Các Chủ đề trọng tâm
Lĩnh vực 1: Con người
📙 Bài chi tiết: link
Lớp 1, 3, 6 và 10
Mô tả: Học sinh sẽ có cái nhìn toàn cảnh về bản thân và những người khác trong cộng đồng & trên thế giới. Mỗi người đều có đặc điểm riêng, bản sắc riêng, giúp tạo ra sự đa dạng trên phạm vi toàn cầu. Ngược lại, tất cả đều có chung trách nhiệm về việc bảo đảm sự sống còn, sự phát triển của loài người nói chung. Để làm vậy, học sinh cần biết về những vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố con người trên thế giới, từ đó tìm ra giải pháp cho chúng. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng để hình thành nên thái độ, hiểu biết và kỹ năng của một Công dân Toàn cầu.
Lĩnh vực 1 gồm 4 chủ đề: Bản sắc & Sự đa dạng (Lớp 1), Bản sắc & Sự đa dạng (Lớp 1), Giả m nghèo & đói (Lớp 6), Phổ cập giáo dục chất lượng (Lớp 10)
Lĩnh vực 2: Hành tinh
📙 Bài chi tiết: link
Lớp 2, 4, 7 và 11
Mô tả: Học sinh hiểu được những yếu tố hình thành nên môi trường sống và những nguồn tài nguyên con người đang sử dụng. Bảo vệ môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ tương lai phát triển bền vững của con người. Tuy nhiên, con người lại là tác nhân chính cho rất nhiều vấn đề trên hành tinh này. Qua việc gây ô nhiễm môi trường hay khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên vốn chỉ có hạn, con người đang gây ra những tác động không thể đảo ngược với Trái Đất. Học sinh phải nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, từ đó suy nghĩ về những việc cần làm để bảo đảm con người có thể chung sống hòa hợp với Trái Đất.
Lĩnh vực 2 gồm 4 chủ đề: Biến đổi khí hậu (Lớp 7), Sự sống trên Trái Đất (Lớp 4), Biến đổi khí hậu (Lớp 7), Năng lượng sạch & bền vững (Lớp 11)
Lĩnh vực 3: Công bằng xã hội
📙 Bài chi tiết: link
Lớp 5 và 8
Mô tả: Học sinh tìm hiểu về tầm quan trọng của công bằng xã hội, từ đó nhận ra nhu cầu thiết yếu về một hệ thống công lý hiệu quả. Đồng thời, học sinh cũng cần nhận ra của cải, tài nguyên, cũng như cơ hội và quyền lợi dành cho mọi người chưa được phân phối đồng đều. Sự bất bình đẳng tồn tại ở rất nhiều dạng, ảnh hưởng tới những đối tượng khác nhau theo những cách khác nhau. Học sinh sẽ tìm hiểu về những thể chế, bộ máy đang chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Lĩnh vực 3 gồm 2 chủ đề: Công lý (Lớp 5), Bình đẳng & Giảm bất bình đẳng (Lớp 8)
Lĩnh vực 4: Lao động vào tiêu thụ
📙 Bài chi tiết: link
Lớp 9 và 12
Nền kinh tế thế giới đang phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng nhưng lại chưa bảo đảm được tính bền vững, chưa mang lại những yếu tố quan trọng như cơ sở hạ tầng bền vững hay công ăn việc làm ổn định cho mọi người. Phần lớn thành viên của nền kinh tế, của một bộ máy lớn chưa có được sự ổn định về thu nhập và việc làm, dẫn tới các hệ quả khác như nạn nghèo, đói, và các vấn nạn an sinh khác mà UN đã nêu ra. Ngoài ra, bộ máy lớn này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới hành tinh qua việc sản xuất & tiêu thụ tài nguyên thiếu hiệu quả. Học sinh cần biết cách xác định những điểm yếu, bất cập của bộ máy lớn này, từ đó hình dung ra được cách khắc phục.
Lĩnh vực 4 gồm 4 chủ đề: Phát triển kinh tế bền vững (Lớp 9), Thu nhập & Chất lượng cuộc sống (Lớp 12),