Rubric Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân

Từ GCED

Để đánh giá Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS, thầy cô có thể tham khảo rubric mẫu ở trang này. Rubric này bao gồm thang điểm cho mỗi năng lực kèm theo yêu cầu để đạt được từng mốc điểm. Nếu HS đã đạt được 1 mốc điểm nhất định (VD: 5 - 6), GV sẽ tự quyết định số điểm cuối cùng của HS (5 hoặc 6), dựa trên quan sát & nhận xét của GV trong Bài trình bày.

Thang điểm chung của các đầu điểm trong rubric sẽ như sau:

Thang điểm cho mỗi năng lực

(Lưu ý: chỉ cho điểm TRÒN)

0 - 4 HS không đạt hoặc đạt một phần rất nhỏ của mô tả các năng lực
5 - 6 HS đạt được một phần của mô tả các năng lực
7 - 9 HS đạt được phần lớn hoặc toàn bộ mô tả các năng lực
10 HS vượt quá mong đợi so với yêu cầu của khối lớp

Điểm tối đa cho Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS là 100, và sẽ là tổng điểm của các năng lực được liệt kê ở dưới đây. Thầy cô có thể quy đổi về thang điểm 10 nếu cần.


Lưu ý:

  • Vì Bài trình bày Truy vấn Cá nhân là mốc đánh giá của GCED, GV bắt buộc phải đánh giá HS thông qua việc HS đã trình bày được gì, trả lời được câu hỏi của khán giả ra sao, và đây sẽ là nguồn bằng chứng DUY NHẤT để đánh giá HS. Những gì HS đã viết ra được từ những Bài trước (chính là Truy vấn Cá nhân) sẽ KHÔNG được sử dụng như một phần bằng chứng để đánh giá HS.
  • Có thể HS sẽ không thể hiện ra năng lực nào đó trong lúc trình bày (VD: HS có thể sẽ quên không nói mình đã tham khảo thông tin ở đâu - tương ứng với năng lực trong Chuẩn đầu ra Ab3). Trong trường hợp này, GV có thể hỏi HS trong phần Q&A
  • GV không nên đưa trực tiếp rubric cho HS, vì như thế sẽ có rất nhiều nội dung mà HS không cần biết, và cũng khó mà hiểu được nếu không có đủ giải thích/ngữ cảnh. Rubric là công cụ dành cho GV, không phải cho HS. HS chỉ cần nắm được mình sẽ được đánh giá những năng lực gì.


Dưới đây là các năng lực sẽ được đánh giá trong rubric (kèm theo điểm tối đa & mô tả) cho mỗi nhóm tuổi

Một số lưu ý khi đánh giá Bài trình bày Truy vấn Cá nhân

Về việc đặt câu hỏi cho HS

Trước Bài trình bày, GV thường đã biết HS tìm hiểu về vấn đề gì, đã tìm được thông tin gì, và câu trả lời ra sao rồi. Những dữ liệu đó sẽ giúp thầy cô dự đoán được HS sẽ trinh bày gì, từ đó đặt câu hỏi cho HS nếu như thầy cô thấy những gì HS trình bày có gì đó lạ, hoặc khác so với những gì thầy cô đã biết


Trong bài trình bày là lúc mà thầy cô sẽ thu được nhiều dữ liệu nhất về năng lực của HS. Thầy cô sẽ để ý xem trình bày được gì, nói được gì, và trả lời câu hỏi của khán giá như thế nào. Nếu như còn gì đó nghi ngờ hoặc chưa rõ ràng, thầy cô nên đặt câu hỏi luôn cho HS. Hoặc đơn giản hơn, nếu thầy cô biết HS đã tìm hiểu về thông tin A rồi, tuy nhiên vì lý do gì đó mà chưa nhắc tới thông tin A, GV nên đặt câu hỏi cho HS.

Lấy ví dụ, một trong những tiêu chí chấm bài trình bày của HS là HS phải nói được mình đã tìm kiếm thông tin bằng cách nào, và giải thích vì sao cách đó lại phù hợp để trả lời câu hỏi của HS. Nếu như HS chỉ nói được mình đã tìm thông tin trên mạng, thầy cô phải hỏi lại HS vì sao các thông tin trên mạng lại giúp HS trả lời được câu hỏi, hay vì sao HS không đi phỏng vấn, hay trực tiếp quan sát vấn đề?

Hỏi như thế này không hẳn là để thách thức, hay đánh đố HS, mà chỉ đơn thuần là để HS thể hiện được minh chứng mà có lẽ HS quên chưa nói ra được. Việc đặt câu hỏi mang tính thử thách chỉ nên dành cho một số nhỏ HS trong lớp đã đạt được yêu cầu của các năng lực, và thầy cô đang phân vân xem HS sẽ được 9, hay 10 điểm cho năng lực đó.


Về việc chấm điểm cho HS

Trong bài trình bày, thầy cô không thể, và cũng không nên chấm điểm ngay cho mọi năng lực trong lúc HS đang trình bày, vì chắc chắn là sẽ có nhiều điều thầy cô chỉ có thể "vỡ" ra sau khi đã nghe tất cả HS trình bày. Tuy nhiên, cũng không nên "để dành" toàn bộ việc chấm điểm sau khi bài thuyết trình đã diễn ra, vì chắc chắn sẽ có rất nhiều biểu hiện của HS mà thầy cô không còn nhớ nữa. Do đó, không nên chấm điểm, và công bố điểm này cho HS ngay trong lớp. Thầy cô chỉ nên tập trung vào việc nhận xét những điểm làm tốt & những điểm cần cải thiện của HS.


Lý tưởng nhất thì thầy cô nên nên ghi chép vắn tất lại những gì HS đã nói được, và liệt kê một số nghi vấn/câu hỏi mà thầy cô muôn hỏi HS ngay trên lớp. Sau khi hỏi những câu hỏi này rồi, và đã có được câu trả lời từ HS, thầy cô mới nên chấm điểm cho HS vào các cột năng lực tương ứng. Với những năng lực khác mà thây cô biết rằng mình có thể nhìn lại sản phẩm của HS là đánh giá được (thường là slides), thầy cô có thể về đánh giá ở nhà/sau giờ học.


Ngoài ra, thầy cô cũng không nên yêu cầu những HS khác trong lớp chấm điểm cho người đang trình bày. Lý do là vì

  • số điểm những HS khác chấm chưa chắc phản ánh được năng lực thực tế của người đang trình bày. Chưa kể, HS thường chỉ chấm ra một số điểm chung chung cho toàn bộ Bài trình bày, không phải chấm điểm cho từng năng lực một
  • số điểm mà những HS khác chấm có thể sẽ không phải số điểm cuối cùng mà người đang trình bày nhận được (mà sẽ là GV chấm). Nếu như người trình bày được GV chấm điểm khác so với con số nghe được trên lớp (từ những HS khác), chắc chắn HS đó sẽ thắc mắc, và thầy cô sẽ mất thời gian giải thích lại cho HS


Nói tóm lại, không nên yêu cầu HS chấm điểm, và công bố số điểm của người đang trình bày. Thầy cô chỉ nên yêu cầu HS đánh giá/nhận xét bằng lời (thay vì bằng số điểm) Bài trình bày của những bạn khác.


Các vấn đề thường gặp & lưu ý

Dưới đây là một số lỗi mà HS hay mắc phải khi thực hiện Bài trình bày Truy vấn Cá nhân, và lưu ý từ PCT

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Các vấn đề thường gặp & lưu ý
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 Một trong những lỗi mà HS thường gặp nhất chính là không xác định được vấn đề rõ ràng, từ đó dẫn tới việc câu trả lời không liên quan tới câu hỏi, không giúp trả lời được câu hỏi mà chính HS đặt ra. Do đó, khi HS trình bày câu hỏi Truy vấn Cá nhân, GV nên hỏi lại xem vấn đề mà HS quan tâm ở đây là gì. VD1:

HS đặt câu hỏi là "Việc giảng dạy Lịch sử cho HS ở Việt Nam có đúng tinh thần và định hướng của môn học không?" Vấn đề mà HS quan tâm ở đây có vẻ rõ ràng, và nó là "việc giảng dạy Lịch sử ở VN chưa hiệu quả, chưa đúng tinh thần". Nhưng khi nghe HS trình bày về nguyên nhân gây ra vấn đề, GV nhận thấy rằng HS đã đề cập tới:

  • Nguyên nhân từ phía Chương trình: nặng nề, thiên về ghi nhớ nội dung kiến thức
  • Nguyên nhân từ phía GV: chưa tạo được động lực, hứng thú cho HS
  • Nguyên nhân từ phía HS & PHHS: chưa thật sự coi trọng môn học
  • Nguyên nhân từ phía xã hội: không đề cao những công việc cần kiến thức Lịch sử


Tới đây, GV cần đặt câu hỏi rằng, khi HS đang quan tâm tới "việc giảng dạy Lịch sử", có phải HS chỉ đang quan tâm về việc GV đang giảng dạy như thế nào, và Chương trình Lịch sử đang bao gồm những nội dung gì không? Liệu "quan điểm của HS và PHHS", hay "nhu cầu xã hội" có liên quan tới "việc giảng dạy" không? Nếu không, có vẻ như HS đang tìm thừa thông tin, và câu trả lời của HS đã phần nào đó lạc đề. Và một khi lạc đề, câu trả lời của HS sẽ không được đánh giá cao (vì đáng lẽ HS có thể dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về khía cạnh GV, và khía cạnh Chương trình).


Nếu như HS muốn tìm hiểu về tất cả những ý trên, thì có vẻ câu hỏi của HS chưa đủ rõ ràng. Mặc dù những thông tin HS tìm được (và câu trả lời của HS) có vẻ đúng, GV vẫn nên trừ điểm năng lực đặt câu hỏi của HS


VD2:

HS đặt câu hỏi là "Làm thế nào để bảo vệ loài chim cánh cụt ở Nam cực?", nhưng lại không nêu rõ vấn đề HS quan tâm là "chim cánh cụt bị con người đe dọa, săn bắn", hay là "chim cánh cụt chết dần đi do môi trường sống bị ô nhiễm". Từ những thông tin HS trình bày, GV cũng không đoán được ý của HS là gì, và đo đó cần hỏi rõ lại HS. Nếu HS chỉ nói được rằng "chim cánh cụt bị đe dọa", GV có thể sẽ không đánh giá cao khả năng xác định vấn đề của HS (vấn đề như thế này quá chung chung, không rõ ràng)

Nói chung, với những trường hợp mà GV nhận thấy HS không xác định được vấn đề rõ ràng, hoặc không nói được vấn đề mình quan tâm là gì, GV nên đặt câu hỏi lại cho HS. Nếu HS không giải thích được, GV có thể cân nhắc trừ điểm năng lực này.

Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 Việc không xác định được đối tượng/cộng đồng rõ ràng cũng là một vấn đề mà HS thường gặp. Không phải cứ đối tượng/cộng đồng cụ thể (VD: người dân ở tổ dân phố 5A ở phường Vĩnh Tuy, quận HBT) thì sẽ tốt hơn một đối tượng/cộng đồng rộng (VD: người dân HN). Tuy nhiên, HS cần xác định rõ ràng mình đang tìm hiểu về ai, từ đó mới khu trú được chính xác phạm vi tìm kiếm thông tin, và câu trả lời của mình. VD:

HS đặt ra câu hỏi là "Làm thế nào để giảm chất thải nhựa ở các nhà hàng tại Hà Nội?". Vấn đề mà HS quan tâm rõ ràng là "sử dụng chất thải nhựa quá nhiều", và đối tượng/cộng đồng cụ thể mà HS quan tâm là "các nhà hàng tại Hà Nội". Đối tượng/cộng đồng như thế này hoàn toàn chấp nhận được, không cần thiết phải cụ thể hơn. Và, câu trả lời được kỳ vọng ở đây sẽ là một số giải pháp để giảm chất thải nhựa mà phù hợp với các nhà hàng tại Hà Nội. Tuy nhiên, khi HS liệt kê những thông tin mình tìm kiếm được, GV không hề thấy HS đề cập gì tới đối tượng/cộng đồng này, mà chỉ nói chung chung về việc "giảm chất thải nhựa của mọi người nói chung". Tới đây, GV nhận thấy rằng mặc dù có một số giải pháp có thể áp dụng được ở các nhà hàng ở HN, không phải giải pháp nào cũng đúng. VD: Giải pháp "tái sử dụng đồ nhựa" có thể được áp dụng ở nhà, nhưng chắc chắn không thể áp dụng được ở nhà hàng, vì nhà hàng sẽ không thể thu hồi hộp nhựa khi đã giao đồ cho khách được. Ít nhất, phần lớn nhà hàng ở Hà Nội sẽ không làm được như vậy.

Với những trường hợp này, mặc dù đối tượng/cộng đồng mà HS chọn vẫn hợp lý, tuy nhiên HS không có khả năng đưa ra câu trả lời áp dụng được cho đối tượng/cộng đồng này, GV có 2 lựa chọn sau:
  • trừ điểm năng lực "Xác định đối tượng/cộng đồng" vì toàn bộ những gì HS tìm kiếm được đều không gắn vào 1 đối tượng/cộng đồng cụ thể nào, và đối tượng/cộng đồng mà HS xác định đã sai từ đầu
  • trừ điểm ở phần năng lực "Đưa ra kết luận/câu trả lời", vì GV cho rằng đối tượng/cộng đồng này đúng, HS chẳng qua chỉ chưa có khả năng đưa ra kết luận hợp lý


Ngoài ra, sẽ có trường hợp mà đối tượng/cộng đồng HS chọn không gặp vấn đề mà HS quan tâm. Trong trrường hợp này, GV nên hỏi lại HS để xác nhận

VD:

HS đặt câu hỏi là "Làm thế nào để mọi người trong nhà con dùng nước tiết kiếm hơn?". Câu hỏi này có vẻ như đang đề cập tới vấn đề là "các thành viên trong gia đình HS sử dụng nước thiếu ý thức, không tiết kiệm". Tuy nhiên, GV không chắc chắn rằng vấn đề này có thật sự xảy ra ở gia đình HS hay không, do đó GV nên hỏi lại HS như vậy. Nếu HS không trả lời được, hoặc trả lời rằng gia đình HS không gặp vấn đề này, GV có thể cân nhắc trừ điểm năng lực này

Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 (Chỉ áp dụng cho K4, và các khối lớp cao hơn) HS thường sẽ không nói được mình chọn cách tìm kiếm thông tin nào, và vì sao lại phù hợp. Kể cả nếu như HS chỉ có duy nhất 1 cách để tìm kiếm (VD: nếu HS tìm hiểu về loài cá mập châu Phi, HS chắc chắn không thể đi quan sát trực tiếp cá mập, và cũng không biết ai có đủ hiểu biết về loài cá mập châu Phi), HS vẫn phải giải thích được rằng "con tìm kiếm thông tin trên mạng về cá mập châu Phi vì đây là nơi duy nhất con lấy được thông tin"
Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab4 HS thường không nói rõ mình đã tìm thông tin ở nguồn nào (hỏi ý kiến ai, từ trang web nào, hoặc quan sát ai, v.v.), và do đó GV cũng khó mà nói được những nguồn thông tin này có đủ tin cậy, khách quan hay không. Nên hỏi rõ lại HS.
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab6 Sẽ có một số trường hợp mà câu trả lời của HS vô cùng đơn giản, lý do là vì câu trả lời của HS cũng đơn giản như vậy

VD:

  • HS đặt câu hỏi là "Vì sao nhiều trẻ em ở Hà Nội phải bỏ học để đi kiếm sống". Câu trả lời hiển nhiên là "vì những em này nghèo"
  • HS đặt câu hỏi là "Ở Hàn Quốc có lễ hội gì thú vị?", và chỉ liệt kể được 1 lễ hội duy nhât (Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon)
Đáng lẽ, ngay từ đầu GV nên can thiệp khi HS đặt những câu hỏi như vậy, vì GCED không muốn HS đưa ra câu trả lời chỉ có 1 đáp án duy nhất, dù là ở khối lớp nào đi nữa. Thậm chí, GV có thể trả lời những câu hỏi đơn giản này cho HS luôn, để HS có thể đi trả lời câu hỏi khác mang tính thử thách hơn


Tới Bài trình bày Truy vấn Cá nhân, GV không nên trừ điểm câu hỏi, và câu trả lời của HS (vì nó dù quá đơn giản, nhưng vẫn chính xác và đủ cụ thể). Thay vào đó, GV nên đặt câu hỏi về những thông tin HS đã tìm kiếm để xem HS có thật sự hiểu vấn đề không (VD: GV có thể đặt câu hỏi follow up là "Vậy em còn biết lễ hội nào khác ở Hàn Quốc không?". Nếu HS không trả lời được câu hỏi của GV, GV nên cân nhắc trừ điểm năng lực "phân tích thông tin", vì đơn giản là thông tin HS tìm được quá ít.

Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab8 Một số lỗi thường gặp của HS là:
  • câu trả lời không liên quan tới những thông tin đã tìm kiếm được
  • câu trả lời không thật sự trả lời được câu hỏi mà HS đặt ra
  • câu trả lời không hợp lý, chính xác


Với những trường hợp này, GV có thể cho HS cơ hội cuối cùng bằng cách hỏi lại, xác nhận lại ý của HS. Nếu HS vẫn trả lời sai, GV nên trừ điểm năng lực này.

Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb4 HS thường không suy ngẫm tốt, và thường không nối được quá nhiều nội dung suy ngẫm trong lớp. Những nội dung suy ngẫm này GV có thể hỏi lại HS sau buổi trình bày, tuy nhiên nên đặt deadline cụ thể, tránh kéo dài quá lâu
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb5
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb6
Trình bày (10 điểm) Ca1 Nếu HS chỉ đọc slides hoàn toàn, không trừ điểm trình bày của HS. Quan trọng là HS trình bày tự tin, rõ ràng, dễ hiểu, và có sử dụng dẫn chứng/ví dụ khi được đặt câu hỏi.


Lưu ý: Nếu HS chưa nói ra được hết thông tin khi trình bày, và khi đặt câu hỏi HS cũng không trả lời được, thầy cô có thể cân nhắc hỏi lại HS sau giờ học (tức, sau bài thuyết trình), nếu như cảm thấy muốn tạo cơ hội cho HS vì một số lý do nhất định. (vì hôm đó HS ốm, mệt, hoặc sơ suất nên quên, v.v.). Tuy nhiên, cần lưu ý một số việc như sau:

  • Nếu định hỏi lại HS để làm rõ thêm về những nội dung chính của Truy vấn Cá nhân (câu hỏi, vấn đề, đối tượng/cộng đồng, thông tin đã tìm hiểu, câu trả lời), cần hỏi HS ngay trong ngày. Không để sang ngày hôm sau để hỏi, vì như vậy là cho phép HS tìm hiểu thông tin từ đầu (nếu trước đó HS chưa tìm hiểu thông tin), và như vậy là không công bằng với những HS khác trong lớp.
  • Nếu định hỏi lại HS để làm rõ thêm về suy ngẫm của HS, có thể đặt câu hỏi cho HS để HS trả lời cho GV ở những buổi khác. Tuy nhiên, GV nên đưa ra deadline rõ ràng cho HS, tránh kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc nhập điểm của GV.

Việc hỏi HS sau giờ là lựa chọn của GV, và thầy cô có thể quyết định không tạo thêm cơ hội cho HS nếu như không có thời gian.

Ví dụ tham khảo cho việc chấm Bài trình bày Truy vấn Cá nhân của HS

Dưới đây là slides của một số Bài trình bày Truy vấn Cá nhân thực tế của HS, và bình luận của PCT về việc nên chấm những Bài trình bày này như thế nào.

Lưu ý:

  • Những gì được chấm ở đây chỉ mang tính tham khảo, không bắt buộc mọi GV đều phải chấm như vậy
  • Giả định ở đây là HS sẽ đọc toàn bộ slides, do đó những thông tin mà HS trình bày sẽ nằm hoàn toàn trong slides. Do đó, có thể chấm được những nội dung này mà không cần nghe HS trình bày
  • Việc chấm slides tất nhiên sẽ không bao gồm việc chấm câu trả lời của HS khi được GV/HS khác hỏi. Thay vào đó, sẽ có một số lưu ý cho việc GV có thể đặt câu hỏi như thế nào cho HS


The URL or file path Bài_trình_bày_Truy_vấn_Cá_nhân_-_K8.pdf does not exist.

Rubric K1

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10
  • HS xác định một khía cạnh/chủ đề để tìm hiểu
  • HS đặt 1 câu hỏi lớn về khía cạnh/chủ đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn. Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới khía cạnh/chủ đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10 HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 HS nhắc lại nguồn thông tin mà bản thân đã tham khảo để trả lời câu hỏi

Lưu ý: Nguồn thông tin mà HS nêu được có thể là ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.

Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab4 10 Về số lượng nguồn thông tin:
  • HS đã sử dụng ít nhất 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Về chất lượng nguồn thông tin:

  • Nguồn thông tin này là một cá nhân có hiểu biết về khía cạnh/chủ đề HS quan tâm
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab6 10 HS lặp lại một số thông tin mà bản thân tìm kiếm được
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab8 10
  • HS trả lời được câu hỏi Truy vấn Cá nhân, và câu trả lời thể hiện phần lớn những thông tin HS tìm kiếm được
  • HS trả lời được một số câu hỏi của khán giả
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb4 10 HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb5 10 HS dự đoán ít nhất một điều bản thân có thể làm trong cuộc sống hàng ngày sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb6 10
  • HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2
  • Ý tưởng này có thể rất đơn giản, và không nhất thiết phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS. Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp hiện tại
Trình bày (10 điểm) Ca1 10 HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100

Rubric K2-3

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10
  • HS xác định một vấn đề để tìm hiểu
  • Vấn đề HS chọn phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, và phải là vấn đề thật sự (không phải một hiện tượng nào đó)
  • HS đặt 1 câu hỏi lớn về vấn đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn. Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải liên quan tới vấn đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10 HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 HS nêu cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi

Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.)

Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab4 10 Về số lượng nguồn thông tin:
  • HS đã sử dụng ít nhất 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Về chất lượng nguồn thông tin:

  • Những nguồn thông tin này là những cá nhân/cộng đồng có hiểu biết về vấn đề mà HS quan tâm (hoặc, những cá nhân/cộng đồng đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề)
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab6 10 HS lặp lại hoàn toàn những thông tin mà bản thân tìm kiếm được
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab8 10
  • HS trả lời câu hỏi Truy vấn Cá nhân một cách chính xác, hợp lý
  • HS trả lời được một số câu hỏi của khán giả
  • Câu trả lời thể hiện đầy đủ những thông tin HS tìm kiếm được (tức có nghĩa HS đã tìm được thông tin gì, thì nên sử dụng được thông tin đó để trả lời)
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb4 10
  • HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu
  • Hầu hết suy ngẫm đã phản ánh chính xác về những gì HS làm tốt/chưa làm tốt
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb5 10 HS dự đoán ít nhất một điều bản thân có thể làm trong cuộc sống hàng ngày sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb6 10
  • HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2.
  • Ý tưởng này có thể rất đơn giản, và không nhất thiết phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS. Ý tưởng này vẫn phải hướng tới việc giải quyết 1 vấn đề cụ thể (phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp hiện tại), tuy nhiên chưa cần xác định đối tượng/cộng đồng cụ thể.
Trình bày (10 điểm) Ca1 10 HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100

Rubric K4-5-6

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10
  • HS xác định một vấn đề để tìm hiểu
  • Vấn đề mà HS chọn phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải là vấn đề thật sự (không phải một hiện tượng nào đó), và phải đủ cụ thể
  • HS đặt 1 câu hỏi lớn về vấn đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn. Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải liên quan tới vấn đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10
  • HS xác định 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu, và đối tượng/cộng đồng này thật sự đang gặp vấn đề mà HS đã nêu ra
  • HS giải thích lý do vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab2 10 HS nêu cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp

Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.)

Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 Về số lượng nguồn thông tin:
  • HS đã sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Về chất lượng nguồn thông tin:

  • Những nguồn thông tin này là những cá nhân/cộng đồng/tổ chức có nhiều trải nghiệm, hiểu biết về vấn đề mà HS quan tâm (hoặc những cá nhân/cộng đồng/tổ chức đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề)
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab4 10 HS lặp lại hoàn toàn, hoặc nêu được ý chính của những thông tin mà bản thân tìm kiếm được
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab5 10
  • HS trả lời câu hỏi Truy vấn Cá nhân một cách chính xác, hợp lý
  • HS trả lời được phần lớn câu hỏi của khán giả
  • Câu trả lời thể hiện đầy đủ những thông tin HS tìm kiếm được (tức có nghĩa HS đã tìm được thông tin gì, thì nên sử dụng được thông tin đó để trả lời)
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb3 10
  • HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu
  • HS xác định một số cách để cải thiện việc nghiên cứu của bản thân trong tương lai
  • Hầu hết suy ngẫm đã phản ánh chính xác về những gì HS làm tốt/chưa làm tốt
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb4 10 HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong 1 bối cảnh cụ thể khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb5 10
  • HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2
  • Ý tưởng này phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS (tức có nghĩa, phải liên quan tới vấn đề, và/hoặc đối tượng/cộng đồng mà HS đã tìm hiểu), và phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp hiện tại
Trình bày (10 điểm) Ca1 10
  • HS đôi lúc có sử dụng ví dụ/bằng chứng cụ thể để bảo vệ luận điểm/quan điểm của bản thân
  • HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, dễ hiểu
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100

Rubric K7-8-9

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10
  • HS giải thích vấn đề nào (trong số những vấn đề mà HS quan tâm) đủ quan trọng/cấp thiết, và có ý nghĩa với bản thân HS nhất để bắt đầu đi tìm hiểu
  • Vấn đề mà HS chọn phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải là vấn đề thật sự (không phải một hiện tượng nào đó), và phải đủ cụ thể
  • HS đặt ít nhất 1 câu hỏi lớn về vấn đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn, và giải thích vì sao câu hỏi này lại phù hợp, hoặc đáng để đi tìm câu trả lời
  • Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải liên quan tới vấn đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10
  • HS xác định ít nhất 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu, và đối tượng/cộng đồng này thật sự đang gặp vấn đề mà HS đã nêu ra
  • HS giải thích lý do vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab2 10 HS nêu những cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao những cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp

Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.)

Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 Về số lượng nguồn thông tin:
  • HS đã sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Về chất lượng nguồn thông tin:

  • Nếu HS thu thập thông tin trên mạng/sách/báo/tạp chí, hầu hết thông tin của HS phải tới từ những nguồn đáng tin cậy, uy tín
  • Nếu HS thu thập thông tin bằng cách tự thực hiện phỏng vấn/khảo sát, những người HS phỏng vấn/khảo sát phải có trải nghiệm, hiểu biết đủ nhiều về vấn đề HS tìm hiểu để cho HS câu trả lời chi tiết, cụ thể
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab4 10
  • HS đưa ra bình luận/nhận xét về những thông tin mà HS tìm kiếm được, không chỉ dừng lại ở việc lặp lại thông tin
  • Những bình luận/nhận xét của HS khá đơn giản, mang tính bề mặt, chưa đi sâu vào phân tích mức độ chính xác/hợp lý của thông tin
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab5 10
  • HS trả lời câu hỏi Truy vấn Cá nhân (và câu hỏi của khán giả) một cách chính xác, hợp lý
  • Câu trả lời thể hiện rằng HS đã tìm hiểu kỹ về vấn đề & đối tượng/cộng đồng
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb3 10
  • HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu, tốt/chưa tốt như thế nào
  • HS xác định một số cách để cải thiện việc nghiên cứu của bản thân trong tương lai
  • Những suy ngẫm này đã phản ánh chính xác về những gì HS làm tốt/chưa làm tốt
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb4 10 HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong một số bối cảnh khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb5 10
  • HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2
  • Ý tưởng này phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS (tức có nghĩa, phải liên quan tới vấn đề, và/hoặc đối tượng/cộng đồng mà HS đã tìm hiểu), và phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp hiện tại
  • HS giải thích ý tưởng này sẽ mang lại lợi ích cho bản thân HS và đối tượng/cộng đồng được giúp như thế nào
Trình bày (10 điểm) Ca1 10
  • HS trình bày các luận điểm có tính hợp lý (mặc dù có thể chưa liên kết chặt chẽ, mật thiết với nhau), và sử dụng ví dụ/bằng chứng cụ thể để bảo vệ các luận điểm này
  • HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, mạch lạc, thể hiện sự tự tin, và khả năng giao tiếp tốt
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100

Rubric K10-11-12

Năng lực cần đánh giá Chuẩn đầu ra tương ứng Điểm tối đa Mô tả về yêu cầu cần đạt
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Ab1 10
  • HS giải thích vấn đề nào (trong số những vấn đề mà HS quan tâm) đủ quan trọng/cấp thiết, và có ý nghĩa với bản thân HS nhất để bắt đầu đi tìm hiểu
  • Vấn đề mà HS chọn phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải là vấn đề thật sự (không phải một hiện tượng nào đó), và phải đủ cụ thể
  • HS đặt một số câu hỏi lớn về vấn đề và đối tượng/cộng đồng đã chọn, và giải thích câu hỏi nào phù hợp nhất, hoặc đáng để đi tìm câu trả lời nhất
  • Câu hỏi Truy vấn Cá nhân của HS phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm, phải liên quan tới vấn đề, và đối tượng/cộng đồng HS đã chọn
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Ba1 10
  • HS xác định ít nhất 1 đối tượng/cộng đồng muốn tìm hiểu, và đối tượng/cộng đồng này thật sự đang gặp vấn đề mà HS đã nêu ra
  • HS giải thích lý do vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này (thay vì những đối tượng/cộng đồng khác)
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab2 10 HS nêu những cách tìm kiếm thông tin mà bản thân đã sử dụng để trả lời câu hỏi, và giải thích vì sao những cách tìm kiếm thông tin này lại phù hợp

Lưu ý: Cách tìm kiếm thông tin bao gồm nguồn thông tin (ý kiến người thân, bạn bè, GV, chuyên gia, thông tin trên mạng, trong tạp chí/sách/báo, v.v.), và phương pháp thu thập thông tin (phỏng vấn, survey, đọc tài liệu về vấn đề, v.v.)

Tìm kiếm thông tin (10 điểm) Ab3 10 Về số lượng nguồn thông tin:
  • HS đã sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi

Về chất lượng nguồn thông tin:

  • Nếu HS thu thập thông tin trên mạng/sách/báo/tạp chí, tất cả thông tin của HS phải tới từ những nguồn đáng tin cậy, uy tín
  • Nếu HS thu thập thông tin bằng cách tự thực hiện phỏng vấn/khảo sát, những người HS phỏng vấn/khảo sát phải đủ đa dạng (về giới tính, lứa tuổi, điều kiện kinh tế, v.v.) để đại diện cho đối tượng/cộng đồng HS tìm hiểu, và có thể cho HS ý kiến mang tính chính xác, khách quan về vấn đề
Phân tích thông tin (10 điểm) Ab4 10
  • HS đưa ra bình luận/nhận xét về những thông tin mà HS tìm kiếm được, không chỉ dừng lại ở việc lặp lại thông tin
  • Những bình luận/nhận xét của HS có bao gồm phân tích về mức độ chính xác/hợp lý của thông tin
Đưa ra kết luận/câu trả lời (10 điểm) Ab5 10
  • HS trả lời câu hỏi Truy vấn Cá nhân (và câu hỏi của khán giả) một cách chính xác, hợp lý
  • Câu trả lời thể hiện rằng HS đã tìm hiểu kỹ về vấn đề & đối tượng/cộng đồng
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Cb3 10
  • HS xác định bản thân đã làm tốt & chưa tốt điều gì trong quá trình nghiên cứu, tốt/chưa tốt như thế nào, và vì sao.
  • HS xác định một số cách để cải thiện việc nghiên cứu của bản thân trong tương lai
  • Những suy ngẫm này đã phản ánh chính xác về những gì HS làm tốt/chưa làm tốt
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Cb4 10 HS dự đoán những gì mình đã tìm hiểu được trong Truy vấn Cá nhân có thể được áp dụng trong một số bối cảnh khác (môn học khác, tình huống khác trong cuộc sống, 1 bài nghiên cứu khác, v.v.) như thế nào
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Cb5 10
  • HS đề xuất ý tưởng hành động trong HK2
  • Ý tưởng này phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của HS (tức có nghĩa, phải liên quan tới vấn đề, và/hoặc đối tượng/cộng đồng mà HS đã tìm hiểu), và phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp hiện tại
  • HS giải thích ý tưởng này sẽ mang lại lợi ích cho bản thân HS và đối tượng/cộng đồng được giúp như thế nào
Trình bày (10 điểm) Ca1 10
  • HS trình bày các luận điểm có tính hợp lý, chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, và sử dụng ví dụ/bằng chứng cụ thể để bảo vệ các luận điểm này
  • HS sử dụng lời nói/câu từ rõ ràng, mạch lạc, thể hiện sự tự tin, và khả năng giao tiếp tốt
Điểm tối đa của Bài trình bày Truy vấn Cá nhân: 100