Nội dung học tập
Để đạt được những mục đích môn học lớn, GCED đã tham khảo, và xây dựng hệ thống nội dung học tập từ những chương trình giáo dục/tài liệu định hướng của những tổ chức uy tín trên thế giới. Có thể kể tới một số nguồn như sau:
- Chương trình Giáo dục Công dân toàn cầu (Global Citizenship Education) của Oxfam [1] và UNESCO[2]
- 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN)[3]
- Mô hình các vấn đề toàn cầu của World Bank[4]
- Bộ môn Design của Chương trình MYP, Tổ chức Tú tài Quốc tế (IB)[5]
- Chương trình Học qua phục vụ của Trung tâm Kết nối cộng đồng (Center for Community Engagement), Đại học bang California, Long Beach[6]
Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về hệ thống nội dung của GCED:
|
Mô hình khóa học của GCED
Để biết một khóa bất kỳ (VD: GCED2) có những nội dung học tập lớn & mốc đánh giá nào, thầy cô sẽ cần quan tâm tới mô hình khóa học của khóa đó. Về cơ bản, "mô hình khóa học” là cấu trúc của các khóa trong một môn học, được phân chia thành nhiều giai đoạn trong một năm học. Đây là một cách để Chương trình “lên ngân sách” thời gian của khóa, bao gồm các nội dung dạy-học và đánh giá khác nhau trong khóa. Với GCED, mô hình khóa học của GCED1-12 giống y hệt nhau; nói cách khác, 12 khóa của GCED sẽ có số lượng nội dung học tập & đánh giá giống nhau, diễn ra ở cùng một thời điểm.
Xét về nội dung học tập, có thể chia việc học GCED ở tất cả các khóa thành 3 giai đoạn chính (“Học - Làm - Học”), kéo dài xuyên suốt cả năm học. Cấu trúc “Học - Làm - Học” thể hiện niềm tin của người thiết kế Chương trình về một quá trình học tối ưu, cho phép HS hiểu & nhận thức vai trò của mình về các vấn đề toàn cầu, và có khả năng kiến tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người trong tương lai. Việc cấu trúc này diễn ra một cách thống nhất ở tất cả các khối lớp cũng là một điểm tiện lợi cho thầy cô - thầy cô có thể (và nên) trao đổi với những đồng nghiệp đang giảng dạy GCED ở những khối lớp khác để cùng rút ra bài học trong quá trình triển khai.
Lưu ý:
- Giai đoạn “Học” đầu tiên tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng cho HS;
- Giai đoạn “Học” thứ hai tập trung vào việc tổng hợp, đúc kết trải nghiệm của HS.
Học kỳ 1 - Giai đoạn Học (36 tiết)
Giai đoạn Học thứ nhất diễn ra trong Học kỳ 1, và đóng vai trò “nền tảng” cho toàn bộ quá trình học của học sinh. Đầu tiên, HS sẽ học về Chủ đề trọng tâm của khối lớp mình, sau đó sẽ đào sâu, trả lời thắc mắc của bản thân thông qua một bài nghiên cứu (Truy vấn Cá nhân). Giai đoạn này chủ yếu yêu cầu HS làm việc cá nhân, và tới Học kỳ 2 sẽ yêu cầu HS cộng tác cùng nhau nhiều hơn.
Giai đoạn Học gồm các chương sau:
- Trước khi bắt đầu vào Chương 1, sẽ có 1 tiết Giới thiệu tổng quan môn GCED: Trong tiết này, thầy cô sẽ truyền đạt mong đợi và tinh thần của Chương trình cho học sinh. HS sẽ xác định được năm học này mình được học về chủ đề gì, và mình sẽ trải qua quá trình học tập GCED như thế nào.
- Chương 1 - Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính: Các em sẽ tiếp cận các Chủ đề trọng tâm (vấn đề toàn cầu) dưới nhiều Lăng kính (có thể là góc nhìn, chuyên môn và cách tiếp cận khác nhau). Từ đó, học sinh sẽ dần hình thành được kiến thức, hiểu biết một cách toàn diện vượt ra ngoài cách phân chia môn học truyền thống.
- Chương 2 - Xây dụng & Trình bày Truy vấn Cá nhân: Giai đoạn này là cơ hội để HS thật sự làm chủ việc học của mình. Mỗi em sẽ tự đặt ra câu hỏi của chính mình, sau đó thực hiện việc nghiên cứu cá nhân để trả lời câu hỏi mà mình còn thắc mắc. Mỗi HS sẽ tạo ra một bài nghiên cứu thứ cấp của riêng mình. Kết thúc quá trình này, những HS có cùng mối quan tâm (thể hiện trong Truy vấn Cá nhân) sẽ được tạo nhóm cùng nhau để cùng nhau hành động trong Học kỳ 2.
Kể từ Chương 2, trải nghiệm học tập của HS/vai trò của thầy cô sẽ có sự chuyển biến rõ rệt. HS sẽ thực hành nhiều hơn, tự quyết định nhiều hơn về trải nghiệm học tập của mình - thầy cô sẽ chuyển sang vai trò hỗ trợ, tư vấn, và định hướng cho HS (thay vì chỉ thuần giảng dạy).
Học kỳ 2 - Giai đoạn Làm - Học (36 tiết)
Giai đoạn Làm - Học đóng vai trò "hành động và "suy ngẫm", tiếp nối nền tảng kiến thức mà HS đã có trong giai đoạn Học đầu tiên. Sau khi đã được chia nhóm, HS sẽ chính thức bắt tay vào làm các công việc liên quan đến Dự án Hành động. Các em sẽ được đào tạo để biết cách lập kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện dự án, tự đánh giá/suy ngẫm trong suốt quá trình làm cũng như sau khi kết thúc dự án. Kết thúc năm học, HS sẽ báo cáo thành quả dự án của mình, đồng thời nhìn lại chặng đường năm học vừa rồi qua một bài suy ngẫm cuối năm.
Giai đoạn Làm - Học gồm các chương sau:
- Chương 3 - Chuẩn bị cho Dự án Hành động: HS trải qua những bước cần thiết trước khi thực sự đi giúp đỡ, hay phục vụ bất cứ cộng đồng nào.
- Chương 5 - Triển khai Dự án Hành động: HS tiến hành triển khai Dự án, đồng thời lưu lại tư liệu trong quá trình triển khai.
- Chương 6 - Suy ngẫm & Báo cáo: Nhóm HS sẽ thực hiện việc suy ngẫm sau quá trình triển khai dự án, cùng nhau kết luận về mức độ hiệu quả của dự án, về những điểm nhóm đã làm tốt/chưa tốt, kèm theo phương án cải thiện. Sau khi đã suy ngẫm xong về dự án, mỗi HS sẽ suy ngẫm lại về trải nghiệm học tập GCED trong suốt cả năm học thông qua một bài suy ngẫm cá nhân. Sau đó, từng nhóm HS sẽ lần lượt báo cáo về kết quả & quá trình triển khai cho mọi người. Đây là cơ hội để HS truyền thông về dự án của mình, từ đó nhận được phản hồi từ người khác.
Phân phối tiết của các khối lớp
Bên trên là mô hình khóa học, hay mô tả chung về cấu trúc/phân phối nội dung cho cả 12 khối lớp/khóa của GCED. Để đọc nội dung cụ thể của từng khối lớp, vui lòng truy cập phần mềm Curriculum Mapping.
Dưới đây là tên bài & phân phối tiết cụ thể của các bài học cho 12 khối lớp trên PM Mapping: (bôi đỏ là các mốc đánh giá)
Số thứ tự Bài trên PM | Tên Bài trên PM | Số tiết (trên tổng số 72 tiết) | |
Chương 1
(21 tiết) |
1.1 | Giới thiệu môn học & Chủ đề trọng tâm | 1 |
Tùy từng khối lớp | Lăng kính 1: Tư duy Toàn cầu | 4 | |
Tùy từng khối lớp | Lăng kính 2: Tư duy Hệ thống | 4 | |
Tùy từng khối lớp | Lăng kính 3: Tư duy Phản biện | 4 | |
Tùy từng khối lớp | Lăng kính 4: Đổi mới & Sáng tạo | 4 | |
Tùy từng khối lớp | Lăng kính 5: Cộng tác | 4 | |
Chương 2
(15 tiết, bao gồm cả tiết đánh giá) |
2.1 | Các bước xây dựng Truy vấn Cá nhân | 1 |
2.2 | Xác định vấn đề & đặt câu hỏi cho Truy vấn Cá nhân | 2 | |
2.3 | Thu thập thông tin & hoàn thiện Truy vấn Cá nhân | 4 | |
2.4 | Đánh giá cuối HK1: Bài trình bày Truy vấn Cá nhân | 6 | |
2.5 | Tạo nhóm cho Dự án Hành động | 2 | |
Nghỉ đông, kết thúc HK1
| |||
Chương 3
(16 tiết) |
3.1 | Các bước chuẩn bị cho Dự án Hành động | 1 |
3.2 | Tìm hiểu về vấn đề & đối tượng/cộng đồng | 6 | |
3.3 | Tìm hiểu về những giải pháp đã được triển khai | 2 | |
3.4 | Thống nhất giải pháp cho Dự án Hành động | 3 | |
3.5 | Lập kế hoạch cho Dự án Hành động | 4 | |
Chương 4
(6 tiết) |
4.1 | Triển khai Dự án Hành động | 6 |
Chương 5
(14 tiết, bao gồm cả tiết đánh giá) |
5.1 | Các bước suy ngẫm cho nhóm & cá nhân | 1 |
5.2 | Suy ngẫm nhóm: Đánh giá Dự án Hành động để rút ra bài học & ý tưởng mới | 3 | |
5.3 | Suy ngẫm cá nhân: Đánh giá quá trình học tập để rút ra bài học & ý tưởng mới | 2 | |
5.4 | Đánh giá cuối HK2: Bài suy ngẫm Cuối năm | 4 | |
5.5 | Bài Báo cáo | 4 |
Với những thầy cô lần đầu dạy GCED, có thể thầy cô sẽ chưa hình dung được
Trải nghiệm học tập của HS | |
Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính | Đầu tiên, ở Lăng kính 1, HS sẽ học về khái niệm “Nghèo” và thực trạng của tình trạng nghèo trên thế giới.
Tiếp theo ở Lăng kính 2, HS sẽ hiểu những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghèo và một số giải pháp phổ biến hiện nay để giải quyết tình trạng nghèo. Bên cạnh đó, HS cũng sẽ hiểu rằng các giải pháp đó có ưu và nhược điểm gì và vì sao các giải pháp đó vẫn chưa thể giải quyết tình trạng nghèo hiện nay. Sau đó tới Lăng kính 3, HS sẽ biết về một số quan điểm trái chiều về nghèo như quan điểm đổ lỗi cho người nghèo hoặc những áp lực vô hình về việc phải tự thoát nghèo. Nếu GV muốn giới thiệu các quan điểm khác ngoài gợi ý trong chương trình, thì cần đảm bảo thông tin được trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung chia sẻ trên lớp được cân nhắc để phù hợp với lứa tuổi và bối cảnh xã hội, đặc biệt là không quá khó hiểu đối với HS. Tiếp theo ở Lăng kính 4, HS sẽ thực hành giải quyết vấn đề nghèo bằng việc áp dụng một quy trình giải quyết vấn đề đơn giản gồm 4 bước: (1) Tìm hiểu về vấn đề & đối tượng/cộng đồng đang chịu ảnh hưởng (2) Phát triển ý tưởng (3) Triển khai giải pháp và (4) Đánh giá giải pháp. Lưu ý: Ở Chương 1, Lăng kính 4 chỉ mang ý nghĩa giúp cho HS hiểu quy trình giải quyết vấn đề trong thực tế sẽ diễn ra như thế nào, HS không cần phải thực sự làm gì ở phần này cả. Do đó, GV không nên yêu cầu HS dành quá nhiều thời gian để thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình hoặc cần phải có 1 kế hoạch hoàn chỉnh. Chẳng hạn, HS xác định đối tượng phục vụ là trẻ em nghèo ở khu vực miền núi, thì trước đó HS cần phải xác định được khu vực cụ thể HS muốn tìm hiểu là ở đâu, cuộc sống của trẻ em ở khu vực đó bị ảnh hưởng bởi nghèo như thế nào, v.v. Sang tới bước 2, HS cần tự nêu được một số ý tưởng của bản thân sau khi đã cân nhắc nhu cầu thiết thực của đối tượng và những nguyên nhân dẫn tới vấn đề. Chuyển sang bước 3, HS sẽ không thực sự đi triển khai giải pháp, nhưng GV vẫn cần hỏi để HS nói rõ mình sẽ cần chuẩn bị những việc gì để ý tưởng được thành công và tự đặt ra một số mục tiêu đơn giản để xác định tính thành công của ý tưởng. Tới bước 4, HS cần nêu được cách thu thập bằng chứng để đánh giá mức độ hiệu quả, và tác động thực tế của ý tưởng. Tuy HS đã được giới thiệu một số cách đánh giá từ những khối lớp trước nhưng GV vẫn có thể nhắc lại để HS nhớ. Cuối cùng ở Lăng kính 5, HS sẽ được học về cách các tổ chức/cá nhân có xuất xứ đa dạng đang hoạt động để giải quyết vấn đề nghèo trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho bản thân và tự mình đưa ra một kế hoạch cộng tác với những người xung quanh để cùng nhau giải quyết tình trạng nghèo. Lưu ý: Cũng giống như phần trước, Lăng kính 5 của Chương 1 chỉ mang ý nghĩa giới thiệu một số cách thức cộng tác thường gặp trong cuộc sống cho HS, vì thế GV không nên yêu cầu HS nói quá rõ ý tưởng cộng tác của mình, mà chỉ cần HS chọn ít nhất 1 cách phù hợp để kêu gọi sự cộng tác và giải thích được bản thân sẽ thực hiện cách đó như thế nào. Ví dụ: HS chọn cách “Tự đứng ra kêu gọi” các bạn trong lớp cộng tác thực hiện một ý tưởng cùng mình, thì HS cần phải giải thích rằng HS dự định sẽ đi quanh lớp và nói chuyện với các bạn về vấn đề mà HS quan tâm và ý tưởng giải quyết vấn đề mà HS đang nghĩ tới là gì, v.v. |
Chương 2: Xây dựng & Trình bày Truy vấn Cá nhân | Ở chương 2, HS sẽ bắt đầu đi sâu vào việc tự nghiên cứu về chủ đề trọng tâm bằng cách thực hiện các bước xác định vấn đề, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, v.v. để hoàn thành bài Truy vấn Cá nhân của bản thân. Đây là mốc đánh giá cá nhân đầu tiên trong năm học của HS.
Chẳng hạn, HS có câu hỏi "Việc nghèo ảnh hưởng đến trẻ em vùng cao Việt Nam như thế nào?, có nghĩa là HS đang quan tâm đến những khó khăn mà trẻ em vùng cao Việt Nam gặp phải do nghèo. Để trả lời được câu hỏi này, HS cần thu thập, phân tích, so sánh các thông tin và sử dụng hiểu biết cá nhân để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp. Một số thông tin mà HS có thể tìm là: ảnh hưởng của việc nghèo tới cuộc sống của trẻ em vùng cao ở khía cạnh học tập/hoặc điều kiện học tập, khám chữa bệnh, quần áo ấm, bình đẳng xã hội, v.v. HS có thể sử dụng các phương pháp như tra cứu internet, hỏi người thân, tìm kiếm trên các trang báo, quan sát từ thực tế hoặc tiến hành khảo sát để có thông tin. Dù HS vẫn phải tự xác định nguồn thông tin, trong trường hợp có HS quá kém và không thể tự mình nghĩ ra câu hỏi và biết cách tìm nguồn thông tin thì GV có thể gợi ý trực tiếp cho HS. Miễn sao, HS có thể hoàn thành đầy đủ các yêu cầu bài TVCN là trình bày dưới dạng một đoạn văn/bảng thông tin hoàn chỉnh và thể hiện được việc HS đã nghiên cứu, sắp xếp các bằng chứng/dữ liệu hợp lý. Tiếp theo, HS thành lập nhóm với các HS khác trong lớp để cùng thực hiện Dự án Hành động sẽ diễn ra trong học kỳ 2. HS có thể tự mình tạo nhóm sau khi đã xác định được các bạn khác có cùng mối quan tâm với mình. Hoặc GV có thể giúp HS tạo nhóm bằng cách dựa vào các thông tin cơ bản về TVCN của mỗi HS để xác định những điểm tương đồng trong TVCN của HS và xếp HS vào nhóm theo những điểm tương đồng đó. Lưu ý: Điểm tương đồng trong TVCN được coi là quan trọng nhất khi cân nhắc tạo nhóm, những yếu tố khác như năng lực, tính cách, khả năng cộng tác của các thành viên, v.v. chỉ nên được cân nhắc sau. Ví dụ: 2 HS làm TVCN có nội dung khác nhau là “Làm thế nào để giảm nghèo ở Thanh Hóa?” và “Nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng nghèo tới người dân Thanh Hóa”, tuy nhiên 2 HS này có chung một cộng đồng muốn phục vụ là “người Thanh Hóa”, do đó đủ cơ sở để xếp 2 HS vào cùng một nhóm. |
Chương 3: Chuẩn bị cho Dự án Hành động | Sau khi đã thành lập nhóm, tới đây HS mới thực sự bắt tay chuẩn bị cho Dự án hành động. Các bước chuẩn bị chính gồm có:
Xác định vấn đề và đối tượng/cộng đồng mà dự án hướng tới. Để xác định vấn đề thực sự tồn tại và đối tượng/cộng đồng mà HS hướng tới có nhu cầu giúp đỡ. Chẳng hạn sau khi thành lập nhóm, mỗi thành viên hiện có một mục tiêu riêng, việc đầu tiên mà nhóm cần làm là xác định 1 vấn đề và đối tượng mà nhóm muốn hướng tới. Giả sử nhóm xác định vấn đề chung là “định kiến xã hội", thì tiếp theo các thành viên vẫn cần trả lời được các câu hỏi định hướng sau:
GV cần nói rõ rằng các nhóm nên chuẩn bị ít nhất 2 ý tưởng khả thi sau khi đã làm rõ vấn đề, và phải mô tả đặc điểm của cả 2 ý tưởng để có cơ sở chọn ra 1 giải pháp tốt nhất. Đồng thời HS cần cân nhắc một số điểm sau để hiểu kỹ hơn về vấn đề và đối tượng mình muốn giải quyết: (1) một số nguồn/site mà nhóm cần quan tâm, (2) thông tin như thế nào thì sẽ phù hợp nhất với mục đích của nhóm, và (3) khuyến khích HS tìm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Chuyển sang bước thứ hai, nhóm HS sẽ cùng nhau tìm hiểu để học hỏi từ các giải pháp đã được triển khai. VD: Nếu HS phát hiện ra tổ chức A đang có dự án giúp đỡ người nghèo các tỉnh miền núi ở Việt Nam trong vòng 10 năm. HS có thể:
Nếu HS không thể tự tìm được giải pháp nào có sẵn, GV có thể chuẩn bị từ trước cho nhóm HS, sau đó gợi ý (những) giải pháp này để HS tìm hiểu Sau khi đã hiểu rõ vấn đề và đặc điểm của đối tượng/cộng đồng Tiếp theo, nhóm thống nhất 1 ý tưởng phù hợp, và cùng xác định các công việc cần chuẩn bị và nguồn lực cần thiết. GV cần nhắc để HS lưu ý các yếu tố (1) Nhu cầu thiết thực của đối tượng/cộng đồng, (2) Tính vòng lặp của vấn đề (3) Các giải pháp đã được triển khai. Cuối cùng, nhóm hoàn thiện bản kế hoạch hành động chung. Các nhóm sẽ lập một bản kế hoạch hành động (KHHĐ) đơn giản, trong đó nói rõ các thành viên trong nhóm sẽ làm gì, thời gian bắt đầu/kết thúc, nguồn lực cần thiết, mục tiêu cụ thể cho việc triển khai các công việc này, v.v. KHHĐ cần phải được GV nhận xét, và phê duyệt trước khi các nhóm triển khai Dự án. Nếu HS không tự xác định được, GV có thể gợi ý một số nội dung quan trọng. Cuối cùng, HS sẽ hoàn thiện kế hoạch hành động (sao cho đầy đủ nội dung yêu cầu). GV cũng sẽ dựa vào từng nội dung trong Hồ sơ Dự án để phản hồi & nhận xét cho mỗi nhóm, bảo đảm tất cả nhóm trong lớp đều tương đối sẵn sàng trước khi thực hiện dự án. |
Chương 4: Triển khai Dự án Hành động | Trong 3 tuần, HS sẽ thực hiện Dự án Hành động (có thể ở trong hoặc ngoài phạm vi Vinschool)
Ví dụ, HS chỉ thực hiện truyền thông bằng poster trên mạng xã hội thì hoàn toàn những công việc này có thể thực hiện ở trên lớp. Tuy nhiên nếu Dự án của học sinh là "Nấu và tặng các suất ăn cho người vô gia cư ở phố Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm", chắc chắn HS cần thực hiện các công việc ngoài lớp học. Thời gian trên lớp, HS có thể dùng để lên thực đơn, tìm hiểu cách nấu, liên hệ với các bên cùng cộng tác, phân công công việc cụ thể cho buổi nấu ăn và tặng suất ăn, v.v. Lưu ý: Đối với những nhóm chọn làm dự án ở bên ngoài Vinschool, GV cần hỗ trợ các nhóm làm đơn xin phép nhà trường và xin phép chính quyền địa phương nơi dự án diễn ra và luôn cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn như đã thống nhất. Nếu dự án kết thúc sớm hơn phân phối Chương trình, GV cần đặt câu hỏi cho nhóm để đảm bảo nhóm không “hấp tấp” và kết thúc dự án khi chất lượng không được đảm bảo. Còn nếu nhóm thực hiện dự án quá lâu kể cả khi đã dành nhiều thời gian làm ngoài giờ học, GV cần yêu cầu nhóm dừng lại và chuyển qua các bước tiếp theo. |
Chương 5: Suy ngẫm & báo cáo | Sau khi hoàn thiện Dự án Hành động, nhóm HS sẽ tự đánh giá mức độ hiệu quả của dự án và hoàn thiện Suy ngẫm nhóm. Để thực hiện được việc này, từ trước đó HS đã phải thu thập các bằng chứng trong quá trình triển khai dự án. Các dữ liệu/bằng chứng này chỉ đơn thuần là ghi chép về quá trình thực hiện dự án được tổng hợp trong Hồ sơ dự án (như sản phẩm, hình ảnh, số liệu thu được, câu trả lời phỏng vấn/khảo sát của cộng đồng, ý kiến đánh giá của chuyên gia, v.v), dựa vào đó HS có thể đối chiếu với những mục tiêu nhóm đã đặt ra từ trước để tự đánh giá hai yếu tố “triển khai hiệu quả” và “tác động thực tế” của dự án.
Ví dụ: Dự án của HS là "Kêu gọi ủng hộ tiền bạc & sức người để giúp đỡ trẻ em nghèo ở huyện X để chuẩn bị cho đợt rét đậm cuối năm", và có những mục tiêu sau:
> Từ những dữ liệu trên, HS có thể đưa ra kết luận là: Việc triển khai giải pháp của nhóm mình chưa hiệu quả. Trong trường hợp HS chưa có đủ bằng chứng, và sẽ mất nhiều thời gian để tổng hợp lại, GV có thể làm việc đó giúp HS (từ những ghi chép & hiểu biết của mỗi GV về Dự án của mỗi nhóm). Tiếp đó nhóm tự đánh giá tác động thực tế của dự án là: dự án có mang lại tác động tích cực, nhưng chỉ là ngắn hạn (vì số tiền quyên góp được không nhiều, chỉ đủ để mỗi hộ gia đình chi tiêu trong thời gian ngắn). Vấn đề mà người dân/trẻ em nghèo ở huyện X vẫn chưa thật sự được giải quyết, và những gì HS làm được chỉ mang tính "chống cháy" (vì huyện X đang cần giúp đỡ ngay). Trong trường hợp nhóm chỉ nói được tác động ngắn hạn của dự án, GV cần đặt thêm câu hỏi về tác động dài hạn của dự án để HS suy nghĩ thêm. Tiếp theo, cả nhóm sẽ liệt kê những điểm mạnh & điểm cần cải thiện của nhóm trong quá trình làm Dự án, và rút ra bài học chung cho cả nhóm. Như nhóm chưa thực sự đoàn kết và bài học rút ra là các thành viên cần lắng nghe và chia sẻ quan điểm nhiều hơn. GV cũng cần hỗ trợ bằng cách gợi ý các điểm mạnh/điểm cần cải thiện mà mỗi nhóm chưa nghĩ ra, hoặc gợi ý một số cách cải thiện phù hợp với đặc điểm của mỗi nhóm. - Sau khi các nhóm đã hoàn thiện phần Suy ngẫm nhóm, từng HS sẽ bắt đầu thực hiện bài Suy ngẫm cuối năm. Đây cũng là mốc đánh giá cá nhân thứ hai trong năm học của HS. GV cần giúp HS hiểu rõ tuy bài Suy ngẫm cá nhân có nhiều điểm giống với việc suy ngẫm theo nhóm, tuy nhiên ở đây HS cần nói về những trải nghiệm của riêng mình. Chẳng hạn, bài Suy ngẫm nhóm yêu cầu các thành viên nói được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của nhóm, thì ở trong bài Suy ngẫm cá nhân, từng HS phải nói được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bản thân mình và xác định một số phương án để cải thiện khả năng cộng tác của mình trong tương lai. Cùng một vấn đề là việc trao đổi trong nhóm chưa hiệu quả, từng HS có thể có suy ngẫm khác nhau. Ví dụ HS A cho rằng mình còn nhát và ngại nói nên tự xác định phương án cần phải mạnh dạn trao đổi hơn, còn HS B lại hiểu rằng mình còn mải chơi nên chưa tham gia họp nhóm đều đặn nên tự xác định rằng bản thân phải chăm chỉ tham gia họp nhóm hơn trước. Đặc biệt, HS sẽ phải chỉ ra liên hệ giữa dự án nhóm và bài TVCN từ học kỳ 1. HS cần liệt kê những thông tin/kiến thức/bài học cụ thể mà bản thân đã học hỏi được cho TVCN sau khi triển khai Dự án Hành động, như việc làm đã giúp gì, bổ trợ gì cho việc học của HS. Tuy bài Suy ngẫm cuối năm do HS tự làm, nhưng vì là nội dung tổng kết quá trình một năm học, HS có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc quên nhiều chi tiết trong TVCN, vì vậy GV vẫn nên theo dõi sát sao và đưa ra câu hỏi định hướng để HS có thể nhớ lại TVCN của mình. - Trong 2 tuần cuối cùng của năm học, HS sẽ thực hiện báo cáo dự án nhóm trước lớp. Lúc này, GV sẽ cùng thảo luận với HS để chọn hình thức báo cáo (tại lớp hay sân khấu hóa, v.v.). Nhóm HS cần nói được tổng quan dự án, những thay đổi khi triển khai so với kế hoạch và đóng góp nổi bật của mỗi thành viên, kết quả dự án, bài học rút ra và đề xuất kêu gọi hành động để giải quyết vấn đề nghèo. Sau cùng các nhóm sẽ trả lời phần Q&A từ phía người nghe. Tuy HS sẽ là người tự dẫn dắt phần thuyết trình và Q&A, GV vẫn nên dựa vào Hồ sơ dự án của các nhóm để chuẩn bị trước một số câu Q&A cho nhóm trình bày trong trường hợp các HS còn lại trong lớp không thể đưa ra câu hỏi cho nhóm đó. |
Nguồn tham khảo
- ↑ Oxfam, Education for Global Citizenship: A guide for schools
- ↑ UNESCO (2015) Global citizenship education: topics and learning objectives
- ↑ United Nations (UN), Sustainable Development Goals
- ↑ World Bank - Global Issues for Global Citizens: An Introduction to Key Development Challenges
- ↑ MYP, International Baccalaureate (IB): Design Course
- ↑ Center of Community Engagement, Service Learning Curriculum Development Resource Guide for Faculty