội dung của mỗi cấu phấn là gì?

Gợi ý cách thực hiện:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
  • Thảo luận nhóm.
Bộ mảnh ghép 4

(30’)


Với mỗi cấu phần bài Suy ngẫm cuối năm em sẽ thể hiện những ý chính gì? Sắp xếp các ý này theo yêu cầu về cấu trúc của bài Suy ngẫm theo bảng sau hoặc theo dạng văn bản/gạch đầu dòng.

Cấu phần Các điểm chính
-
-
-
-

GV có thể cho HS tham khảo hệ thống câu hỏi gợi ý cụ thể hơn dưới đây nếu cần thiết. Hoặc sử dụng các câu hỏi định hướng suy ngẫm từ tài liệu đào tạo Bài Báo cáo và Suy ngẫm. Lưu ý các câu hỏi DƯỚI ĐÂY chỉ hướng tới việc giúp HS xác định một số nội dung chính của bài báo cáo, tuy nhiên HS phải tự sắp xếp lại theo các cấu phần phù hợp.

  1. Dự án của nhóm em là gì? (mục đích, hoạt động? Tóm tắt quá trình thực hiện dự án nhóm của em, bao gồm cả kết quả đạt được.
  2. Vai trò của em trong nhóm là gì?
  3. Vai trò của em đối với cộng đồng là gì? (Nghĩ về mục tiêu và kết quả của dự án của nhóm)
  4. Tóm tắt ngắn gọn Truy vấn cá nhân của em? (3 - 4 câu).
  5. Khi bắt đầu dự án (trong quá trình chuẩn bị), em đã dự đoán thông qua quá trình làm Dự án Hành động em sẽ hiểu biết gì thêm về bài Truy vấn cá nhân?
  6. Sau khi thực hiện Dự án, em thấy dự đoán này có đúng không? Vì sao? Em có bằng chứng/thông tin gì để đưa ra kết luận này?
  7. Theo em những gì em học được về Truy vấn cá nhân có quan trọng không? Với ai? Vì sao?
  8. Ngoài những hiểu biết thêm về Truy vấn cá nhân, theo em  việc thực hiện Dự án đang giúp em phát triển năng lực (kỹ năng - phẩm chất - kiến thức) cá nhân như thế nào?
  9. Em học được gì từ những phản hồi từ người xem đối với bài Truy vấn cá nhân và bài Báo cáo?
  10. Có gì em đã làm tốt khi thực hiện Truy vấn cá nhân và với Dự án Cộng đồng? Vì sao/
  11. Có gì em muốn cải thiện? Vì sao? Em sẽ cải thiện như thế nào?
  12. Có gì về Truy vấn cá nhân của em mà em muốn tìm hiểu thêm? Vì sao?

Gợi ý cách thực hiện:

  • HS làm việc cá nhân, vẫn nên cho phép HS thảo luận thêm với bạn, tuy nhiên phải nhắc rõ với HS rằng đây là sản phẩm cá nhân.
  • Tùy theo yêu cầu của nhà trường, HS có thể cần sử dụng máy tính để thực hiện phần dàn ý.
  • Trong quá trình HS làm dàn ý, GV nên đi lại xung quanh hỗ trợ HS, không nhất thiết phải đợi HS hoàn toàn hoàn thiện dàn ý mới đưa ra nhận xét hỗ trợ HS. Kết thúc tiết học nên có một vài câu nhận xét về quá trình làm việc của HS, nhắc nhở một số vấn đề chung HS gặp phải về nội dung của bài Suy ngẫm, cũng như deadline nộp bài.
  • Nếu HS không kịp hoàn thành trên lớp thì nên cho HS về nhà thực hiện nốt.
Câu hỏi tiết học 10.70-72. Em chuẩn bị cho bài Suy ngẫm cá nhân thế nào?
Mục tiêu bài học 10.70-72.5. HS chỉnh sửa và hoàn thiện dàn ý dựa trên feedback (nếu có). 10.70-72.6. HS viết bài Suy ngẫm dựa vào dàn ý.
Tiêu chí đánh giá 10.70-72.5. HS có được một dàn ý hoàn chỉnh cho bài Suy ngẫm 10.70-72.6. HS hoàn thiện được ít nhất 50% bài Suy ngẫm ở trên lớp.
Tài liệu gợi ý Định hướng: GV có thể gợi ý cho HS, dựa vào Tài liệu hướng dẫn triển khai & Rubric cho Bài suy ngẫm Cuối năm.
Mảnh ghép tham khảo
Bộ mảnh ghép 5

Sau khi HS hoàn thành dàn ý , GV cho HS trao đổi dàn ý với ít nhất 1 - 2 HS khác và nhận xét cho nhau dựa theo một số điểm sau:

  • So sánh với yêu cầu của các cấu phần, bài của bạn đã đủ ý? Nếu chưa thì bạn nên bổ sung điểm nào?
  • Các ý của bạn có đủ rõ ràng chưa? Có ý nào còn chung chung hoặc chưa hợp lý không? Nếu có thì em có gợi ý gì cho bạn để cải thiện?
  • Sắp xếp các ý đã hợp lý (dễ hiểu, logic)? Nếu chưa thì em có gợi ý gì để bạn cải thiện?

Dựa vào nhận xét của bạn, HS tự hiệu chỉnh và nộp lại dàn ý cuối cùng cho GV.

Gợi ý triển khai:

  • Cho HS trao đổi với bạn bên cạnh hoặc trao đổi bài ngẫu nhiên, tùy theo sắp xếp của GV. Việc nhận xét cũng không nhất thiết phải thực hiện tại lớp, HS có thể nhận xét cho nhau online (trong trường hợp ít thời gian) tuy nhiên những nhận xét này phải được lưu và nộp lại cho GV cùng với dàn ý.
  • Sau khi HS nộp lại dàn ý, GV xem và nhận xét xem dàn ý này đã đầy đủ yếu chính, các ý đã rõ ràng, cụ thể, và được sắp xếp phù hợp. Nếu dàn ý đã hợp lý thì thông báo để HS bắt đầu việc triển khai bài Suy ngẫm, nếu chưa phù hợp thì cho HS gợi ý để sửa lại bài.
Bộ mảnh ghép 6


Phát triển nội dung

Dựa trên dàn ý của mình, phát triển bài Suy ngẫm cuối năm hoàn chỉnh

  • Gợi ý cho HS: Có rất nhiều phần của bài Suy ngẫm này đã được em thực hiện trước đây, xem lại một số sản phẩm của phần suy ngẫm cá nhân của cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị, cấu phần  Suy ngẫm, tóm tắt quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm ở cuối cấu phần Triển khai.

Review và chỉnh sửa:

Sau khi đã hoàn thành bài viết của mình, tự đọc lại ít nhất 2 lần

  • Lần đọc lại số 1 - Review nội dung và cấu trúc bài:
    1. Nội dung và cấu trúc của bài viết đã đạt các yêu cầu của bài Suy ngẫm cuối năm?
    2. Các ý trong dàn bài đã được phát triển thành các đoạn văn hoàn chỉnh?
    3. Nội dung của mỗi đoạn văn có thống nhất và mạch lạc?
    4. Mỗi đoạn văn có cấu trúc rõ ràng và logic?
    5. Mỗ đoạn có câu chủ đề? Mỗi đoạn có VD/ý cụ thể và chi tiết để giải thích hoặc củng cố ý chính của đoạn?
    6. Các đoạn văn có được sắp xếp rõ ràng và logic không? Các đoạn văn có mối liên kết chặt chẽ?
    7. Bài văn có dễ đọc/dễ để theo dõi không? Có ý nào/câu nào trong bài văn đang khó hiểu hoặc dễ gây hiểu nhầm?
    8. Bài văn có mở thân kết?
    9. Mở bài và kết bài phù hợp, thể hiện rõ các ý chính của bài viết?

Sau khi đã chỉnh sửa về nội dung và cấu trúc, thực hiện lần review số 2:

  • Lần đọc lại số 2 - Review lỗi ngữ pháp và chính tả:
    1. Có lỗi chính tả nào trong bài (nhớ sử dụng spell check nếu em đánh máy)?
    2. Các câu văn có trọn vẹn, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ (trừ trường hợp em đang cố tình sử dụng các loại câu đặc biệt)?
    3. Dấu câu được sử dụng hợp lý?
    4. Các từ được viết hoa/viết tắt hợp lý?
    5. Trích nguồn đầy đủ và hợp lý?

*Lưu ý: Em có thể thực hiện việc review nhiều hơn 2 lần. Tuy nhiên, khuyến khích các em nên hoàn thành việc review và chỉnh sửa nội dung và cấu trúc trước khi chuyển sang việc review về ngữ pháp và chính tả.

Link tham khảo cho việc review bài viết (GV có thể sử dụng để phát triển hệ thống check list cụ thể hơn cho HS hoặc có thể cung cấp để HS tham khảo thêm nếu HS có nhu cầu)

https://www.bucks.edu/media/bcccmedialibrary/pdf/RevisionandProofreadingJuly08_000.pdf

Gợi ý triển khai:

  • Khuyến khích dành thời gian trên lớp cho HS để thực hiện bài viết, tuy nhiên do tốc độ viết/phát triển bài viết của HS khác nhau, nên việc viết bài Suy ngẫm cuối năm nên được giao về làm BTVN (có thể là bắt đầu viết trên lớp về nhà hoàn thiện hoặc viết 90 - 100%  ở nhà, thời gian trên lớp là để hoàn thiện nốt và tự review).
  • Thời gian ở trên lớp, HS có thể trao đổi, tham khảo ý kiến bạn bè và GV trong quá trình viết. Nếu HS có vấn đề gì thì có thể hỏi GV trực tiếp. Hoặc thời gian trên lớp có thể sử dụng để HS tự review bài viết của mình và người khác.
  • Nếu HS sẽ nộp bài Suy ngẫm dưới dạng BTVN thì GV dặn dò HS cẩn thận về deadline nộp bài.