GCED K2: Tiết 2.7

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 03:30, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.7. Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người không có đủ nước sạch?
Mục tiêu bài học 2.7.1. HS hiểu được các ảnh hưởng tự nhiên dẫn tới việc không có đủ nước sạch. 2.7.2. HS hiểu rằng những hoạt động hàng ngày của con người có thể dẫn tới việc không có đủ nước sạch.
Tiêu chí đánh giá 2.7.1. HS nêu được:

- 2 hiện tượng tự nhiên có thể dẫn tới việc thiếu nước sạch tại Việt Nam và trên thế giới.

2.7.2. HS nêu được:

- 2 hoạt động hàng ngày của con người có thể dẫn tới việc thiếu nước sạch tại Việt Nam và trên thế giới.

Tài liệu tham khảo Gợi ý: bão, hạn hán, v.v.
Tham khảo: Các nguyên nhân tự nhiên dẫn tới việc thiếu nước sạch
https://www.unece.org/fileadmin/DAM/env/documents/2017/WAT/12Dec_11-12_Scarcity_WS/presentations/S0-3_MichelJarraud_Keynote_speech_v2.pdf
Gợi ý: dùng nước phí phạm, xả rác bừa bãi ra nguồn nước, v.v.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

GV cung cấp cho HS một số hình ảnh/thẻ về một số yếu tố trong tự nhiên (mưa, tuyết, lũ lụt, gió bão, các loài động vật, hạn hán, núi lửa…)

    • (2’) Xác định (Bloom 1) các yếu tố tự nhiên có trong tranh.
    • (4’) GV chia lớp thành các nhóm 4-6 người, yêu cầu mỗi nhóm tự chọn ít nhất 2 bức tranh, thảo luận và trả lời “Yếu tố tự nhiên này ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước sạch như thế nào? Giải thích (Bloom 2) tại sao?”
    • Khuyến khích các nhóm có thể lựa chọn nhiều hơn 2 tranh.
    • (7’) GV cho HS báo cáo (theo sản phẩm của nhóm hoặc GV hỏi HS theo từng bức tranh. Với những tranh khó ⇒ thảo luận chung cả lớp)

(GV tham khảo thêm về nguyên nhân ô nhiễm nước:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_nước)

(2’) ⇒ GV và HS cùng tổng kết, rút ra một số ảnh hưởng của tự nhiên có tác động không tốt, gây ô nhiễm nguồn nước (tuy nhiên một số yếu tố không xảy ra thường xuyên, không phải nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu nước sạch)

   Mảnh ghép b

(12’) Trò chơi: “Cuộc chiến với những chiến binh nước sạch”

  • Nội dung: Hãy tưởng tượng  có một cuộc chiến xảy ra giữa các yếu tố tự nhiên với những chiến binh nước sạch. Các con hãy đóng vai là những yếu tố tự nhiên và nghĩ các cách để tấn công nguồn nước sạch.

(VD: Nếu HS đóng vai mặt trời ⇒ mặt trời sẽ tỏa ra nguồn nhiệt thật nóng để nước bốc hơi, khiến đất đai bị khô hạn, nguồn nước cạn kiệt…; nếu HS đóng vai loài vật ⇒ chất thải của loài vật có thể rơi xuống nước, loài vật sau khi chết đi bị phân hủy, một số chất ngấm xuống đất, nước ngầm..vv..)

(HS có thể tự nghĩ ra các yếu tố tự nhiên hoặc GV đưa ra gợi ý: mưa, tuyết, lũ lụt, gió bão, các loài động vật, hạn hán, núi lửa…)

  • Hình thức: Chia nhóm 2-4 người hoặc chia nhóm theo các yếu tố tự nhiên. HS có thể suy nghĩ, thảo luận trong 2 phút, sau đó GV lần lượt cho các nhóm nêu cách”tấn công”. Mỗi cách phù hợp và được các bạn và GV đồng ý sẽ được tính điểm.

⇒ (3’) GV chốt: Rất nhiều yếu tố trong tự nhiên có thể ảnh hưởng đến nguồn nước sạch, khiến nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trở nên ít đi.

   Mảnh ghép a

abc

   Mảnh ghép b

(12’) Trò chơi: “Cuộc chiến với những chiến binh nước sạch”

  • Nội dung: Hãy tưởng tượng  có một cuộc chiến xảy ra giữa các yếu tố tự nhiên với những chiến binh nước sạch. Các con hãy đóng vai là những yếu tố tự nhiên và nghĩ các cách để tấn công nguồn nước sạch.

(VD: Nếu HS đóng vai mặt trời ⇒ mặt trời sẽ tỏa ra nguồn nhiệt thật nóng để nước bốc hơi, khiến đất đai bị khô hạn, nguồn nước cạn kiệt…; nếu HS đóng vai loài vật ⇒ chất thải của loài vật có thể rơi xuống nước, loài vật sau khi chết đi bị phân hủy, một số chất ngấm xuống đất, nước ngầm..vv..)

(HS có thể tự nghĩ ra các yếu tố tự nhiên hoặc GV đưa ra gợi ý: mưa, tuyết, lũ lụt, gió bão, các loài động vật, hạn hán, núi lửa…)

  • Hình thức: Chia nhóm 2-4 người hoặc chia nhóm theo các yếu tố tự nhiên. HS có thể suy nghĩ, thảo luận trong 2 phút, sau đó GV lần lượt cho các nhóm nêu cách”tấn công”. Mỗi cách phù hợp và được các bạn và GV đồng ý sẽ được tính điểm.

⇒ (3’) GV chốt: Rất nhiều yếu tố trong tự nhiên có thể ảnh hưởng đến nguồn nước sạch, khiến nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trở nên ít đi.