Rubric Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân
Để đánh giá Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS, thầy cô có thể tham khảo rubric mẫu ở trang này. Rubric này bao gồm thang điểm cho mỗi năng lực kèm theo yêu cầu để đạt được từng mốc điểm. Nếu HS đã đạt được 1 mốc điểm nhất định (VD: 5 - 6), GV sẽ tự quyết định số điểm cuối cùng của HS (5 hoặc 6), dựa trên quan sát & nhận xét của GV trong Bài trình bày.
Thang điểm chung của các đầu điểm trong rubric sẽ như sau:
Thang điểm cho mỗi năng lực
(Lưu ý: chỉ cho điểm TRÒN) |
0 - 4 | HS không đạt hoặc đạt một phần rất nhỏ của mô tả các năng lực |
5 - 6 | HS đạt được một phần của mô tả các năng lực | |
7 - 9 | HS đạt được phần lớn hoặc toàn bộ mô tả các năng lực | |
10 | HS vượt quá mong đợi so với yêu cầu của khối lớp |
Điểm tối đa cho Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS là 100, và sẽ là tổng điểm của các năng lực được liệt kê ở dưới đây. Thầy cô có thể quy đổi về thang điểm 10 nếu cần.
Lưu ý:
- Vì Bài trình bày Truy vấn Cá nhân là mốc đánh giá của GCED, GV bắt buộc phải đánh giá HS thông qua việc HS đã trình bày được gì, trả lời được câu hỏi của khán giả ra sao, và đây sẽ là nguồn bằng chứng DUY NHẤT để đánh giá HS. Những gì HS đã viết ra được từ những Bài trước (chính là Truy vấn Cá nhân) sẽ KHÔNG được sử dụng như một phần bằng chứng để đánh giá HS.
- Có thể HS sẽ không thể hiện ra năng lực nào đó trong lúc trình bày (VD: HS có thể sẽ quên không nói mình đã tham khảo thông tin ở đâu - tương ứng với năng lực trong Chuẩn đầu ra Ab3). Trong trường hợp này, GV có thể hỏi HS trong phần Q&A
- GV không nên đưa trực tiếp rubric cho HS, vì như thế sẽ có rất nhiều nội dung mà HS không cần biết, và cũng khó mà hiểu được nếu không có đủ giải thích/ngữ cảnh. Rubric là công cụ dành cho GV, không phải cho HS. HS chỉ cần nắm được mình sẽ được đánh giá những năng lực gì.
Dưới đây là các năng lực sẽ được đánh giá trong rubric (kèm theo điểm tối đa & mô tả) cho mỗi nhóm tuổi
Một số lưu ý khi đánh giá Bài trình bày Truy vấn Cá nhân
Về việc đặt câu hỏi cho HS
Trước Bài trình bày, GV thường đã biết HS tìm hiểu về vấn đề gì, đã tìm được thông tin gì, và câu trả lời ra sao rồi. Những dữ liệu đó sẽ giúp thầy cô dự đoán được HS sẽ trinh bày gì, từ đó đặt câu hỏi cho HS nếu như thầy cô thấy những gì HS trình bày có gì đó lạ, hoặc khác so với những gì thầy cô đã biết
Trong bài trình bày là lúc mà thầy cô sẽ thu được nhiều dữ liệu nhất về năng lực của HS. Thầy cô sẽ để ý xem trình bày được gì, nói được gì, và trả lời câu hỏi của khán giá như thế nào. Nếu như còn gì đó nghi ngờ hoặc chưa rõ ràng, thầy cô nên đặt câu hỏi luôn cho HS. Hoặc đơn giản hơn, nếu thầy cô biết HS đã tìm hiểu về thông tin A rồi, tuy nhiên vì lý do gì đó mà chưa nhắc tới thông tin A, GV nên đặt câu hỏi cho HS.
Lấy ví dụ, một trong những tiêu chí chấm bài trình bày của HS là HS phải nói được mình đã tìm kiếm thông tin bằng cách nào, và giải thích vì sao cách đó lại phù hợp để trả lời câu hỏi của HS. Nếu như HS chỉ nói được mình đã tìm thông tin trên mạng, thầy cô phải hỏi lại HS vì sao các thông tin trên mạng lại giúp HS trả lời được câu hỏi, hay vì sao HS không đi phỏng vấn, hay trực tiếp quan sát vấn đề?
Hỏi như thế này không hẳn là để thách thức, hay đánh đố HS, mà chỉ đơn thuần là để HS thể hiện được minh chứng mà có lẽ HS quên chưa nói ra được. Việc đặt câu hỏi mang tính thử thách chỉ nên dành cho một số nhỏ HS trong lớp đã đạt được yêu cầu của các năng lực, và thầy cô đang phân vân xem HS sẽ được 9, hay 10 điểm cho năng lực đó.
Về việc chấm điểm cho HS
Trong bài trình bày, thầy cô không thể, và cũng không nên chấm điểm ngay cho mọi năng lực trong lúc HS đang trình bày, vì chắc chắn là sẽ có nhiều điều thầy cô chỉ có thể "vỡ" ra sau khi đã nghe tất cả HS trình bày. Tuy nhiên, cũng không nên "để dành" toàn bộ việc chấm điểm sau khi bài thuyết trình đã diễn ra, vì chắc chắn sẽ có rất nhiều biểu hiện của HS mà thầy cô không còn nhớ nữa. Do đó, không nên chấm điểm, và công bố điểm này cho HS ngay trong lớp. Thầy cô chỉ nên tập trung vào việc nhận xét những điểm làm tốt & những điểm cần cải thiện của HS.
Lý tưởng nhất thì thầy cô nên nên ghi chép vắn tất lại những gì HS đã nói được, và liệt kê một số nghi vấn/câu hỏi mà thầy cô muôn hỏi HS ngay trên lớp. Sau khi hỏi những câu hỏi này rồi, và đã có được câu trả lời từ HS, thầy cô mới nên chấm điểm cho HS vào các cột năng lực tương ứng. Với những năng lực khác mà thây cô biết rằng mình có thể nhìn lại sản phẩm của HS là đánh giá được (thường là slides), thầy cô có thể về đánh giá ở nhà/sau giờ học.
Ngoài ra, thầy cô cũng không nên yêu cầu những HS khác trong lớp chấm điểm cho người đang trình bày. Lý do là vì
- số điểm những HS khác chấm chưa chắc phản ánh được năng lực thực tế của người đang trình bày. Chưa kể, HS thường chỉ chấm ra một số điểm chung chung cho toàn bộ Bài trình bày, không phải chấm điểm cho từng năng lực một
- số điểm mà những HS khác chấm có thể sẽ không phải số điểm cuối cùng mà người đang trình bày nhận được (mà sẽ là GV chấm). Nếu như người trình bày được GV chấm điểm khác so với con số nghe được trên lớp (từ những HS khác), chắc chắn HS đó sẽ thắc mắc, và thầy cô sẽ mất thời gian giải thích lại cho HS
Nói tóm lại, không nên yêu cầu HS chấm điểm, và công bố số điểm của người đang trình bày. Thầy cô chỉ nên yêu cầu HS đánh giá/nhận xét bằng lời (thay vì bằng số điểm) Bài trình bày của những bạn khác.
Các vấn đề thường gặp & lưu ý
Dưới đây là một số lỗi mà HS hay mắc phải khi thực hiện Bài trình bày Truy vấn Cá nhân, và lưu ý từ PCT
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Các vấn đề thường gặp & lưu ý |
---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | Một trong những lỗi mà HS thường gặp nhất chính là không xác định được vấn đề rõ ràng, từ đó dẫn tới việc câu trả lời không liên quan tới câu hỏi, không giúp trả lời được câu hỏi mà chính HS đặt ra. Do đó, khi HS trình bày câu hỏi Truy vấn Cá nhân, GV nên hỏi lại xem vấn đề mà HS quan tâm ở đây là gì.
VD:Với những trường hợp mà GV nhận thấy HS không xác định được vấn đề rõ ràng, hoặc không nói được vấn đề mình quan tâm là gì, GV nên đặt câu hỏi lại cho HS. Nếu HS không giải thích được, GV có thể cân nhắc trừ điểm năng lực này. |
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | Việc không xác định được đối tượng/cộng đồng rõ ràng cũng là một vấn đề mà HS thường gặp. Không phải cứ đối tượng/cộng đồng cụ thể (VD: người dân ở tổ dân phố 5A ở phường Vĩnh Tuy, quận HBT) thì sẽ tốt hơn một đối tượng/cộng đồng rộng (VD: người dân HN). Tuy nhiên, HS cần xác định rõ ràng mình đang tìm hiểu về ai, từ đó mới khu trú được chính xác phạm vi tìm kiếm thông tin, và câu trả lời của mình.
VD:Với những trường hợp này, mặc dù đối tượng/cộng đồng mà HS chọn vẫn hợp lý, tuy nhiên HS không có khả năng đưa ra câu trả lời áp dụng được cho đối tượng/cộng đồng này, GV có 2 lựa chọn sau:
|
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | (Chỉ áp dụng cho K4, và các khối lớp cao hơn) HS thường sẽ không nói được mình chọn cách tìm kiếm thông tin nào, và vì sao lại phù hợp. Kể cả nếu như HS chỉ có duy nhất 1 cách để tìm kiếm (VD: nếu HS tìm hiểu về loài cá mập châu Phi, HS chắc chắn không thể đi quan sát trực tiếp cá mập, và cũng không biết ai có đủ hiểu biết về loài cá mập châu Phi), HS vẫn phải giải thích được rằng "con tìm kiếm thông tin trên mạng về cá mập châu Phi vì đây là nơi duy nhất con lấy được thông tin" |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab4 | HS thường không nói rõ mình đã tìm thông tin ở nguồn nào (hỏi ý kiến ai, từ trang web nào, hoặc quan sát ai, v.v.), và do đó GV cũng khó mà nói được những nguồn thông tin này có đủ tin cậy, khách quan hay không. Nên hỏi rõ lại HS. |
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab6 | Sẽ có một số trường hợp mà câu trả lời của HS vô cùng đơn giản, lý do là vì câu trả lời của HS cũng đơn giản như vậyĐáng lẽ, ngay từ đầu GV nên can thiệp khi HS đặt những câu hỏi như vậy, vì GCED không muốn HS đưa ra câu trả lời chỉ có 1 đáp án duy nhất, dù là ở khối lớp nào đi nữa. Thậm chí, GV có thể trả lời những câu hỏi đơn giản này cho HS luôn, để HS có thể đi trả lời câu hỏi khác mang tính thử thách hơn
|
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab8 | Một số lỗi thường gặp của HS là:
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb4 | HS thường không suy ngẫm tốt, và thường không nối được quá nhiều nội dung suy ngẫm trong lớp. Những nội dung suy ngẫm này GV có thể hỏi lại HS sau buổi trình bày, tuy nhiên nên đặt deadline cụ thể, tránh kéo dài quá lâu |
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb5 | |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb6 | |
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | Nếu HS chỉ đọc slides hoàn toàn, không trừ điểm trình bày của HS. Quan trọng là HS trình bày tự tin, rõ ràng, dễ hiểu, và có sử dụng dẫn chứng/ví dụ khi được đặt câu hỏi. |
Lưu ý: Nếu HS chưa nói ra được hết thông tin khi trình bày, và khi đặt câu hỏi HS cũng không trả lời được, thầy cô có thể cân nhắc hỏi lại HS sau giờ học (tức, sau bài thuyết trình), nếu như cảm thấy muốn tạo cơ hội cho HS vì một số lý do nhất định. (vì hôm đó HS ốm, mệt, hoặc sơ suất nên quên, v.v.). Tuy nhiên, cần lưu ý một số việc như sau:
- Nếu định hỏi lại HS để làm rõ thêm về những nội dung chính của Truy vấn Cá nhân (câu hỏi, vấn đề, đối tượng/cộng đồng, thông tin đã tìm hiểu, câu trả lời), cần hỏi HS ngay trong ngày. Không để sang ngày hôm sau để hỏi, vì như vậy là cho phép HS tìm hiểu thông tin từ đầu (nếu trước đó HS chưa tìm hiểu thông tin), và như vậy là không công bằng với những HS khác trong lớp.
- Nếu định hỏi lại HS để làm rõ thêm về suy ngẫm của HS, có thể đặt câu hỏi cho HS để HS trả lời cho GV ở những buổi khác. Tuy nhiên, GV nên đưa ra deadline rõ ràng cho HS, tránh kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc nhập điểm của GV.
Việc hỏi HS sau giờ là lựa chọn của GV, và thầy cô có thể quyết định không tạo thêm cơ hội cho HS nếu như không có thời gian.
Ví dụ tham khảo cho việc chấm Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS
Dưới đây là slides của một số Bài trình bày Truy vấn Cá nhân thực tế của HS, và bình luận của PCT về việc nên chấm những Bài trình bày này như thế nào.
Lưu ý:
- Những gì được chấm ở đây chỉ mang tính tham khảo, không bắt buộc mọi GV đều phải chấm như vậy
- Giả định ở đây là HS sẽ đọc toàn bộ slides, do đó những thông tin mà HS trình bày sẽ nằm hoàn toàn trong slides. Do đó, có thể chấm được những nội dung này mà không cần nghe HS trình bày
- Việc chấm slides tất nhiên sẽ không bao gồm việc chấm câu trả lời của HS khi được GV/HS khác hỏi. Thay vào đó, sẽ có một số lưu ý cho việc GV có thể đặt câu hỏi như thế nào cho HS
Rubric K1
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Điểm tối đa | Mô tả về yêu cầu cần đạt |
---|---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | 10 |
|
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | 10 | HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu |
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | 10 | HS nhắc lại nguồn thông tin mà bản thân đã tham khảo để trả lời câu hỏi
Lưu ý: Nguồn thông tin mà HS nêu được có thể là ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v. |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab4 | 10 | Về số lượng nguồn thông tin:
Về chất lượng nguồn thông tin:
|
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab6 | 10 | HS lặp lại một số thông tin mà bản thân tìm kiếm được |
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab8 | 10 |
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb4 | 10 | HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu |
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb5 | 10 | HS dự đoán ít nhất một điều bản thân có thể làm trong cuộc sống hàng ngày sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb6 | 10 |
|
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | 10 | HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu |
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100
|
Rubric K2-3
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Điểm tối đa | Mô tả về yêu cầu cần đạt |
---|---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | 10 |
|
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | 10 | HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu |
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | 10 | HS nêu cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi
Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.) |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab4 | 10 | Về số lượng nguồn thông tin:
Về chất lượng nguồn thông tin:
|
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab6 | 10 | HS lặp lại hoàn toàn những thông tin mà bản thân tìm kiếm được |
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab8 | 10 |
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb4 | 10 |
|
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb5 | 10 | HS dự đoán ít nhất một điều bản thân có thể làm trong cuộc sống hàng ngày sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb6 | 10 |
|
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | 10 | HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu |
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100
|
Rubric K4-5-6
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Điểm tối đa | Mô tả về yêu cầu cần đạt |
---|---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | 10 |
|
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | 10 |
|
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab2 | 10 | HS nêu cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp
Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.) |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | 10 | Về số lượng nguồn thông tin:
Về chất lượng nguồn thông tin:
|
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab4 | 10 | HS lặp lại hoàn toàn, hoặc nêu được ý chính của những thông tin mà bản thân tìm kiếm được |
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab5 | 10 |
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb3 | 10 |
|
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb4 | 10 | HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong 1 bối cảnh cụ thể khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb5 | 10 |
|
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | 10 |
|
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100
|
Rubric K7-8-9
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Điểm tối đa | Mô tả về yêu cầu cần đạt |
---|---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | 10 |
|
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | 10 |
|
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab2 | 10 | HS nêu những cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao những cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp
Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.) |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | 10 | Về số lượng nguồn thông tin:
Về chất lượng nguồn thông tin:
|
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab4 | 10 |
|
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab5 | 10 |
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb3 | 10 |
|
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb4 | 10 | HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong một số bối cảnh khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb5 | 10 |
|
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | 10 |
|
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100
|
Rubric K10-11-12
Năng lực cần đánh giá | Chuẩn đầu ra tương ứng | Điểm tối đa | Mô tả về yêu cầu cần đạt |
---|---|---|---|
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) | Ab1 | 10 |
|
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) | Ba1 | 10 |
|
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab2 | 10 | HS nêu những cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao những cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp
Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.) |
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) | Ab3 | 10 | Về số lượng nguồn thông tin:
Về chất lượng nguồn thông tin:
|
Phân tích thông tin (10 điểm) | Ab4 | 10 |
|
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) | Ab5 | 10 |
|
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) | Cb3 | 10 |
|
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) | Cb4 | 10 | HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong một số bối cảnh khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào |
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) | Cb5 | 10 |
|
Trình bày (10 điểm) | Ca1 | 10 |
|
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100
|