Bình luận về thực tiễn triển khai môn học

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 17:09, ngày 4 tháng 9 năm 2024 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Trang


Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai môn học & giải đáp của PCT

Bình luận của PCT về các sản phẩm thực tế của HS & GV khi triển khai môn học

Bình luận về giáo án của GV

Chương 1

K1: Sự đa dạng

[GCED1-Lesson1.4] Cuộc sống đa dạng trên thế giới
Giáo án của GV Bình luận của PCT
The URL or file path Bài_trình_bày_Truy_vấn_Cá_nhân_-_K4.pdf does not exist. Giáo án này thuộc bài 1.4, và được triển khai trong 3 tiết. Giáo án này hướng tới việc đạt những MTB sau:
  • MTB 1.4.a: Hiểu rằng cuộc sống của mọi người ở những nơi khác có thể vừa giống, vừa khác so với bản thân
  • MTB 1.4.b: Nhận biết một số khu vực/địa điểm trong nước có cuộc sống khác biệt so với khu vực bản thân đang sinh sống.
  • MTB 1.4.c: Nhận biết một số quốc gia với cuộc sống khác biệt so với Việt Nam


Bình luận về giáo án tiết 1

Giáo án của tiết này hướng tới việc đạt 1 MTB duy nhất là MTB 1.4.a: Hiểu rằng cuộc sống của mọi người ở những nơi khác có thể vừa giống, vừa khác so với bản thân. TCTC của MTB này chỉ yêu cầu HS nêu "điểm khác biệt" mà chưa yêu cầu nêu "điểm giống nhau", và như vậy là thiếu so với yêu cầu của MTB.


HĐ khởi động: Bài quiz này không cần thiết vì (1) đang hỏi những câu mà có thể HS sẽ không nhớ kiến thức để trả lời (đây là nội dung của bài 1.1), và (2) không liên quan trực tiếp tới những nội dung bên dưới. Đáng lẽ GV nên hỏi những câu liên quan tới những bài vừa học thì HS sẽ dễ trả lời hơn.


HĐ1: Đúng trọng tâm MTB, tuy nhiên cần cân nhắc cải thiện cách tổ chức/các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Hầu hết HS sẽ không nói được từ "xin chào" bằng thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh, do đó không nên tốn quá nhiều thời gian để hỏi HS
  • Video này không giúp HS trả lời câu hỏi "Các bạn nhỏ có điểm gì giống và khác mình?". Nếu muốn hỏi câu này, GV nên sử dụng ngữ liệu khác
  • Tổ chức hoạt động nhóm cho HS K1 thường sẽ không hiệu quả (HS mất trật tự, không có nhiều hiểu biết để thảo luận với nhau, v.v.) GV có thể cân nhắc việc hỏi trực tiếp cả lớp, hoặc một số HS nào đó nếu thấy HS làm việc nhóm không hiệu quả


HĐ2: Sai MTB. Bài này yêu cầu nói về sự giống nhau & khác biệt giữa "cuộc sống" của mọi người, không phải "đặc điểm cá nhân". Đây là nội dung đã được đề cập ở bài trước, và hoạt động này đang lặp lại nội dung đã học. Nếu GV cảm thấy còn thừa thời gian, có thể chuyển sang nội dung của tiết sau, không cần lặp lại như thế này.


Bình luận về giáo án tiết 2

Giáo án của tiết này hướng tới việc đạt 1 MTB duy nhất là MTB 1.4.b: Nhận biết một số khu vực/địa điểm trong nước có cuộc sống khác biệt so với khu vực bản thân đang sinh sống. TCTC của MTB này thì OK, tuy nhiên nếu HS chưa biết là thành thị và nông thôn có cuộc sống khác nhau thì GV nên tách thành 2 TCTC sau:

  • Xác định một khu vực có cuộc sống khác biệt so với cuộc sống của bản thân (nơi này có thể là 1 vùng nông thôn nào đó)
  • Xác định một số điểm khác biệt cụ thể giữa cuộc sống ở nơi này với nơi HS đang sinh sống


HĐ khởi động: OK. Để liên kết tốt hơn với HĐ1, GV có thể nói gì đó về việc "2 HS trong lớp đã khác nhau như thế này rồi, vậy thì 2 người (hoặc 2 nhóm người) ở những nơi khác nhau thì sao"


HĐ1: Đúng trọng tâm MTB, tuy nhiên cần cân nhắc cải thiện cách tổ chức/các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Video mà GV định chiếu không đề cập cụ thể gì tới "cuộc sống" của người dân ở những nơi trong video, mà dường như chỉ chiếu cảnh quan. Nếu muốn dùng video này (PCT khuyên là không nên), GV phải nói cho HS là cuộc sống ở những nơi này có gì đáng chú ý
  • Và như vậy, ngay từ đầu bài GV đã phải liệt kê cho HS một số đặc điểm đáng chú ý trong cuộc sống ở một nơi bất kỳ (VD: nhà ở trông như thế nào, thói quen sinh hoạt ra sao, v.v).
  • Khi chốt hoạt động, không nên hỏi HS "Nông thôn khác gì thành phố?" mà nên hỏi "Đặc điểm A, B, C, v.v. ở nông thôn thì khác gì thành phố" thì HS sẽ dễ trả lời hơn. A, B, C, v.v. chính là những đặc điểm vừa nói ở trên


HĐ2: Đúng trọng tâm MTB, tuy nhiên cần cân nhắc cải thiện cách tổ chức/các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Video mà GV định chiếu có thể quá dài, và quá nhiều thông tin cho HS (chưa kể tới việc chưa chắc HS đã nghe được hết).
  • GV chọn ra 1 khía cạnh là "phong tục đón Tết" để so sánh giữa VN và các nước khác, và như vậy là tốt. Tuy nhiên, có thể HS sẽ không hiểu "phong tục đón Tết" nghĩa là gì, do đó GV nên cho sẵn một số khía cạnh đơn giản về phong tục (VD: trang phục, món ăn thường ăn nhân dịp Tết, thời gian diễn ra Tết, v.v.) để đưa cho HS từ đầu thì HS sẽ dễ hình dung hơn.


HĐ suy ngẫm:

  • Câu hỏi 1 quá khó để HS trả lời vì rất chung chung. Nên hỏi câu hỏi nào đó cụ thể hơn, VD: Con thấy Tết ở đâu thú vị nhất? Nơi nào có cuộc sống khác con nhất?
  • Câu hỏi 2 quá khó để HS trả lời vì không liên quan tới các nội dung đằng trước.


Bình luận về giáo án tiết 3

Giáo án của tiết này hướng tới việc đạt 1 MTB duy nhất là MTB 1.4.c: Nhận biết một số quốc gia với cuộc sống khác biệt so với Việt Nam. TCTC của MTB này thiếu kết nối với MTB. MTB đang yêu cầu liệt kê "quốc gia", nhưng TCTC lại là "điểm khác biệt". Đáng lẽ TCTC nên là

  • Nhắc lại một số quốc gia trên thế giới
  • Nhắc lại điểm khác biệt trong cuộc sống của người dân ở những quốc gia này so với Việt Nam


HĐ1: Đúng trọng tâm MTB, tuy nhiên cần cân nhắc cải thiện cách tổ chức/các yêu cầu cụ thể như sau:

  • "Thời tiết của VN" là một nội dung tương đối trừu tượng, chưa chắc HS đã nói ra được. Chưa kể, mỗi vùng miền của VN lại có thời tiết (từ đúng ở đây đáng lẽ là "khí hậu") khác nhau, và có thể HS sẽ không có đủ hiểu biết để nói về các loại thời tiết ở những nơi khác nhau tại Việt Nam.
  • Video mà GV định chiếu phần lớn không liên quan tới "cuộc sống của người dân", và đề cập tới rất nhiều thông tin khó/không cần thiết với bài học này. Nên đổi ngữ liệu khác
  • Nói chung, nếu muốn nói về "thời tiết", nên sử dụng những ngữ liệu đơn giản, trực quan hơn (vì "thời tiết" là một khái niệm tương đối trừu tượng). Hoặc GV có thể chọn 1 khía cạnh khác để thảo luận với HS


HĐ2: Đúng trọng tâm MTB, tuy nhiên cần cân nhắc cải thiện cách tổ chức/các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Video mà GV định chiếu thì OK, nhưng nên bảo đảm HS hiểu "giáng sinh" có nghĩa là gì trước khi chiếu video.
  • Nội dung của hoạt động này vẫn còn liên quan tới "đặc điểm cá nhân". Đây không phải là trọng tâm của bài này, mà là "sự giống nhau & khác biệt về cuộc sống" của mọi người.


HĐ suy ngẫm:

  • Câu hỏi 1 quá khó để HS trả lời vì rất chung chung. Nên hỏi câu hỏi nào đó cụ thể hơn, VD: Con thấy Tết ở đâu thú vị nhất? Nơi nào có cuộc sống khác con nhất?
  • Câu hỏi 2 quá khó để HS trả lời vì không liên quan tới các nội dung đằng trước.
Bài trình bày Truy vấn Cá nhân mẫu của K5
Các yếu tố cần cân nhắc Lưu ý
The URL or file path Bài_trình_bày_Truy_vấn_Cá_nhân_-_K5.pdf does not exist.

K2: Nước sạch

K3: Sức khỏe & chăm sóc sức khỏe

K4: Động & thực vật trên Trái Đất

K5: Quy tắc xã hội

K6: Giảm nghèo

K7: Biến đổi khí hậu

K8: Bất bình đẳng xã hội

K9: Sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững

K10: Tiếp cận giáo dục

K11: Năng lượng bền vững

K12: Chất lượng cuộc sống