Rubric Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:32, ngày 13 tháng 11 năm 2023 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Để đánh giá Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS, thầy cô có thể tham khảo rubric mẫu ở trang này. Rubric này bao gồm thang điểm cho mỗi năng lực kèm theo yêu cầu để đạt được từng mốc điểm. Nếu HS đã đạt được 1 mốc điểm nhất định (VD: 5 - 6), GV sẽ tự quyết định số điểm cuối cùng của HS (5 hoặc 6), dựa trên quan sát & nhận xét của mình trong Bài trình bày.

Thang điểm chung của các đầu điểm trong rubric sẽ như sau:

Thang điểm cho mỗi năng lực

(Lưu ý: chỉ cho điểm TRÒN)

0 - 4 HS không đạt hoặc đạt một phần rất nhỏ của mô tả các năng lực
5 - 6 HS đạt được một phần của mô tả các năng lực
7 - 9 HS đạt được phần lớn hoặc toàn bộ mô tả các năng lực
10 HS vượt quá mong đợi so với yêu cầu của khối lớp

Dưới đây là các năng lực sẽ được đánh giá trong rubric (kèm theo điểm tối đa & mô tả) cho mỗi nhóm tuổi

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Mô tả về yêu cầu cần đạt Điểm tối đa
Năng lực xác định vấn đề muốn tìm hiểu (10 điểm) Ab1 HS chọn ra vấn đề mình quan tâm (có thể từ 1 vấn đề duy nhất, hoặc từ nhiều vấn đề khác nhau) dựa trên một số tiêu chí nhất định mà HS đưa ra 10
Năng lực xác định đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu (10 điểm) Ba1 HS chọn ra đối tượng/cộng đồng mình tìm hiểu (có thể từ 1 đối tượng/cộng đồng duy nhất, hoặc từ nhiều đối tượng/cộng đồng khác nhau) dựa trên một số tiêu chí nhất định mà HS đưa ra 10
Năng lực đặt câu hỏi (10 điểm) Ab2
  • HS đặt nhiều hơn 1 câu hỏi về vấn đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn
  • HS chọn ra một câu hỏi cuối cùng dựa trên một số tiêu chí nhất định mà HS đưa ra
10
Năng lực tìm kiếm & phân tích thông tin (30 điểm) Ab3 HS sử dụng nhiều hơn 1 cách tìm kiếm thông tin*

*Cách tìm kiếm thông tin để trả lời câu hỏi (bao gồm nguồn thông tin & phương pháp tìm kiếm thông tin này)

10
Ab4 HS giải thích độ chính xác/phù hợp của những cách tìm kiếm thông tin mà HS đã sử dụng

*Cách tìm kiếm thông tin để trả lời câu hỏi (bao gồm nguồn thông tin & phương pháp tìm kiếm thông tin này)

10
Ab5 HS đưa ra phân tích/bình luận/nhận xét về độ chính xác/hợp lý của những thông tin mà HS tìm kiếm được 10
Năng lực trình bày & trả lời câu hỏi (20 điểm) Cb2 HS đưa ra kết luận/câu trả lời (khi trình bày, hoặc khi trả lời câu hỏi của khán giả) chính xác, hợp lý, thể hiện bản thân đã tìm hiểu kỹ về vấn đề & đối tượng/cộng đồng 10
Cb3
  • HS trình bày các luận điểm có tính hợp lý & chặt chẽ, và sử dụng bằng chứng cụ thể để bảo vệ các luận điểm này
  • HS thuyết trình tự tin, lời nói/câu từ rõ ràng, mạch lạc, thể hiện khả năng giao tiếp tốt
10
Năng lực suy ngẫm (20 điểm) Cb4 HS giải thích bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu, và xác định một số cách để cải thiện trong tương lai 10
Ca1 HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2, và phân tích tính hợp lý của ý tưởng này 10
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn cá nhân: 100
Rubric nhóm khối 1 - 2 - 3
Rubric nhóm khối 4 - 5
Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10 HS xác định một khía cạnh/chủ đề để tìm hiểu

HS đặt 1 câu hỏi về khía cạnh/chủ đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn. Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới khía cạnh/chủ đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn

Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10 HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab2 10 HS nhắc lại nguồn thông tin mà bản thân đã tham khảo để trả lời câu hỏi
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 HS sử dụng ít nhất 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Những nguồn thông tin này xuất phát từ những cá nhân xung quanh HS có hiểu biết về khía cạnh/chủ đề HS quan tâm

Phân tích thông tin (10 điểm) Ab4 10 HS lặp lại một số thông tin mà bản thân tìm kiếm được
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab5 10 HS trả lời được câu hỏi Truy vấn Cá nhân, và câu trả lời thể hiện phần lớn những thông tin HS tìm kiếm được

HS trả lời được một số câu hỏi của khán giả

Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb2 10 HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb3 10 HS dự đoán ít nhất một điều bản thân có thể làm trong cuộc sống hàng ngày sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb4 10 HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2.

Ý tưởng này có thể rất đơn giản, và không nhất thiết phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS

Trình bày (10 điểm) Ca1 10 HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn cá nhân: 100
Rubric nhóm khối 6 - 7
Nhóm tiêu chí Tiêu chí Điểm tối đa Mô tả
Chất lượng nội dung (70 điểm) Cấu phần & Cấu trúc 10
  • Bài Trình bày của HS thể hiện đủ 3 nội dung chính: Câu trả lời, Quá trình Truy vấn, và Suy ngẫm.
  • Các thông tin được sắp xếp liền mạch, dễ hiểu, có tính kết nối cao. (HS có thể không cần phải bám sát kịch bản Bài Trình bày, miễn sao cấu trúc bài thuyết trình hợp lý và đầy đủ nội dung cần thiết.)
Chất lượng Câu hỏi 10
  • Câu hỏi liên quan đến chủ đề trọng tâm.
  • Câu hỏi mở, có thể trả lời được, có phạm vi vừa đủ, không quá rộng hay quá hẹp.
  • Câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp thông tin để khi đưa ra câu trả lời, chứ không đơn thuần chỉ là liệt kê thông tin.
  • Câu trả lời của câu hỏi có thể giúp đỡ một nhóm người.
  • Câu hỏi thể hiện cái "riêng" của HS.
Tường thuật Quá trình Truy vấn 10
  • HS đưa ra được những lý do thuyết phục vì sao em chọn câu hỏi Truy vấn.
  • HS mô tả được những mốc/sự kiện chính trong quá trình Truy vấn của mình và chỉ ra 1 số điểm mạnh/điểm yếu của mình.
Chất lượng Câu trả lời 10
  • HS đưa ra được câu trả lời phù hợp, thích đáng cho Câu hỏi Truy vấn.
  • Câu trả lời được giải thích 1 cách chi tiết, dễ hiểu.
  • Câu trả lời thể hiện sự phân tích, tổng hợp thông tin, kiến thức HS tìm được, từ đó HS hình thành được quan điểm riêng của mình về vấn đề.
Suy ngẫm 10
  • HS có thể:

- So sánh được sự thay đổi trong suy nghĩ/nhận thức trước và sau khi thực hiện Truy vấn.

- Xác định và giải thích được mối liên hệ giữa các thông tin/kiến thức em tìm được qua quá trình Truy vấn với cuộc sống thường nhật/môn học khác/những gì đã học trước đây.

- Vận dụng những kiến thức từ quá trình Truy vấn để kiến tạo những ý tưởng mới/câu hỏi mở rộng.

  • Có các bằng chứng/ví dụ/thông tin cụ thể, chính xác để chứng minh/làm rõ các suy ngẫm.
Lập luận 10
  • Các lập luận được nêu ra một cách rõ ràng, được chứng minh bằng những giải thích, lý lẽ thuyết phục.
  • Đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng cụ thể, chính xác, dựa trên các nguồn đáng tin cậy.
Trả lời câu hỏi từ khán giả 10
  • HS đưa ra được câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi của khán giả.
  • HS giải thích rõ ràng và chi tiết về câu trả lời của mình.
Khả năng Trình bày

(20 điểm)

Ngôn ngữ Lời nói & Ngôn ngữ Hình thể 10
  • Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, cho thấy được sự kết nối giữa các nội dung.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và ngữ cảnh.
  • Học sinh có thể giao tiếp bằng mắt với khán giả. (eye contact); ngôn ngữ hình thể vừa phải, không gây sao lãng cho người nghe.
Phong thái & Thái độ 10
  • Học sinh thể hiện phong thái tự tin khi trình bày.
  • HS cho thấy rằng con thực sự yêu thích/quan tâm đến vấn đề mà con tìm hiểu.
  • Thể hiện thái độ cầu thị khi nhận được câu hỏi từ khán giả.
Tính hiệu quả của phương tiện hỗ trợ (10 điểm)


10
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ bài Trình bày.
  • Các phương tiện giúp người nghe hiểu rõ hơn về những gì được trình bày.
  • Các phương tiện giúp nội dung trình bày sinh động hơn, thu hút sự chú ý của khán giả.
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn cá nhân: 100
Rubric nhóm khối 8 - 9
Nhóm tiêu chí Tiêu chí Điểm tối đa Mô tả
Chất lượng nội dung (70 điểm) Cấu phần & Cấu trúc 10
  • Có 3 phần rõ ràng: Mở bài, Thân bài, và Kết bài rõ ràng.
  • Bài Trình bày của HS thể hiện đủ 3 nội dung chính: Câu trả lời, Quá trình Truy vấn, và Suy ngẫm.
  • Các thông tin được sắp xếp liền mạch, dễ hiểu, có tính kết nối cao. HS có thể không cần phải bám sát kịch bản Bài Trình bày, miễn sao cấu trúc bài thuyết trình hợp lý và đầy đủ nội dung cần thiết.
Chất lượng Câu hỏi 10
  • Câu hỏi liên quan đến chủ đề trọng tâm.
  • Câu hỏi mở, có thể trả lời được, có phạm vi vừa đủ, không quá rộng hay quá hẹp.
  • Câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp thông tin và thể hiện được chính kiến/quan điểm của mình khi đưa ra câu trả lời, chứ không đơn thuần chỉ là liệt kê thông tin.
  • Câu trả lời của câu hỏi có thể giúp đỡ một nhóm người.
  • Câu hỏi thể hiện cái "riêng" của HS.
Tường thuật Quá trình Truy vấn 10
  • HS đưa ra được những lý do thuyết phục vì sao em chọn câu hỏi Truy vấn.
  • HS mô tả được những mốc/sự kiện chính trong quá trình Truy vấn của mình và rút ra được 1 số rút kinh nghiệm em có thể áp dụng sau này.
Chất lượng Câu trả lời 10
  • HS đưa ra được câu trả lời phù hợp, thích đáng cho Câu hỏi Truy vấn.
  • Câu trả lời được giải thích 1 cách chi tiết, dễ hiểu, bao gồm cả đủ các cấu phần Who (Ai), What (Điều gì/Cái gì), How (Như thế nào), và Why (Tại sao là câu trả lời này mà không phải là câu trả lời khác).
  • Câu trả lời thể hiện sự phân tích, tổng hợp thông tin, kiến thức HS tìm được, từ đó HS hình thành được quan điểm riêng của mình về vấn đề.
Suy ngẫm 10
  • HS có thể:

- So sánh được sự thay đổi trong suy nghĩ/nhận thức trước và sau khi thực hiện Truy vấn.

- Xác định và giải thích được mối liên hệ giữa các thông tin/kiến thức em tìm được qua quá trình Truy vấn với cuộc sống thường nhật/môn học khác/những gì đã học trước đây.

- Vận dụng những kiến thức từ quá trình Truy vấn để kiến tạo những ý tưởng mới/câu hỏi mở rộng.

  • Có các bằng chứng/ví dụ/thông tin cụ thể, chính xác để chứng minh/làm rõ các suy ngẫm.
  • HS giải thích được ý nghĩa của những suy ngẫm đó (với cuộc sống của em, sự phát triển cá nhân, việc học của em, hay với những vấn đề được học).
Lập luận 10
  • Các lập luận được nêu ra một cách rõ ràng, được chứng minh bằng những giải thích, lý lẽ thuyết phục.
  • Đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng cụ thể, chính xác, dựa trên các nguồn đáng tin cậy.
  • Có dẫn nguồn đầy đủ.
Trả lời câu hỏi từ khán giả 10
  • HS đưa ra được câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi của khán giả.
  • HS giải thích rõ ràng và chi tiết về câu trả lời của mình, nêu ra được thông tin, số liệu cụ thể (nếu có) để chứng minh câu trả lời của mình là thích đáng.
Khả năng Trình bày

(20 điểm)

Ngôn ngữ Lời nói & Ngôn ngữ Hình thể 10
  • Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, cho thấy được sự kết nối giữa các nội dung.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và ngữ cảnh, thể hiện sự cân nhắc về đối tượng khán giả.
  • Ngôn ngữ lời nói và hình thể giúp thu hút được sự chú ý của khán giả trong suốt thời gian thuyết trình.
Phong thái & Thái độ 10
  • Học sinh thể hiện phong thái tự tin khi trình bày.
  • HS cho thấy rằng con thực sự yêu thích/quan tâm đến vấn đề mà con tìm hiểu.
  • Thể hiện thái độ cầu thị khi nhận được câu hỏi từ khán giả.
Tính hiệu quả của phương tiện hỗ trợ (10 điểm)


10
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ bài Trình bày.
  • Các phương tiện giúp người nghe hiểu rõ hơn về những gì được trình bày.
  • Các phương tiện giúp nội dung trình bày sinh động hơn, thu hút sự chú ý của khán giả.
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn cá nhân: 100
Rubric nhóm khối 10 - 11 - 12


Nhóm tiêu chí Tiêu chí Điểm tối đa Mô tả
Chất lượng nội dung (70 điểm) Cấu phần & Cấu trúc 10
  • Có 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, và kết bài rõ ràng, mỗi phần đều đạt được hiệu quả mong đợi.
  • Bài Trình bày của HS thể hiện đủ 3 nội dung chính: Câu trả lời, Quá trình Truy vấn, và Suy ngẫm.
  • Các thông tin được sắp xếp liền mạch, dễ hiểu, có tính kết nối cao. HS có thể không cần phải bám sát kịch bản Bài Trình bày, miễn sao cấu trúc bài thuyết trình hợp lý và đầy đủ nội dung cần thiết.
Chất lượng Câu hỏi 10
  • Câu hỏi liên quan đến chủ đề trọng tâm.
  • Câu hỏi mở, có thể trả lời được, có phạm vi vừa đủ, không quá rộng hay quá hẹp.
  • Câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp thông tin và thể hiện được chính kiến/quan điểm của mình khi đưa ra câu trả lời, chứ không đơn thuần chỉ là liệt kê thông tin.
  • Câu trả lời của câu hỏi có thể giúp đỡ một nhóm người.
  • Câu hỏi thể hiện cái "riêng" của HS.
Tường thuật Quá trình Truy vấn 10
  • HS đưa ra được những lý do thuyết phục vì sao em chọn câu hỏi Truy vấn.
  • HS mô tả được những mốc/sự kiện chính trong quá trình Truy vấn của mình và rút ra được 1 số rút kinh nghiệm em có thể áp dụng sau này.
Chất lượng Câu trả lời 10
  • HS đưa ra được câu trả lời phù hợp, thích đáng cho Câu hỏi Truy vấn.
  • Câu trả lời được giải thích 1 cách chi tiết, dễ hiểu, bao gồm cả đủ các cấu phần Who (Ai), What (Điều gì/Cái gì), How (Như thế nào), và Why (Tại sao là câu trả lời này mà không phải là câu trả lời khác).
  • Thể hiện sự cân nhắc nhiều quan điểm/câu trả lời khác nhau và đối lập để đi đến câu trả lời cuối cùng.
  • Câu trả lời thể hiện sự phân tích, tổng hợp thông tin, kiến thức HS tìm được, từ đó HS có quan điểm rõ ràng riêng về vấn đề.
Suy ngẫm 10
  • HS có thể:

- So sánh được sự thay đổi trong suy nghĩ/nhận thức trước và sau khi thực hiện Truy vấn.

- Xác định và giải thích được mối liên hệ giữa các thông tin/kiến thức em tìm được qua quá trình Truy vấn với cuộc sống thường nhật/môn học khác/những gì đã học trước đây.

- Vận dụng những kiến thức từ quá trình Truy vấn để kiến tạo những ý tưởng mới/câu hỏi mở rộng.

  • Có các bằng chứng/ví dụ/thông tin cụ thể, chính xác để chứng minh/làm rõ các suy ngẫm.
  • Suy ngẫm mang tính đa chiều, thể hiện sự cân nhắc nhiều góc nhìn/quan điểm khác nhau.
  • HS giải thích được ý nghĩa của những suy ngẫm đó (với cuộc sống của em, sự phát triển cá nhân, việc học của em, hay với những vấn đề được học).
Lập luận 10
  • Các lập luận được nêu ra một cách rõ ràng, được chứng minh bằng những giải thích, lý lẽ thuyết phục.
  • Đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng cụ thể, chính xác, dựa trên các nguồn đáng tin cậy.
  • Có dẫn nguồn đầy đủ.
  • Có cân nhắc về những luận điểm khác nhau hoặc đối lập với luận điểm HS đưa ra.
Trả lời câu hỏi từ khán giả 10
  • HS đưa ra được câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi của khán giả.
  • HS giải thích rõ ràng và chi tiết về câu trả lời của mình, nêu ra được thông tin, số liệu cụ thể (nếu có) để chứng minh câu trả lời của mình là thích đáng.
Khả năng Trình bày

(20 điểm)

Ngôn ngữ Lời nói & Ngôn ngữ Hình thể 10
  • Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, cho thấy được sự kết nối giữa các nội dung.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và ngữ cảnh, thể hiện sự cân nhắc về đối tượng khán giả.
  • Ngôn ngữ lời nói và hình thể giúp thu hút được sự chú ý của khán giả trong suốt thời gian thuyết trình.
Phong thái & Thái độ 10
  • Học sinh thể hiện phong thái tự tin khi trình bày.
  • HS cho thấy rằng con thực sự yêu thích/quan tâm đến vấn đề mà con tìm hiểu.
  • Thể hiện thái độ cầu thị khi nhận được câu hỏi từ khán giả.
Tính hiệu quả của phương tiện hỗ trợ (10 điểm)


10
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ bài Trình bày.
  • Các phương tiện giúp người nghe hiểu rõ hơn về những gì được trình bày.
  • Các phương tiện giúp nội dung trình bày sinh động hơn, thu hút sự chú ý của khán giả.
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn cá nhân: 100