GCED K1: Tiết 1.5

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:01, ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi và mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 1.5. Vì sao phải tôn trọng sự khác biệt?
Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 1.5.1. Học sinh hiểu tôn trọng là gì, vì sao phải tôn trọng sự khác biệt. 1.5.2. Học sinh tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 1.5.1. Học sinh nêu ra được:

- 1 hành vi thể hiện sự tôn trọng. - 1 lợi ích từ việc tôn trọng sự khác biệt - 1 hậu quả của việc thiếu tôn trọng sự khác biệt.

1.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Tham khảo:- Hành vi thiếu tôn trọng sự khác biệt: https://www.youtube.com/watch?v=AcMktHRCf0w

- Câu chuyện Chấp nhận và Tôn trọng người khác: https://www.youtube.com/watch?v=XxfbwqEgXOo

- Các hoạt động để HS hiểu về việc tôn trọng người khác: https://extension.psu.edu/programs/betterkidcare/knowledge-areas/environment-curriculum/activities/all-activities/we-are-different-we-are-the-same-teaching-young-children-about-diversity

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(3’) GV kể cho HS nghe mẩu chuyện: Na không may bị thương ở chân nên phải ngồi xe lăn. Hôm nay là ngày đầu tiên Na đi học trở lại. Vừa vào đến lớp, Bi lập tức chạy đến: Lêu Lêu! Đồ ngồi xe lăn! Ha Ha... Na suýt nữa thì bật khóc. Bo ở gần đó liền bảo: Bi ơi! Cậu không nên như thế! Cậu không thấy chân Na đang bị thương sao? Bạn bè phải biết giúp đỡ nhau chứ! (Trong Tài liệu bổ trợ).

Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

  • Chuyện gì đã xảy ra trong câu chuyện cô vừa kể?
  • Hành vi của bạn nào thể hiện sự tôn trọng? Vì sao?
  • Nếu con là bạn Bi, con sẽ làm gì tiếp theo?
  • Con hiểu tôn trọng là gì? (HS chỉ cần hiểu đơn giản Tôn trọng là cư xử lịch sự, tử tế, không kỳ thị sự khác biệt của người khác)

(5’) GV tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng?”

  • GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
  • GV phát mỗi nhóm 1 tờ Phiếu khổ A3 chia thành 2 cột: 1 bên là Hành vi tôn trọng và 1 bên là hành vi thiếu tôn trọng; 1 rổ nhựa đựng 5 - 7 hình ảnh (Tham khảo trong Tài liệu bổ trợ)
  • Các nhóm có thời gian 2’ để xác định (Bloom 1) hình ảnh thuộc nhóm nào và dán vào Phiếu.
  • Các nhóm cử đại diện lên chia sẻ và giải thích (Bloom 2) đáp án của mình.

(5’) Thảo luận nhóm đôi: Trả lời câu hỏi:

  • Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ mang lại cho con điều gì?
  • Và ngược lại, hậu quả của việc thiếu tôn trọng là gì?

Đại diện các nhóm lên trả lời:

  • Học sinh nêu ra (Bloom 2) được lợi ích của việc tôn trọng người khác.
  • HS nêu ra (Bloom 2) được hậu quả của việc thiếu tôn trọng.

(1’) GV tổng kết lợi ích của việc tôn trọng người khác.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) cần phải tôn trọng sự khác biệt của tất cả mọi người.

   Mảnh ghép b

(4’) GV cho HS xem clip:

https://www.youtube.com/watch?v=5d7qKvH_CQo&t=7s (0:31 - 3:22)

Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

  1. Chuyện gì xảy ra trong clip?
  2. Vì sao Cam và Dâu lại đánh nhau?
  3. Bạn Đốm đã làm gì để ngăn cản Cam và Dâu?

GV giảng: Ban đầu, Cam và Dâu không tôn trọng sự khác biệt của nhau đã dẫn đến chuyện làm mình bị thương. Nhờ có Đốm mà 2 bên đã hiểu ra, biết tôn trọng sự khác biệt của nhau và trở thành những người bạn thân thiết.

(2’) Thảo luận nhóm đôi: Tại sao cần tôn trọng những người khác mình? (Lợi ích là gì? Hậu quả ra sao?)

Học sinh nêu ra (Bloom 1) 1 số lý do và giải thích được (Bloom 2) cho bạn cùng cặp.

(3’) Chia sẻ - giáo viên ghi lại câu trả lời của học sinh trên bảng theo 2 cột LỢI ÍCH và HẬU QUẢ.

(5’) GV phát phiếu (trong Tài liệu bổ trợ) cho HS tô màu vào những bạn thể hiện hành vi tôn trọng.

HS chia sẻ trước lớp và giải thích được (Bloom 2) câu trả lời của mình.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Cần phải tôn trọng sự khác biệt của tất cả mọi người.


   Mảnh ghép a

(2’) HS nhắc lại nội dung của các tiết học trước.

(2’) HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Sự khác biệt được thể hiện trên thế giới như thế nào?

(5’) HS chia sẻ trước lớp.

(1’) Học sinh suy ngẫm, hiểu bản thân là một phần của thế giới rộng lớn. Biết mình là ai, vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của thế giới. Biết những điểm khác biệt của vấn đề ở mỗi khu vực trên thế giới.

   Mảnh ghép b

(5’) GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

  • Các nhóm tóm tắt kiến thức đã học trong Lăng kính Tư duy Toàn cầu. (Có thể vẽ sơ đồ tư duy).
  • Suy nghĩ trả lời câu hỏi: Sự khác biệt được thể hiện trên thế giới như thế nào?

(4’) Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

(1’) Học sinh suy ngẫm, hiểu bản thân là một phần của thế giới rộng lớn. Biết mình là ai, vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của thế giới. Biết những điểm khác biệt của vấn đề ở mỗi khu vực trên thế giới.