Hướng dẫn step-by-step (Thiết kế hoạt động)
Trong công việc thiết kế mảnh ghép hoạt động, thầy/cô sẽ trải qua 3 phần khác nhau của quá trình.
1. Chuẩn bị;
2. Viết nội dung;
3. Kiểm tra, kiểm chứng.
Việc thiết kế mảnh ghép cho các tiết học lý thuyết thông qua các Lăng kính (Khám phá Chủ đề) sẽ có những khác biệt nhất định so với những tiết khác, vì vậy sẽ có 2 bộ hướng dẫn step-by-step riêng: 1 bộ áp dụng cho 21 tiết đầu, 1 bộ áp dụng cho 51 tiết còn lại.
Hướng dẫn từng bước cho 21 tiết đầu
Chuẩn bị
Phần này mang tính chất nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị hết sức có thể cho công việc của mình.
Bước | Công việc |
1. Nắm định hướng môn học: Nếu thầy cô chưa rõ về định hướng môn học hay nội dung mình sẽ viết nằm ở đâu trong Chương trình, xin thầy/cô tham khảo. | ● Mục Giới thiệu để hiểu sứ mệnh và mục tiêu của môn học;
● Mục Phân phối Chương trình để hiểu cấu trúc của môn học. ● File glossary khi cần tra thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình GCED. |
2. Nắm các khái niệm thiết yếu: Những khái niệm trong GCED có thể được hiểu rất rộng, và việc chênh lệch trong cách hiểu giữa nhiều người cùng làm Chương trình rất dễ xảy ra. Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán, thầy/cô nên nắm những định nghĩa chung, phạm vi của những khái niệm, cũng như định hướng cho học sinh. | ● Hiểu rõ định nghĩa của 5 Lăng kính
● Hiểu rõ Chủ đề trọng tâm của khối được giao - thầy/cô chỉ cần đọc phần của khối được giao & tham khảo qua khối trên và dưới. |
3. Nắm mong đợi cho khối lớp: Giờ thầy/cô đã nắm các khái niệm, câu hỏi tiếp theo là xây dựng hoạt động và học liệu như thế nào thì phù hợp với lứa tuổi của khối được giao nhất? Thầy/cô sẽ cần có một bộ chuẩn đầu ra theo khối lớp để làm “kim chỉ nam”. | ● Tham khảo file Ma trận GCED, sheet II để hiểu mong đợi đầu ra cho khối của mình. Lưu ý rằng phần kiến thức áp dụng cho cả khóa; phần kỹ năng và thái độ thì kết nối chặt chẽ hơn với chương tương ứng. |
4. Nắm rõ nhiệm vụ của chuyên viên xây dựng hoạt động: Để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả nhất, chuyên viên phải hiểu rõ “đề” mà mình nhận được và sản phẩm của mình được giáo viên sử dụng như thế nào. | ● Nắm rõ hệ thống mục tiêu-tiêu chí của khối mình vì đây là cơ sở để mình “nhận đề” và thiết kế hoạt động. Xem Mẫu Khung Chương trình, sheet III. Tuy nhiên khi làm việc, thầy/cô sẽ được giao cho một sheet thực thế thay vì mẫu.
● Nắm rõ quy trình của giáo viên cần theo để tạo ra giáo án hoàn thiện qua việc sử dụng những mảnh ghép hoạt động của mình như thế nào. ● Nắm cách mã hóa tất cả nội dung của Khung Chương trình. |
5. Hình dung được sản phẩm đầu ra: | ● Thầy/cô sẽ tham khảo file Thư viện Tài nguyên Mẫu để tham khảo hình dạng mong đợi của các “mảnh ghép” hoạt động.. |
Viết nội dung
Đây là công việc chính của chuyên viên thiết kế hoạt động. Nên thực hiện phần 2 song song với phần 3.
Bước | Công việc |
6. Nhận “đề” bài: Chuyên viên thiết kế hoạt động sẽ được giao cho các mục tiêu-tiêu chí để xây dựng hoạt động nhằm thỏa mãn mục tiêu và giúp học sinh đạt được tiêu chí đó. Trong đa số trường hợp, thứ tự của các mục tiêu-tiêu chí là cố định. | ● Thầy/cô tham khảo kỹ tổng thể Khung Chương trình (sheet I & II) của khối được giao để hiểu rõ ý của người thiết kế Chương trình.
● Trong đây, thầy/cô sẽ làm việc chủ yếu dựa trên sheet III. Mục tiêu-tiêu chí. |
7. Viết ra mảnh ghép hoạt động: Thầy/cô lưu ý rằng mỗi mục tiêu-tiêu chí sẽ có nhiều cách tiếp cận, nhiều dạng hoạt động và tài nguyên khác nhau để giúp học sinh đạt được yêu cầu. Vì vậy, mỗi mục tiêu-tiêu chí sẽ có nhiều hơn một mảnh ghép hoạt động.
|
● Ngoài việc tận dụng kinh nghiệm giảng dạy, thầy/cô sẽ phải nghiên cứu thêm để viết những mảnh ghép hoạt động.
● Tham khảo Ma trận GCED, sheet II để biết rõ những kỹ năng mong đợi cho khối lớp của mình là gì và dựa vào đó để xây dựng hoạt động. ● Bám theo Mô hình 3A để định hình tính chất của hoạt động (gợi mở? Trang bị kiến thức? Áp dụng kỹ năng?). ● Đặt động từ (hành động của học sinh) dựa trên Thang Bloom; đảm bảo hiểu biết của học sinh được xây dựng lên từ từ. VD: Cho các động từ “nhớ”, mở ngoặc (Bloom 1) bên cạnh. ● Cân nhắc số phút tổng của hoạt động cũng như số phút cho các bước trong hoạt động. Lưu ý rằng mỗi tiết nên trừ hao sẵn 15’ cho các hoạt động ổn định, giới thiệu, suy ngẫm, vv. (xem bước 7) ● Nguồn tài liệu: tổng hợp và xử lý (Việt hóa, đơn giản hóa, chú thích hướng dẫn, v.v.) đến mức mà giáo viên không cần xử lý thêm nhiều trước khi dạy. ● Lưu ý đánh mã cho hoạt động đúng quy định. |
8. Quy ước thời gian cho hoạt động: Mỗi tiết sẽ dành ra 15 phút cho những hoạt động bổ trợ(không nằm trong trách nhiệm của chuyên viên thiết kế hoạt động). Vậy có nghĩa thời gian cho những hoạt động chính (mảnh ghép) như sau:
• Tiểu học: 20 phút; • Trung học: 30 phút.
|
● Thầy/cô cân bằng thời gian tổng cho các mảnh ghép hoạt động dựa trên:
○ Thời gian còn lại sau khi đã trừ hao hoạt động bổ trợ. ○ Số mục tiêu (và có nghĩa là hoạt động) được Khung Chương trình giao cho tiết đó. ○ Vai trò (Mô hình 3A) và mức thời gian tối ưu cho hình thức của hoạt động này. ● Thầy/cô gợi ý số phút cho mỗi bước trong hoạt động của mình. ● Thầy/cô viết số phút được phân bổ vào chính mảnh ghép của mình. |
9. Đưa mảnh ghép đã viết vào Thư viện Tài nguyên: Sau khi đã viết xong mảnh ghép hoạt động, thầy/cô copy (nếu chưa) vào Thư viện Tài nguyên của khối được giao và format đầy đủ theo hướng dẫn. Đây sẽ là cơ sở để thầy/cô và Điều phối Dự án cùng nhau kiểm tra, kiểm chứng, điều chỉnh và nghiệm thu.
|
● Đưa mảnh ghép vào Thư viện Tài nguyên (sẽ là file Google Docs mà thầy cố được cấp access từ đầu quá trình).
● Format sản phẩm theo yêu cầu. |
Kiểm tra, kiểm chứng
Nhiệm vụ chính trong phần 3 là tự kiểm chứng chất lượng công việc của mình. Phần này sẽ không có yêu cầu cụ thể về sản phẩm hay thứ tự thực hiện. Phần 3 nên được thực hiện song song với phần 2.
Bước | Công việc |
7. Hoạt động có align với Khung Chương trình & đóng góp vào xây dựng hiểu biết về Lăng kính không? | ● Thầy/cô cần đảm bảo mảnh ghép hoạt động đóng góp một cách trọng tâm cho hệ thống câu hỏi của Khung Chương trình (sheet II) của khối được giao.
● Hoạt động có giúp học sinh thực tập một trong 5 Lăng kính không? Có phù hợp với mong đợi đầu ra cho lứa tuổi theo Ma trận GCED, sheet II không? |
8. Hoạt động đã tạo ra bằng chứng học tập chưa?
|
Vì vậy, mảnh ghép hoạt động nào cũng cần phải nêu rõ:
● Bằng chứng học tập cho hoạt động này là gì? ● Được tạo ra bởi ai? ○ Với HS - có thể là ghi chép, phiếu học tập, vv. ○ Với GV - có thể là một checklist theo dõi học sinh. ● Được lưu trữ như thế nào? |
9. Phân bổ thời gian hoạt động đã hợp lý chưa? | ● Hợp lý với các hoạt động khác của giai đoạn:
○ Tự hỏi: với số tiết cho sẵn của 1 giai đoạn, có đủ thời gian thực hiện hết những hoạt động của mình thiết kế và đạt hết những mục tiêu của Khung Chương trình không? ● Hợp lý nội trong hoạt động: ○ Tự hỏi: mỗi hoạt động tương ứng với 1 mục tiêu-tiêu chí kéo dài khoảng 15’ - 20’ không? Nếu không, có hoạt động nào khác ngắn hơn hoặc dài hơn để cân bằng lại không? |
10. Kiểm tra tiến triển hoạt động theo Mô hình 3A và Thang Bloom. | ● Cho mỗi mảnh ghép: Hoạt động này đóng vai trò gì trong Mô hình 3A? Lưu ý một hoạt động có thể có nhiều hơn 1 chức năng.
○ Nếu là hoạt động “Activate” thì tự hỏi đây có phải là lần đầu học sinh làm quen với khái niệm và cần được gợi mở lần đầu? ○ Nếu đây là hoạt động “Acquire” thì tự hỏi học sinh đã được gợi mở trước đó chưa? ○ Nếu đây là hoạt động “Apply” thì tự hỏi học sinh đã được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể sử dụng cho những yêu cầu cao hơn trên Thang Bloom chưa? ● Các động từ mong muốn học sinh thực hiện đã được ghi chú Bloom 1, 2, 3, vv.? |
11. Kiểm tra formatting theo mẫu. | ● Format sản phẩm theo yêu cầu. |
Hướng dẫn từng bước cho 51 tiết còn lại
Chuẩn bị
Phần 1 mang tính chất nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị hết sức có thể cho công việc của mình.
Bước | Công việc |
1. Nắm định hướng môn học: Nếu thầy cô chưa rõ về định hướng môn học hay nội dung mình sẽ viết nằm ở đâu trong Chương trình, xin thầy/cô tham khảo | ● Mục Giới thiệu để hiểu sứ mệnh và mục tiêu của môn học;
● Mục Phân phối Chương trình để hiểu cấu trúc của môn học. ● File Danh sách thuật ngữ khi cần tra thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình GCED. |
2. Nắm lộ trình 51 tiết thực hành: Vậy xây dựng hoạt động và học liệu như thế nào thì phù hợp với lứa tuổi của nhóm khối được giao nhất? | ● Tham khảo Hướng dẫn 51 tiết thực hành để nhìn thấy lộ trình của các tiết này một cách xuyên suốt, cụ thể, phù hợp với khả năng của từng nhóm tuổi. |
3. Hình dung được sản phẩm đầu ra: | ● Thầy/cô xem file Mảnh ghép Truy vấn và Định hướng (10, 11, 12) để nắm được mong đợi cho sản phẩm đầu ra của mình.
● Nắm cách mã hóa tất cả nội dung của Khung Chương trình. |
Viết nội dung
Đây là công việc chính của chuyên viên thiết kế hoạt động. Nên thực hiện phần 2 song song với phần 3.
Bước | Công việc |
4. Nhận “đề” bài: Chuyên viên thiết kế hoạt động sẽ được giao cho các mục tiêu-tiêu chí để xây dựng hoạt động nhằm thỏa mãn mục tiêu và giúp học sinh đạt được tiêu chí đó. Trong đa số trường hợp, thứ tự của các mục tiêu-tiêu chí là cố định. | ● Thầy/cô tham khảo tổng thể Khung Chương trình (sheet I & II) của khối được giao để dễ dàng hình dung được tiến trình của chương trình học.
● Trong đây, thầy/cô sẽ chủ yếu dựa vào nội dung trong sheet III. Mục tiêu-tiêu chí. ● Trung bình, cho mỗi mục tiêu-tiêu chí, thầy/cô sẽ thiết kế hoạt động kéo dài khoảng từ 15’ - 20’. Như vậy 1 tiết thường sẽ giải quyết được khoảng 2 mục tiêu. |
5. Thiết kế hướng dẫn từng bước (step-by-step guide) cho từng mục tiêu-tiêu chí: Đối với 51 tiết sau, thầy/cô chỉ cần đưa ra được một phương án triển khai để đạt được mỗi mục tiêu-tiêu chí, tương ứng với một mảnh ghép.
Sản phẩm mong đợi: Các mảnh ghép hoạt động cho những mục tiêu-tiêu chí được giao & các tài liệu/tài nguyên bổ trợ nếu có. |
● Ngoài việc tận dụng kinh nghiệm giảng dạy, thầy/cô sẽ phải nghiên cứu thêm để viết những mảnh ghép hoạt động.
● Tham khảo Hướng dẫn 51 tiết thực hành để nắm được mong đợi cho khối lớp của mình và dựa vào đó để xây dựng hoạt động. ● Thay đổi nội dung của file [MẪU] để phù hợp với khả năng của HS khối lớp thầy/cô phụ trách. ● Bám theo Mô hình 3A để định hình tính chất của hoạt động (gợi mở? Trang bị kiến thức? Áp dụng kỹ năng?). ● Đặt động từ (hành động của học sinh) dựa trên Thang Bloom; đảm bảo hiểu biết của học sinh được xây dựng lên từ từ. VD: Cho các động từ “nhớ”, mở ngoặc (Bloom 1) bên cạnh. ● Nguồn tài liệu: tổng hợp và xử lý (Việt hóa, đơn giản hóa, chú thích hướng dẫn, v.v.) đến mức mà giáo viên không cần xử lý thêm nhiều trước khi dạy. ● Lưu ý đánh mã cho hoạt động đúng quy định. |
6. Đưa mảnh ghép đã viết vào Thư viện Tài nguyên: Sau khi đã viết xong mảnh ghép hoạt động cho 1 khối trong nhóm khối lớp thầy/cô phụ trách, thầy/cô copy vào Thư viện Tài nguyên của từng khối được giao và format đầy đủ theo hướng dẫn. Đây sẽ là cơ sở để thầy/cô và Điều phối Dự án cùng nhau kiểm tra, kiểm chứng, điều chỉnh và nghiệm thu.
Sản phẩm mong đợi: Thư viện Tài nguyên có hoạt động cho tất cả tiết của khối. Việc đánh mã và formatting đã đồng đều theo quy định. |
● Đưa mảnh ghép vào Thư viện Tài nguyên (sẽ là file Google Docs mà thầy cô được cấp access từ đầu quá trình).
● Đánh mã phù hợp với mỗi khối lớp dù nội dung có thể y hệt nhau. ● Format sản phẩm theo yêu cầu. |
Kiểm tra, kiểm chứng
Nhiệm vụ chính trong phần 3 là tự kiểm chứng chất lượng công việc của mình. Phần này sẽ không có yêu cầu cụ thể về sản phẩm hay thứ tự thực hiện. Phần 3 nên được thực hiện song song với phần 2.
Bước | Công việc |
7. Hoạt động có align với Khung Chương trình & đóng góp vào xây dựng hiểu biết về Lăng kính không? | ● Thầy/cô cần đảm bảo mảnh ghép hoạt động đóng góp một cách trọng tâm cho hệ thống câu hỏi của Khung Chương trình (sheet II) của khối được giao.
● Hoạt động có giúp học sinh thực tập một trong 5 Lăng kính (Các Lăng kính) không? Có phù hợp với mong đợi đầu ra cho lứa tuổi theo Ma trận GCED, sheet II không? |
8. Hoạt động đã tạo ra bằng chứng học tập chưa?
Bằng chứng học tập là cách để giáo viên theo dõi quá trình học tập của học sinh và điều chỉnh kịp thời. Đây là cơ sở để biết được học sinh đã đạt được mục tiêu của mảnh ghép hoạt động hay chưa. |
● Vì vậy, mảnh ghép hoạt động nào cũng cần phải nêu rõ:
● Bằng chứng học tập cho hoạt động này là gì? ● Được tạo ra bởi ai? ○ Với HS - có thể là ghi chép, phiếu học tập, vv. ○ Với GV - có thể là một checklist theo dõi học sinh. ● Được lưu trữ như thế nào? |
9. Phân bổ thời gian hoạt động đã hợp lý chưa? | ● Hợp lý với các hoạt động khác của giai đoạn:
○ Tự hỏi: với số tiết cho sẵn của 1 giai đoạn, có đủ thời gian thực hiện hết những hoạt động của mình thiết kế và đạt hết những mục tiêu của Khung Chương trình không? ● Hợp lý nội trong hoạt động: ○ Tự hỏi: mỗi hoạt động tương ứng với 1 mục tiêu-tiêu chí kéo dài khoảng 15’ - 20’ không? Nếu không, có hoạt động nào khác ngắn hơn hoặc dài hơn để cân bằng lại không? |
10. Kiểm tra tiến triển hoạt động theo Mô hình 3A và Thang Bloom. | ● Cho mỗi mảnh ghép: Hoạt động này đóng vai trò gì trong Mô hình 3A? Lưu ý một hoạt động có thể có nhiều hơn 1 chức năng.
○ Nếu là hoạt động “Activate” thì tự hỏi đây có phải là lần đầu học sinh làm quen với khái niệm và cần được gợi mở lần đầu? ○ Nếu đây là hoạt động “Acquire” thì tự hỏi học sinh đã được gợi mở trước đó chưa? ○ Nếu đây là hoạt động “Apply” thì tự hỏi học sinh đã được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể sử dụng cho những yêu cầu cao hơn trên Thang Bloom chưa? ● Các động từ mong muốn học sinh thực hiện đã được ghi chú Bloom 1, 2, 3, vv.? |
11. Kiểm tra formatting theo mẫu. | ● Format sản phẩm theo yêu cầu. |