Hướng dẫn Lãnh đạo Hệ thống

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:10, ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

“Lãnh đạo Hệ thống” (gọi tắt là “Lãnh đạo”) ở đây chỉ đối tượng cuối cùng chịu trách nhiệm cho định hướng và thành công của những chương trình giáo dục như GCED; tất cả mắt xích khác trong quá trình triển khai như Ban Giám hiệu và Phòng Chương trình đều có trách nhiệm giải trình cho Lãnh đạo.

Trong ngữ cảnh của Vinschool, “Lãnh đạo” ở đây có thể được dùng để chỉ CEO, DCEO Giáo dục, hoặc Giám đốc Khối Giáo dục - tùy vào phân chia trách nhiệm hiện tại của Hệ thống. Nhiệm vụ của Lãnh đạo được chia ra thành các mảng chung như sau:

1. Nắm thiết kế và yêu cầu của Chương trình GCED (hoặc những gì trong Cẩm nang mà Lãnh đạo cần đọc);

2. Thống nhất quy tắc quản lý, đảm bảo trọng tâm chuyên môn luôn được ưu tiên;

3. Định hướng lộ trình nâng tầm cho đội ngũ triển khai và Chương trình GCED

Nắm thiết kế và yêu cầu của Chương trình GCED

📙 Bài chi tiết: Công việc Quản lý của Lãnh đạo

📙 Bài chi tiết: Công việc Định hướng cải thiện của Lãnh đạo

Để Chương trình GCED phát triển mạnh tại Vinschool, toàn bộ hệ thống quản lý phải phối hợp nhịp nhàng trong suốt quá trình triển khai. Do đó, Lãnh đạo phải nắm vững các nguyên lý, thiết kế, các đầu công việc cần thực hiện và cách phân chia trách nhiệm như đã được phác thảo trong Cẩm nang. Chỉ khi nắm rõ được thông tin này, Lãnh đạo mới có thể thiết kế quy chế quản lý top-down hiệu quả, đạt được sự thống nhất với những yêu cầu công việc của cấp dưới và tạo điều kiện cho đội ngũ triển khai thành công.

Chương trình GCED được thiết kế như một nấc thang hướng tới việc áp dụng tiêu chuẩn giáo dục quốc tế tại Vinschool, cho cả HS lẫn Hệ thống. Việc này có nghĩa sau mỗi chu kỳ triển khai (1 năm hoặc nhiều hơn, tùy vào định hướng của Lãnh đạo), Chương trình phải được đánh giá và cải thiện để Vinschool tiến đến gần hơn nữa mục tiêu nâng tầm giáo dục.

Tuy nhiên, Lãnh đạo cũng nên chú ý rằng công cuộc đổi mới mà không xác định rõ mục tiêu, tiêu chí mong đợi, hoặc thay đổi bất chợt, không có hoặc lệch so với cơ sở lý thuyết có thể dẫn đến phung phí về thời gian, tài nguyên, nhân lực và tính thống nhất của toàn Hệ thống.

Quản lý trọng tâm chuyên môn

Để có thể quản lý quá trình triển khai chương trình mới trong một hệ thống lớn như Vinschool một cách hiệu quả, tất cả thông tin, thảo luận và báo cáo đều phải xoay quanh một số trọng tâm chuyên môn, tránh trường hợp bị cuốn quá sâu vào những chi tiết vận hành hiển nhiên hay những đánh giá bề mặt vô thưởng vô phạt.

Lưu ý: Vì GCED (và những mong đợi của Chương trình) vẫn còn mới đối với Hệ thống, việc theo dõi chi tiết hơn các môn bình thường là điều vô cùng cần thiết.

Trọng tâm nào được ưu tiên trong báo cáo/ các buổi họp hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn triển khai:

  • Trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai, Lãnh đạo sẽ phải chú ý vào việc setup bộ máy cơ bản (quy chế làm việc, kế hoạch quản lý chuyên môn).
  • Trước các mốc đánh giá quan trọng của GCED, các báo cáo sẽ nghiêng về kế hoạch tổ chức và độ sẵn sàng của GV và HS.
  • Khi chương trình đã ổn định, Lãnh đạo sẽ phải rà soát đánh giá chất lượng học và dạy, yêu cầu số liệu và bằng chứng cụ thể, đào sâu vào công tác dự giờ và coaching cho GV.
  • Cuối mỗi giai đoạn (thông thường là 1 học kỳ), Lãnh đạo sẽ yêu cầu đánh giá tổng thể, dựa trên những mong đợi chính của Chương trình cho HS và GV. Lãnh đạo sẽ tổ chức suy ngẫm và tạo KHHĐ cho chu kỳ tiếp theo.
  • Xuyên suốt quá trình triển khai, Lãnh đạo sẽ luôn cần được thông báo về phương án truyền thông.

Dưới đây là những điểm trọng tâm cần được thể hiện rõ trong báo cáo hay họp giao ban/ tổng kết. PCT sẽ cố vấn lãnh đạo để set agenda cho các buổi này. Một số điểm cần báo cáo định kỳ; một số điểm khác sẽ chỉ cần báo cáo khi có thay đổi:

BGH của các cơ sở cần tập trung báo cáo về:
Trọng tâm: hỗ trợ quá trình triển khai Những câu hỏi gợi mở, cần cân nhắc
Hệ thống hóa việc Đánh giá Quá trình, bằng chứng học tập, theo dõi tiến trình học tập
  • Đã làm rõ cho GV trong tổ trách nhiệm Đánh giá Quá trình chưa?
  • Tổ GCED tạo cơ sở triển khai Đánh giá Quá trình như thế nào?
  • GV tại cơ sở đã có khả năng lên KH thu thập bằng chứng học tập chưa?
  • Quy chế làm việc là gì? Bao lâu thì báo cáo cho tổ và CBQL?
  • BGH sẽ đảm bảo điều chỉnh dạy & học dựa trên phân tích bằng chứng học tập như thế nào?
  • Phương án cho LJJ và Nhật ký Giảng dạy?
  • Đã có hệ thống lưu trữ, theo dõi và kiểm soát bằng chứng/ quá trình học tập, LJJ, Nhật ký Giảng dạy chưa?
Các BGH và Tổ trưởng/ Điều phối Cơ sở sẽ hỗ trợ GV như thế nào?
  • BGH đã đảm bảo GV nắm nội dung giảng dạy và yêu cầu của Chương trình như thế nào?
  • BGH đã có định hướng tổ chức sinh hoạt chuyên môn (họp chuyên môn GCED, demo, workshop, v.v.) chưa?
  • BGH dự tính dự giờ góp ý và tổ chức coaching tại cơ sở như thế nào?
  • BGH đã nắm các mốc quan trọng của Chương trình và có phương ánh chuẩn bị cho GV và HS chưa?
  • BGH sẽ theo dõi và đáp ứng nhu cầu đào tạo GV GCED như thế nào?
Ngoài những nỗ lực truyền thông của Hệ thống, mỗi cơ sở cũng cần có phương án truyền thông riêng để thông tin có thể đến từng PHHS một cách cá nhân và cụ thể hơn.
  • GV GCED của cơ sở đã có khả năng trả lời những câu hỏi cơ bản về môn học (là gì? Mục tiêu là gì? Dạy & học như thế nào?) cho PHHS và các GV khác? BGH đảm bảo điều này như thế nào?
  • Kế hoạch truyền thông về quá trình triển khai GCED tại cơ sở như thế nào? Mời PH tham gia lớp? Hợp tác với Phòng PR-MKT? Trưng bày học phẩm hay tài liệu về quá trình học của HS?
Trọng tâm: kiểm soát chất lượng Những câu hỏi gợi mở, cần cân nhắc
Kiểm soát chất lượng học
  • Kết quả Đánh giá Quá trình hiện tại là gì? (tức tổng quan việc học, lấy mục tiêu làm mốc và dựa trên bằng chứng).
  • HS tại cơ sở có điểm mạnh/ yếu gì? Có đang theo được Chương trình hay không? Có phương án gì để giúp HS đang “đuối” và thử thách các HS xuất sắc?
  • BGH đang kiểm soát mức độ đạt mục tiêu của các tiết GCED như thế nào? Dựa trên bằng chứng gì?
  • BGH và GV đang làm gì để hướng tới những mục tiêu của năm học được đặt ra bởi Ma trận GCED?
Kiểm soát chất lượng dạy
  • BGH đã nắm và lan tỏa tiêu chuẩn Chương trình (mong đợi và chuẩn COT) cho GV GCED như thế nào?
  • BGH đang kiểm soát giáo trình (kế hoạch dạy một chương) & giáo án (mỗi tiết, do GV làm) như thế nào? Ý kiến đánh giá chất lượng của BGH về những mục này của cơ sở/ GV là gì?
  • BGH dự giờ (góp ý hoặc đánh giá) như thế nào?
Đề xuất KPI
  • Cơ sở đề xuất KPI gì cho môn GCED cho năm học này? Gợi ý:
    • % GV thuộc mức đạt;
    • % HS đạt thành thục trở lên trong suốt quá trình triển khai;
    • Điểm trung bình của mỗi HK;
    • Số lượng GV tiếp tục dạy GCED năm sau, điểm hài lòng của PHHS, v.v..
PCT cần tập trung báo cáo về:
Trọng tâm: cố vấn quá trình triển khai Những câu hỏi gợi mở, cần cân nhắc
Xây dựng và bàn giao Chương trình, một quá trình tiếp tục tiếp diễn suốt quá trình triển khai, bao gồm 2 giai đoạn chính: (1) Bàn giao sản phẩm căn bản, đủ để Nhà trường triển khai và (2) Tiếp tục bổ sung nội dung Thư viện Tài nguyên và cập nhật Khung Chương trình.
  • Tiến độ bàn giao Chương trình như thế nào rồi? Deadline tiếp theo là gì? Các sản phẩm có đến kịp cho Nhà trường sử dụng không? Những sản phẩm cần theo dõi:
    • Khung Chương trình (các cấu phần Nghiên cứu, Định hướng Dự án & Hành động);
    • Thư viện Tài nguyên;
    • Rubric cho các mốc đánh giá,
    • Cẩm nang GCED.
  • Kế hoạch bổ sung, tiếp tục xây dựng kho tài liệu/ kiến thức (sau bàn giao) như thế nào?
Báo cáo về công việc hỗ trợ và đồng hành với quá trình triển khai GCED tại các cơ sở.
  • Tiến triển thực hiện KH thăm dò và quản lý (gián tiếp) chất lượng (HS, GV, và việc triển khai Chương trình nói chung) như thế nào?
  • PCT nắm và theo sát quá trình chuẩn bị cho các mốc quan trọng (các mốc đánh giá HS & GV, các ngày báo cáo, v.v.) của BGH như thế nào - đề xuất thay đổi nếu cần thiết.
Kế hoạch đào tạo và tài liệu hướng dẫn.
  • Kế hoạch Đào tạo đang dựa trên cơ sở/ nhu cầu nào?
  • Triển khai theo kế hoạch đào tạo đến đâu rồi?
  • Các BGH có đề xuất PCT bổ sung đào tạo/ tài liệu gì không?
Trọng tâm: nghiên cứu và phát triển Những câu hỏi gợi mở, cần cân nhắc
PCT có trách nhiệm liên tục nghiên cứu & phát triển, hướng tới việc phát triển môn GCED và đội ngũ triển khai theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Những khía cạnh chính của Chương trình để triển khai nghiên cứu là gì?
  • Đề xuất KH nghiên cứu & phát triển? Mục tiêu của những dự án này?
  • Tình trạng của những dự án nghiên cứu & phát triển đang diễn ra?
Cuối mỗi giai đoạn triển khai (thông thường là 1 học kỳ hoặc năm học), PCT sẽ phải đánh giá mức độ đạt những mục tiêu trọng tâm, cập nhật Chương trình.
  • Các mục tiêu trọng tâm là gì? Mức độ đạt của các mục tiêu đó? Bằng chứng?
  • Mục tiêu nào cần cải thiện? Đề xuất phương pháp?
  • Mục tiêu nào đã làm tốt? Phương án nhân rộng cho toàn hệ thống?
  • Những bước tiếp theo cần cải thiện & nâng tầm Chương trình cho học kỳ/ năm học là gì? Kế hoạch hành động cho việc đổi mới sáng tạo?

Định hướng lộ trình Cải thiện Chương trình