Chương 5: Suy ngẫm & Báo cáo

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:52, ngày 16 tháng 7 năm 2024 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “Ở '''Chương 5: Triển khai Dự án,''' các nhóm HS đã thực hiện Dự án Hành động để phục vụ cộng đồng mà mình chọn. Thông qua Dự án này, HS được kỳ vọng có thể mang lại những thay đổi, những giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng. Ngoài ra, HS cũng được thực hành những gì mình đã học, từ đó rút ra được những trải nghiệm, những bài học có ý ngh…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Chương 5: Triển khai Dự án, các nhóm HS đã thực hiện Dự án Hành động để phục vụ cộng đồng mà mình chọn. Thông qua Dự án này, HS được kỳ vọng có thể mang lại những thay đổi, những giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng. Ngoài ra, HS cũng được thực hành những gì mình đã học, từ đó rút ra được những trải nghiệm, những bài học có ý nghĩa cho bản thân.

Kết thúc Dự án cũng là lúc HS kết thúc giai đoạn "Làm", và chuyển qua giai đoạn "Học" thứ hai, giai đoạn cuối cùng, mang tính tổng kết của GCED. Chương 6: Suy ngẫm về Dự án sẽ cho các nhóm HS cơ hội đúc kết, nhìn lại quá trình hành động vừa rồi của mình. Đúng như tên gọi, Chương 6 sẽ chỉ tập trung vào khoảng thời gian HS làm việc nhóm với nhau để chuẩn bị cho Dự án (từ Chương 3 tới Chương 5). HS chưa cần suy ngẫm về quá trình học trong cả năm, vì đó sẽ là nhiệm vụ của các em trong Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm.

Trong Chương 6, HS sẽ tiến hành suy ngẫm về những gì mình đã học & làm, bắt đầu giai đoạn Học cuối cùng của GCED


Các nhiệm vụ chính mà HS cần thực hiện trong Chương 6 là:

  • Đánh giá Dự án Hành động
  • Suy ngẫm để rút ra bài học cho nhóm & cá nhân

Hướng dẫn đánh giá Dự án Hành động

Đầu tiên, HS sẽ đánh giá bản thân Dự án Hành động dựa trên 2 yếu tố sau (HS sẽ đánh giá sự đóng góp của mỗi thành viên sau đó):

  • Mức độ hiệu quả của việc triển khai Dự án
  • Tác động thực tế của Dự án tới đối tượng/cộng đồng (hoặc. lợi ích tới đối tượng/cộng đồng với HS K1-2-3)

Vì sao phải đánh giá 2 yếu tố này một cách tách biệt? Vì một Dự án được triển khai hiệu quả chưa chắc đã có nhiều tác động thực tế (và ngược lại).

  • Mức độ hiệu quả: Nói về việc triển khai giải pháp đạt mục tiêu đề ra như thế nào, và có diễn ra một cách suôn sẻ hay không.
  • Tác động thực tế: Là những gì mà đối tượng/cộng đồng thật sự nhận được từ giải pháp của HS. Một giải pháp có tác động thực tế có thể (phần nào đó) giải quyết được vấn đề của đối tượng/cộng đồng, giúp cuộc sống của đối tượng/cộng đồng đó tốt hơn.


Một giải pháp lý tưởng nên đạt được cả hai yếu tố này. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp mà giải pháp hiệu quả, nhưng không có nhiều tác động thực tế, và ngược lại.

VD:

  • Được triển khai một cách hiệu quả, nhưng không có nhiều tác động thực tế: HS thu thập được rất nhiều quần áo ấm, trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, đối tượng/cộng đồng nhận được quần áo này không thiếu đồ mặc, vì trước đó đã nhận được quyên góp thường xuyên từ các nhà hảo tâm rồi.
  • Có tác động thực tế, nhưng không được triển khai một cách hiệu quả: HS ủng hộ tiền, và đối tượng/cộng đồng có thể sử dụng được ngay để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, HS quyên góp được không nhiều tiền như mong muốn, tốn quá nhiều thời gian để quyên góp, và thậm chí còn phải xin bố mẹ khá nhiều.


Để đánh giá, HS sẽ cần sử dụng bằng chứng/dữ liệu mà nhóm đã thu thập trong suốt quá trình chuẩn bị, và triển khai Dự án của các nhóm HS (thường được ghi trong Hồ sơ Dự án của mỗi nhóm). Nếu GV là người lưu giữ lại những bằng chứng này (cho HS nhỏ), thầy cô nên sử dụng để đặt câu hỏi, và nhận xét cho các nhóm HS.

Lưu ý:
  • Đối với HS nhỏ (Tiểu học), không có khả năng tự đánh giá tác động của Dự án, thầy cô nên chủ động hướng dẫn để HS hỏi ý kiến của những người thân xung quanh (bố mẹ, hoặc chính thầy cô, v.v.). Và, có thể các em sẽ chưa đủ khả năng tự trả lời, hoặc viết lại câu trả lời của mình một cách rõ ràng. Do đó, thầy cô nên chủ động thu thập bằng chứng học tập của HS bằng cách hỏi trực tiếp các em, sau đó lưu trữ lại những câu trả lời này. Đây sẽ là cơ sở để HS thực hiện báo cáo & làm Bài suy ngẫm Cuối năm trong Chương 7.
  • Đối với những HS lớn hơn, thầy cô có thể để các em tự đánh giá tác động của Dự án (dưới sự trợ giúp của GV).

1. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc triển khai Dự án

Mức độ hiệu quả của việc triển khai giải pháp sẽ được đánh giá dựa trên:

  • Mức độ đạt các mục tiêu mà nhóm đã đề ra trong KHHĐ: HS sẽ rà soát những mục tiêu đã đặt ra, và xem xem các mục tiêu này đã đạt được ở mức độ nào/đạt được bao nhiêu.
  • Quá trình triển khai Dự án (từ K4 trở lên): HS cần đánh giá việc triển khai có diễn suôn sẻ không, có gặp nhiều tình huống bất ngờ/khó khăn không, có thay đổi nhiều so với kế hoạch không, v.v.


Với K1-6: Nếu tất cả (hoặc phần lớn) mục tiêu đề ra đã đạt được, và việc triển khai giải pháp tương đối suôn sẻ, không thay đổi nhiều so với kế hoạch, thì có thể coi như giải pháp của HS đã được triển khai hiệu quả. Nếu không, có nghĩa là giải pháp chưa được triển khai hiệu quả (chỉ có 2 đáp án này). Có nghĩa là, câu trả lời của HS chỉ cần dừng lại ở việc đưa ra kết luận "Có hiệu quả" hoặc "Không hiệu quả"


Với K-12: HS sẽ đưa ra lời giải thích về việc giải pháp đã được triển khai hiệu quả tới mức nào (tốt, khá, trung bình, yếu, v.v.), và lý do vì sao. Và, nếu như Dự án chưa được triển khai một cách hiệu quả (hoặc, chưa hiệu quả được như HS mong muốn), HS sẽ giải thích ảnh hưởng của việc triển khai thiếu hiệu quả tới kết quả của Dự án.

VD:

  • Vì mục tiêu A chưa đạt được 100%, HS chỉ có thể mua được X trang thiết bị (thay vì Y), do đó dẫn tới việc...
  • Vì kế hoạch của nhóm phải thay đổi nhiều lần, mặc dù vẫn đạt được mục tiêu A và B, nhóm đã phải dành ra rất nhiều thời gian bên ngoài lớp học để triển khai cho kịp tiến độ, dẫn tới việc...

2. Đánh giá lợi ích/tác động thực tế của Dự án tới đối tượng/cộng đồng

Với K1-2-3: HS chỉ cần quan tâm tới việc đối tượng/cộng đồng đã nhận được gì từ Dự án, và Dự án đã giúp cuộc sống của họ tốt hơn ra sao. HS chưa cần đề cập tới việc giải pháp đã giúp giải quyết vấn đề của đối tượng/cộng đồng như thế nào


VD: Nếu Dự án của HS xoay quanh việc "giới thiệu các món ăn độc đáo của Nhật Bản" cho các bạn khác trong lớp 1A1, lợi ích mà đối tượng/cộng đồng này có thể nhận được là:

  • HIểu biết về những món ăn này
  • Sự thích thú, tò mò với nền ẩm thực (hoặc nền văn hóa nói chung) của Nhật Bản
  • Nơi mua những món ăn này tại Việt Nam
  • v.v.

Đây sẽ là những thông tin mà HS cần hỏi trực tiếp (hoặc GV hỏi giúp) đối tượng/cộng đồng mình phục vụ (trong trường hợp này là các nhóm khác trong lớp 1A1) để biết Dự án của mình có mang lại lợi ích gì hay không.


Với K4 trở lên: HS sẽ đánh giá tác động thực tế của giải pháp dựa trên việc trả lời một số câu hỏi sau:

  • Giải pháp của HS có giải quyết được vấn đề của đối tượng/cộng đồng không? Nói cách khác, vấn đề của đối tượng/cộng đồng còn tồn tại không?
  • Giải pháp của HS đã giải quyết được vấn đề tới mức nào? Nói cách khác, vấn đề của đối tượng/cộng đồng đã bớt nghiêm trọng hơn chưa?
  • Giải pháp của HS đã, hoặc sẽ giúp cuộc sống của đối tượng/cộng đồng tốt hơn như thế nào? Nói cách khác, nếu vấn đề của đối tượng/cộng đồng không được giải quyết một cách triệt để, thì đối tượng/cộng đồng có bớt khổ hơn không?


Nếu câu trả lời cho cả 3 câu hỏi trên đều là "Không", hoặc "Không rõ", có nghĩa là giải pháp của HS chưa có tác động thực tế (hoặc, không thể đánh giá được) tới đối tượng/cộng đồng. HS có thể so sánh tình trạng trước & sau khi có giải pháp để giải thích được giải pháp của mình có tác động thực tế hay không, và tác động như thế nào.

Hướng dẫn suy ngẫm để rút ra bài học cho nhóm & cá nhân

1. Suy ngẫm nhóm

Trước tiên, HS sẽ cần suy ngẫm theo nhóm trước để trả lời câu hỏi "nhóm đã làm được gì, và làm như thế nào?". Một số bước mà các nhóm HS nên thực hiện như sau:

  • Xác định những điểm nhóm đã làm tốt và chưa tốt, từ đó xác định nên cải thiện những điểm gì: Việc suy ngẫm sẽ tập trung vào năng lực hành động/cộng tác của cả nhóm, hay những gì nhóm đã làm kể từ Chương 3 cho tới giờ. Không nhất thiết phải tập trung vào 1, 2 thành viên nào cả, mà nên nói về khả năng của tất cả thành viên nói chung.
  • Xác định một số phương án để cải thiện khả năng hành động/cộng tác của nhóm trong tương lai: Cả nhóm sẽ đề xuất một số phương án cải thiện, dựa trên (1) những điểm cần cải thiện (để khắc phục điểm yếu) và (2) những điểm mạnh (để tiếp tục phát huy) của nhóm. Có thể trong tương lai, nhóm hiện tại sẽ không còn làm việc với nhau nữa. Tuy nhiên, HS vẫn có thể rút kinh nghiệm để cộng tác, làm việc với những HS khác tốt hơn.
  • Đề xuất ý tưởng mới để mang lại tác động lớn hơn, có ý nghĩa hơn cho đối tượng/cộng đồng đã chọn (hoặc, những đối tượng/cộng đồng tương tự). Qua việc triển khai Dự án Hành động, HS đã hiểu là giải pháp của mình có tác động thực tế như thế nào tới đối tượng/cộng đồng đã chọn. Tới lúc này, HS sẽ liệt kê một số ý tưởng mới để có thể mang lại tác động lớn hơn, có ý nghĩa hơn nữa. Mục đích là để HS hiểu rằng việc hành động về các vấn đề toàn cầu (hoặc, vấn đề cụ thể mà HS quan tâm) không nhất thiết phải kết thúc ở đây, vẫn có nhiều thứ để làm. Dự án Hành động của HS nhiều khả năng không thể giải quyết triệt để vấn đề, và điều đó hoàn toàn bình thường (vì HS vẫn đang đi học). Quan trọng là HS nhận ra có rất nhiều cơ hội, rất nhiều thứ khác cần phải làm nếu thật sự nghiêm túc với việc giải quyết vấn đề. Kể cả khi nhóm HS không cùng làm việc với nhau trong tương lai, từng thành viên vẫn hiểu được cơ hội hành động tiếp theo sẽ là gì.

2. Suy ngẫm cá nhân

Sau khi đã suy ngẫm theo nhóm, mỗi HS cần tự suy ngẫm, đánh giá bản thân để trả lời câu hỏi "mình đã học được những gì sau khi làm?" Một số bước mà HS nên thực hiện như sau:


Bước 1: Rút kinh nghiệm về việc hành động cho bản thân

Tương tự như khi rút kinh nghiệm cho nhóm, HS sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình dựa vào 2 yếu tố sau:

  • Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của bản thân
  • Khả năng triển khai dự án cộng đồng của bản thân

Bước 2: Xác định những thông tin/kiến thức/bài học cụ thể mà bản thân đã học hỏi được cho Truy vấn Cá nhân

Trên lý thuyết, Dự án Hành động sẽ giúp HS thực hành những gì mình đã học, từ đó giúp mở rộng kiến thức của mỗi em. Do đó, từ trước khi Dự án diễn ra, HS đã xác định một số điểm em muốn học hỏi qua Dự án này rồi.

Ở bước này, HS sẽ cần xác định bản thân đã học hỏi được gì qua Dự án, và những kiến thức đó có giống như bản thân đã dự đoán không. Tham khảo VD ở bảng dưới:

Câu hỏi truy vấn Câu trả lời truy vấn Chủ đề Dự án Hành động Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án)
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?

Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì?

Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
  • Lý do A
  • Lý do B
  • Lý do C
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm)
  • Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì?
  • Nên nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình như thế nào?
  • Lý do A (dẫn tới sự bất bình đẳng) có còn tiếp diễn ở thời điểm hiện tại không? Nếu không, vì sao?

Ví dụ: Qua dự án "Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng", HS muốn trả lời câu hỏi "Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì". Có thể HS đã có một số dự đoán về nguyên nhân từ trước, do đó em muốn kiểm chứng lại những dự đoán này thông qua Dự án.

Tuy nhiên, khi triển khai Dự án, em mới phát hiện ra (hoặc được người khác cố vấn) là những dự đoán đó không đúng, mà nguyên nhân thật sự là một yếu tố hoàn toàn khác hẳn. Rõ ràng là việc "Học" của HS đã được bổ trợ thông qua việc "Làm", và phát hiện này nên được HS ghi lại để suy ngẫm, và chia sẻ cùng mọi người.


Cuối cùng, HS sẽ nêu một số vấn đề/khía cạnh mà bản thân có thể tìm hiểu thêm (hoặc muốn tìm hiểu thêm) trong tương lai. HS có thể xác định một (hoặc nhiều) vấn đề/khía cạnh của Truy vấn Cá nhân mình muốn mở rộng tìm hiểu thêm trong tương lai. Hoặc, đó có thể là một vấn đề/khía cạnh nào đó khác, miễn sao vẫn nằm trong phạm vi của Chủ đề trọng tâm của khối lớp.

Chuẩn bị cho Chương 7

Sau khi đã hoàn thành những nội dung trên, HS đã sẵn sàng để chuyển qua Chương 7, chương học cuối cùng của GCED. Chương 7 sẽ bao gồm 2 mốc đánh giá:

  • Bài báo cáo Dự án: các nhóm HS sẽ trình bày về Dự án Hành động của mình (dựa trên những gì nhóm đã suy ngẫm trong Chương 6)
  • Bài suy ngẫm Cuối năm: Mỗi HS sẽ viết về trải nghiệm học tập của mình trong suốt cả năm học

Vì phạm vi (scope) của Bài báo cáo & Bài suy ngẫm Cuối năm có nhiều điểm trùng nhau, thầy cô có thể tham khảo hình dưới đây để hình dung rõ hơn HS cần báo cáo về nội dung gì, và cần viết bài suy ngẫm cho nội dung gì:

Chương 6: Suy ngẫm về Dự án, HS đã hoàn thành việc triển khai Dự án Hành động, và đã cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện Dự án của nhóm mình. Cụ thể hơn, các nhóm đã thực hiện việc tự đánh giá & suy ngẫm như sau:

  • Suy ngẫm nhóm: Cả nhóm cùng nhau xác định mức độ hiệu quả của Dự án, cũng như những điểm mà nhóm đã làm tốt & cần cải thiện.
  • Suy ngẫm cá nhân: Từng thành viên trong nhóm xác định mình đã học hỏi được gì qua Dự án, cũng như những điểm mà bản thân đã làm tốt & cẩn cải thiện.

Những bài học mà HS đã suy ngẫm, đã rút ra được sẽ được sử dụng trong Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm. Đây là chặng đường cuối cùng trong năm học, kết thúc chu trình "Học - Làm - Học" của GCED. Trong chương này, HS sẽ thể hiện mình đã làm & học được gì thông qua việc thực hiện hai sản phẩm đầu ra mong đợi còn lại của chương trình: Bài Báo cáo Dự ánBài suy ngẫm Cuối năm.

  • Đối với Bài báo cáo Dự án, các nhóm sẽ tiến hành trình bày trước thầy cô, bạn bè, và các đối tác (nếu có) về quá trình và kết quả của Dự án. Thông qua Bài báo cáo, HS cũng sẽ kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác, hướng đến việc giải quyết vấn đề nhóm đã lựa chọn một cách triệt để hơn.
  • Sau khi hoàn thành Ngày Báo cáo, mỗi HS sẽ thực hiện Bài suy ngẫm Cuối năm để tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập trong năm học, bao gồm cả những điều em thu được từ trải nghiệm thực hiện Bài báo cáo. Đây là một mốc đánh giá tính điểm, và sẽ được tính vào điểm tổng kết cuối năm học của HS.

Vì phạm vi (scope) của Bài báo cáo Dự án & Bài suy ngẫm Cuối năm có nhiều điểm trùng nhau, thầy cô có thể tham khảo hình vẽ dưới đây để biết HS cần báo cáo về nội dung gì, và cần viết bài suy ngẫm cho nội dung gì:

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED

Yêu cầu dành cho HS của Chương 7

Trong Chương 7, HS sẽ thực hiện 2 mốc đánh giá, và mỗi mốc sẽ có các yêu cầu riêng. Tham khảo những mục ở dưới để biết thêm chi tiết.

Bài Báo cáo Dự án

Giới thiệu về Bài báo cáo Dự án

Đối với bất kỳ dự án cộng đồng nào, đặc biệt là những dự án mang định hướng Học qua Phục vụ (Service Learning), việc truyền thông về dự án là một bước tối quan trọng để lan tỏa những giá trị mà HS đúc kết được tới một cộng đồng lớn hơn, từ đó nâng cao nhận thức cũng như kêu gọi chung tay hành động. Bài Báo cáo cũng sẽ giúp những người xung quanh hiểu hơn về trải nghiệm của nhóm trong thời gian này, góp phần nhấn mạnh triết lý “quá trình quan trọng hơn kết quả" mà giáo dục tiên tiến luôn hướng tới.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để HS tiếp nhận phản hồi từ mọi người để cải thiện dự án hiện tại, hoặc đúc kết thành kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn những dự án trong tương lai. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng cho Bài suy ngẫm Cuối năm, vì HS sẽ có cơ hội nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc nhìn đa chiều hơn, từ đó các ý tưởng suy ngẫm cũng sẽ được làm nét hơn.

Yêu cầu của Bài Báo cáo

Về nội dung

Mỗi nhóm cần trình bày những nội dung sau trong Bài báo cáo. Lưu ý những nội dung được bôi vàng là không bắt buộc đối với lớp 1, 2 và 3.

  • Mục tiêu đặt ra ban đầu, và kết quả của Dự án;
  • Quá trình chuẩn bị, triển khai, và suy ngẫm về Dự án;
  • Kết quả học tập thu được từ Dự án (hay nói cách khác, nhóm đã học hỏi được gì);
  • Suy nghĩ, cảm nhận của HS về toàn bộ quá trình thực hiện Dự án;
  • Đề xuất, kêu gọi hành động từ những người xung quanh (bạn bè, thầy cô, nhà trường, gia đình, cộng đồng, và xã hội) để cùng nhau giải quyết, hạn chế ảnh hưởng của các vấn đề toàn cầu.
Kịch bản tham khảo cho Bài Báo cáo

Nếu nhóm HS có thể trình bày Bài báo cáo theo trình tự và nội dung như dưới đây, chắc chắn nhóm sẽ đạt được những yêu cầu cần đạt của sản phẩm này:

Thuyết trình về dự án Mở đầu:
  • Giới thiệu nhóm em và Dự án Hành động của nhóm;
  • Nêu lý do nhóm chọn Dự án này
Thân bài:
  • Trình bày mục tiêu và kết quả Dự án, từ đó kết luận về mức độ hiệu quả của Dự án
  • Mô tả sơ lược về quá trình Dự án diễn ra và đóng góp nổi bật của mỗi thành viên
  • Trình bày về những kiến thức, kỹ năng mà nhóm đã học được/vận dụng được trong quá trình làm Dự án
  • Đề xuất hỗ trợ cho các dự án Hành động sau và/hoặc kêu gọi hành động về dự án này
Kết luận:
  • Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của nhóm trong và sau khi thực hiện Dự án
  • Tóm tắt ảnh hưởng của Dự án lên nhóm và lên cộng đồng hướng tới
Q&A và phản hồi
  • Khán giả (PH, GV, HS) đặt câu hỏi
  • Đặt câu hỏi, góp ý cho dự án của những nhóm khác
  • Điền phiếu suy ngẫm
Về hình thức

Bài Báo cáo của mỗi nhóm nên được diễn ra trong khoảng 10 - 20 phút để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội trình bày và đủ thời gian cho một phần Q&A ý nghĩa, chi tiết.

Tùy theo khả năng của HS cũng như chính cơ sở, BGH/GV có thể lựa chọn một hoặc kết hợp những hình thức báo cáo sau để thực hiện Bài Báo cáo:

  • Báo cáo tại lớp: thuyết trình trước lớp với đối tượng khán giả quen thuộc như giáo viên, bạn cùng lớp, hay phụ huynh.
  • Sân khấu hoá: thuyết trình tại hội trường lớn với đối tượng khán giả rộng hơn, ví dụ như HS các lớp/khối khác, các giáo viên và phụ huynh trong trường.
  • Phòng tranh/Hội chợ: tổ chức tại lớp hoặc tại hội trường lớn. Chia các nhóm làm 2 nhóm nhỏ:
    • Nhóm 1: ở tại gian hàng/trạm của mình để trình bày;
    • Nhóm 2: đi tham quan, quan sát, và ghi chép bài thuyết trình của các nhóm khác;
    • Đổi nhiệm vụ của 2 nhóm cho nhau.

Đối tượng tham gia lắng nghe, phản hồi cho Bài báo cáo tối thiểu phải có GV, và các HS khác trong lớp. Tùy theo điều kiện và hình thức tổ chức, mà GV có thể mời thêm PHHS, HS lớp khác, hay những đối tác/chuyên gia ngoài đã giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án.

Đánh giá Bài báo cáo

📙 Tham khảo rubric cho Bài báo cáo Dự án Hành động để biết cách đánh giá sản phẩm này của HS.

Mặc dù Bài Báo cáo chỉ là một mốc đánh giá quá trình, không tính vào điểm xếp loại của HS, việc đánh giá Bài báo cáo một cách nghiêm túc sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Đối với nhà trường: Bài báo cáo sẽ cung cấp dữ liệu về khả năng của HS cho nhà trường, từ đó giúp nhà trường hình thành những đề xuất hay đưa ra những quyết định về việc thay đổi, cập nhật cách triển khai môn GCED vào năm sau.
  • Đối với GV: Vì HS vẫn sẽ học GCED, và triển khai Dự án vào những năm tiếp theo, thầy cô sẽ biết HS của mình cần hỗ trợ gì để triển khai Dự án, cũng như báo cáo về Dự án một cách thành công trong tương lai.
  • Đối với HS: Nếu HS thấy rằng các em cần nghiêm túc thực hiện Bài báo cáo, chất lượng của Bài suy ngẫm Cuối năm sẽ được cải thiện đáng kể (vì những kết luận, phản hồi thu thập được từ Bài báo cáo sẽ cung cấp những thông tin quý giá cho Bài suy ngẫm).

Bài suy ngẫm Cuối năm

Giới thiệu về Bài suy ngẫm Cuối năm

Xuyên suốt chương trình GCED, việc suy ngẫm luôn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo cơ hội cho HS rèn luyện kỹ năng thiết yếu của một người học trọn đời. Do đó, HS sẽ kết thúc năm học bằng một sản phẩm suy ngẫm mang tính chất tổng kết, yêu cầu HS nhìn lại toàn bộ quá trình học tập trong năm - Bài suy ngẫm Cuối năm. HS sẽ rà soát lại Truy vấn Cá nhân của bản thân, sử dụng những điều em học được từ Dự án Hành động & kinh nghiệm thực hiện Bài báo cáo để cập nhật kiến thức của bản thân.

Bài suy ngẫm Cuối năm cũng là minh chứng rõ ràng của chữ "Học" thứ 2 trong chu trình “Học - Làm - Học" của GCED. Khác với chữ "Học" đầu tiên ám chỉ sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, chữ "Học" thứ hai nói về sự suy ngẫm sau khi đã hoàn thành một dự án Hành động ("Làm"). Đây chính là mấu nối quan trọng, cho phép HS kết nối toàn bộ những trải nghiệm học tập cá nhân & làm việc nhóm trong năm học để rút ra bài học cho riêng mình.

Yêu cầu của Bài suy ngẫm Cuối năm

Về nội dung

Dưới đây là một số nội dung mà Bài suy ngẫm Cuối năm của HS nên có, kèm theo 1 số câu hỏi định hướng. Thứ tự xuất hiện của những nội dung này trong Bài suy ngẫm sẽ do HS quyết định:

  • Vai trò và đóng góp của cá nhân với nhóm và với cộng đồng: Trong Dự án Hành động vừa qua, em đã làm được gì cho nhóm và cộng đồng? Những đóng góp đó có ý nghĩa như thế nào với bản thân em?
  • Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân với Dự án Hành động: Dự án đã giúp em hiểu sâu hơn về Truy vấn Cá nhân như thế nào?
  • Lợi ích của việc học GCED đối vói bản thân: Em đã học được gì khi tìm hiểu về Chủ đề trọng tâm/thực hiện Truy vấn Cá nhân/làm Dự án? Những kiến thức/kỹ năng/phẩm chất đó có ý nghĩa gì với bản thân em và mọi người?
  • Những việc HS muốn làm/cần làm trong tương lai: Em nhận thấy mình có những điểm gì cần cải thiện khi học, hay khi làm Dự án? Trong tương lai, em có dự định tìm hiểu thêm về các vấn đề toàn cầu không?

Về hình thức

Bài suy ngẫm không phải là sản phẩm mà HS đợi đến cuối năm mới làm - hầu hết tất cả các nội dung yêu cầu trong Bài suy ngẫm đều đã được lồng ghép xuyên suốt các tiết học từ Chương 4: Lập kế hoạch và Chuẩn bị. Nếu HS thực hiện đúng các yêu cầu của từng tiết học (tức đạt được các tiêu chí đánh giá trong từng tiết), thì tới thời điểm hoàn thành Bài báo cáo, HS đã có gần đủ thông tin để hoàn thành Bài suy ngẫm Cuối năm.

Có hai hình thức sau để thực hiện Bài suy ngẫm Cuối năm:

Hình thức 1: GV tự thu thập dữ liệu của HS, hoặc hỏi trực tiếp HS để tổng hợp thành Bài suy ngẫm

Nên áp dụng cho HS lớp nhỏ (K1-2-3), vì khả năng viết và trình bày ý tưởng của các em còn nhiều hạn chế

GV nên thu thập lại tất cả các tư liệu liên quan đến suy ngẫm của HS từ Chương 4, và tổng hợp thành một portfolio ngắn gọn thể hiện sự tiến triển trong suy ngẫm của HS. Ngoài ra, với những HS chưa có khả năng viết tốt, GV có thể phỏng vấn trực tiếp, sau đó ghi lại câu trả lời của các em.

Sản phẩm cuối cùng của HS (tức Bài suy ngẫm) chính là một tập hợp bằng chứng do GV tạo ra/thu thập, và nên trả lời được tối thiểu 4 câu hỏi dưới đây:

  1. Em có những thắc mắc gì trong Truy vấn Cá nhân của bản thân, và muốn làm gì trong Dự án Hành động của nhóm?
  2. Em đã học được những gì từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động?
  3. Những kiến thức/kỹ năng/phẩm chất mà em có được sau 1 năm học GCED sẽ có ích như thế nào cho em (hoặc những người/cộng đồng khác) trong tương lai? Vì sao?
  4. Em muốn tìm hiểu thêm gì về Chủ đề trọng tâm? Vì sao?

🔎 Xem thêm: Rubric Bài suy ngẫm Cuối năm để biết tất cả những tiêu chí đánh giá Bài suy ngẫm Cuối năm của HS K1-2-3 (nếu HS có khả năng trả lời nhiều hơn 4 câu hỏi trên)


Dưới đây là những tiết mà GV cần cần lưu ý để chủ động thu thập và lưu trữ bằng chứng của HS, từ đó tổng hợp Bài suy ngẫm cho các em. Tuy nhiên, để làm vậy thì thầy cô phải bám sát vào các mục tiêu, tiêu chí trong Khung Chương trình. Nếu thầy cô thay đổi thứ tự các tiết hoặc tự ý bỏ mục tiêu/tiêu chí, thì số tiết ở bảng bên dưới có thể sẽ không áp dụng được nữa.

Những tiết nên thu thập bằng chứng của HS HS đã làm gì trong tiết này?
Tiết 57
  • Nêu các cột mốc/sự kiện chính xảy ra trong Dự án Hành động
  • Xác định được vai trò/sự đóng góp của bản thân với nhóm/Dự án
Tiết 59 Kết luận mức độ hiệu quả của Dự án, dựa trên mục tiêu đã đề ra
Tiết 60 Suy ngẫm về vai trò của cá nhân với cộng đồng
Tiết 63 Xác định được những điểm bản thân cần cải thiện trong tương lai
Tiết 64 Xác định được Dự án Hành động đã giúp bản thân hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân như thế nào.

Lưu ý:
Yêu cầu của Chương trình dành cho 3 khối này rất đơn giản, thấp hơn nhiều so với các khối khác do đặc điểm của lứa tuổi. Vì thế, GV không nên tự ý tăng độ khó cho những tiêu chí, yêu cầu được đưa ra, hoặc mong đợi HS đưa ra được những câu trả lời sâu sắc, chi tiết, và kể cả thuyết phục. 3 khối lớp này còn rất nhiều thời gian để hoàn thiện, gọt giũa khả năng của các em, vậy nên không nên bắt ép các em phải đạt được những tiêu chuẩn của người lớn.

Hình thức 2: HS tự viết Bài suy ngẫm bằng cách trả lời một số câu hỏi định hướng

Nên áp dụng cho HS các lớp lớn hơn (K4 - K12), vì các em đã có kỹ năng tổng hợp và đúc kết ở mức độ khá trở lên

Đối với 9 khối còn lại, Chương trình mong đợi HS có thể dựa vào một hệ thống câu hỏi suy ngẫm để tạo ra sản phẩm cá nhân (Bài suy ngẫm) hoàn chỉnh, thể hiện các kỹ năng suy ngẫm như tự đánh giá, tạo mối liên kết, và đưa ra những ý tưởng mới.

Tùy theo đặc điểm của lứa tuổi mà mỗi khối lớp sẽ có một cách viết Bài suy ngẫm khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý dành cho HS từ K4 - K12:

Cách viết Bài suy ngẫm Đề xuất nhóm tuổi sử dụng
Điền template, trả lời các câu hỏi suy ngẫm

(Template thầy cô tự thiết kế, dựa trên những câu hỏi suy ngẫm cho sẵn ở dưới)

Khối 4-5 và 6-7
Tự viết câu trả lời theo dạng đoạn văn, mỗi câu trả lời sẽ nằm trong một đoạn văn ngắn. Khối 6-7 và 8-9
Sử dụng các câu hỏi suy ngẫm làm gợi ý để viết một bài luận hoàn chỉnh, có mở bài, thân bài, kết bài Khối 8-9 và 10-11-12
BGH và GV cần chọn cách viết Bài suy ngẫm với mức độ thử thách phù hợp với lứa tuổi, và cũng nên cân nhắc về khả năng của nhóm HS mà thầy/cô trực tiếp phụ trách, vì có thể có trường hợp 1 tập thể lớp nhất định thể hiện khả năng vượt trội hơn hoặc kém hơn hẳn so với mong đợi thông thường của lứa tuổi đó.


Dưới đây là một số câu hỏi suy ngẫm gợi ý mà thầy cô có thể đặt ra cho HS. Lưu ý rằng mức độ chi tiết/cụ thể của câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ được phân hóa tùy vào đặc điểm của khối lớp.

🔎 Xem thêm: Rubric Bài suy ngẫm Cuối năm để biết mong đợi về câu trả lời cho Bài suy ngẫm Cuối năm cho HS K4 - K12

Nhóm tiêu chí Tiêu chí Câu hỏi suy ngẫm
A. TỰ ĐÁNH GIÁ A1. Nhìn lại quá trình

HS mô tả được Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động.

  • Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động của em là gì?
  • Những mốc quan trọng trong quá trình là gì?
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm

HS tự đánh giá về vai trò/đóng góp của cá nhân với nhóm.

  • Em đã đóng góp vào dự án nhóm ra sao?
  • Em tự đánh giá về sự đóng góp đó như thế nào?
A3. Tổng hợp kiến thức

HS tổng hợp được những kiến thức em thu được sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân và Dự án Cộng đồng.

  • Từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động, em đã đúc kết được những kiến thức quan trọng nào?
  • Em đã học hỏi được gì từ phản hồi của những người xung quanh về Truy vấn Cá nhân/ Dự án Hành động?
B. TẠO MỐI LIÊN KẾT B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động

HS xác định được Dự án Hành động đã giúp em hiểu sâu thêm về Truy vấn Cá nhân như thế nào.

Dự án Hành động đã giúp em hiểu sâu thêm về truy vấn cá nhân như thế nào?
B2. Tính thực tiễn của kiến thức

HS dự đoán/xác định người/tổ chức/cộng đồng sẽ quan tâm tới những kiến thức em tổng kết được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động.

Ai sẽ quan tâm đến những kiến thức em tổng kết được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động? Vì sao?
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng

HS rút ra được những suy nghĩ về vai trò của cá nhân với cộng đồng.

Theo em hành động của cá nhân có ý nghĩa như thế nào với cộng đồng?
C. ĐƯA RA NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI C1. Cải thiện điểm yếu

Đưa ra được phương án cải thiện cho những điểm yếu của mình.

  • Trong quá trình thực hiện Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động, em nhận ra mình có những điểm yếu nào?
  • Kế hoạch của em để khắc phục những điểm yếu đó là gì?
C2. Mở rộng tìm hiểu

HS nêu được điều/lĩnh vực mà em muốn tìm hiểu thêm và giải thích lý do vì sao.

Nếu được tiếp tục phát triển Truy vấn Cá nhân của mình, em sẽ tìm hiểu thêm về điều gì? Vì sao?

Dưới đây là bảng so sánh một số đặc điểm quan trọng nhất giữa 2 hình thức để thầy cô dễ hình dung hơn:

Thu thập tư liệu Tạo sản phẩm mới
Trường hợp nên sử dụng (Why?) Khi HS còn nhiều hạn chế trong khả năng viết và trình bày ý tưởng Khi HS có thể khả năng tự tổng hợp và đúc kết ở mức độ khá trở lên; có thể tự viết ra các câu trả lời/đoạn văn theo yêu cầu
Đối tượng thực hiện (Who?) GV HS
Cách thực hiện (How?) GV thu thập lại tất cả các tư liệu liên quan đến suy ngẫm của HS từ Chương 4: Lập kế hoạch và Chuẩn bị HS tự viết một sản phẩm (văn bản) thông qua việc trả lời các câu hỏi định hướng
Sản phẩm mong đợi (What?) Một tập portfolio chứa đựng các suy ngẫm thu thập được xuyên suốt học kỳ 2 Một văn bản đánh máy hoặc viết tay
Thời gian thực hiện (When?) Xuyên suốt học kỳ 2 Trong Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm Cuối năm
Địa điểm thực hiện (Where?) Trên lớp Trên lớp hoặc ở nhà

Đánh giá Bài suy ngẫm Cuối năm

📙 Tham khảo rubric cho Bài suy ngẫm Cuối năm để đọc bài chi tiết về cách đánh giá sản phẩm này của HS.

Bài suy ngẫm Cuối năm là một trong 2 cột mốc đánh giá tổng thể của cả chương trình, đóng vai trò quyết định trong việc HS đạt hay không đạt môn GCED. Đây là mốc đánh giá cuối cùng của chương trình GCED, chiếm tỉ trọng 50% của điểm xếp hạng cả năm của mỗi HS.

Bài suy ngẫm Cuối năm sẽ được chấm điểm dựa trên Chất lượng suy ngẫm và Chất lượng trình bày.

Đối với Chất lượng suy ngẫm

HS sẽ được đánh giá chất lượng suy ngẫm dựa trên 3 kỹ năng suy ngẫm khác nhau: Tự đánh giá, Tạo mối liên kết, Đưa ra các ý tưởng mới. Những kỹ năng này đã được HS sử dụng để suy ngẫm trong LJJ, và trong suốt quá trình học tập GCED.

🔎 Tham khảo: Gợi ý suy ngẫmRubric Nhật ký hành trình học tập (LJJ) và Quá trình học tập để đọc thêm về 3 kỹ năng này.

Đối với Chất lượng trình bày

Ngoài việc đòi hỏi HS có những nội dung suy ngẫm sâu sắc, có ý nghĩa, HS cần sắp xếp và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, tường minh. Làm vậy để đảm bảo người đọc (người chấm) hiểu đúng ý của HS, cũng như cảm nhận được hết cái hay của những suy nghĩ đó. Do đó, bên cạnh 3 nhóm tiêu chí về Chất lượng suy ngẫm, Bài suy ngẫm cuối năm còn được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí Bố cụcDiễn đạt ý tưởng.

Nếu Bài suy ngẫm không phải do HS viết, mà là do GV thu thập, tổng hợp thông tin, HS sẽ nghiễm nhiên được đủ điểm phần này. Áp dụng cho HS K1 - 2 - 3.

Sau khi kết thúc năm học GCED

Tới đây, HS đã hoàn thành hết công việc trong 1 năm học, sẵn sàng bước sang năm học mới, với một Chủ đề trọng tâm hoàn toàn mới. Vậy thì HS có cần thiết phải kết thúc Dự án Hành động hiện tại không? Nếu muốn, các em có thể tiếp tục Dự án này trong tương lai không?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào chính các nhóm HS, và thầy cô có thể hướng dẫn để HS tự trả lời một số câu hỏi sau:

  • Cả nhóm có thấy Dự án này có ý nghĩa lớn, đáng để tiếp tục thực hiện trong tương lai hay không?
  • Cả nhóm có định hướng phát triển, mở rộng, hay chỉ đơn thuần là tiếp tục Dự án (nếu vẫn còn nhiều việc chưa thực hiện được như mong muốn) không?
  • Cả nhóm có muốn cùng nhau thực hiện Dự án trong tương lai không? Nếu nhân sự thay đổi, liệu đây có phải là vấn đề không?
  • Cả nhóm có những nguồn lực nào có thể hỗ trợ việc triển khai Dự án trong tương lai?

Nói tóm lại, HS chỉ nên tiếp tục Dự án nếu các em muốn, và cho rằng mình có khả năng làm vậy. Đây không phải yêu cầu chính thức của môn GCED, do đó thầy cô có thể cân nhắc hỗ trợ các em nếu điều kiện cho phép.

Với những HS có ý định tiếp tục Dự án sau khi kết thúc năm học, các em nên biết rằng Dự án của mình vẫn có thể xuất hiện một cách chính thức trong GCED ở những khối lớp sau. Để làm vậy, HS có thể đổi hướng đề tài Dự án của mình để vừa nhắm vào Chủ đề trọng tâm của khối lớp vừa học, vừa nhắm vào Chủ đề trọng tâm của khối lớp tiếp theo.


VD: Ở lớp 7 HS đã học về "Biến đổi khí hậu", lên lớp 8 sẽ học về "Bình đẳng & Giảm bất bình đẳng". Nếu muốn tiếp tục Dự án ở lớp 7, khi lên lớp 8 HS cần hướng tới việc phục vụ những cộng đồng đang chịu ảnh hưởng của cả 2 vấn đề toàn cầu này.



NOTE: Nếu HS suy ngẫm ko liên quan tới TVCN, tuy nhiên có liên quan tới vấn đề nào đó thì sao