GCED K3: Tiết 3.1

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:15, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 3.1. Môn học Công dân Toàn cầu - GCED là gì, em sẽ học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 3.1.1.

Học sinh hiểu GCED là gì, mục tiêu của môn GCED.

3.1.2.

Học sinh hiểu mình sẽ học GCED như thế nào ở lớp 3.

Tiêu chí đánh giá 3.1.1.

- Học sinh giải thích được Công dân toàn cầu là gì. - Học sinh nêu được ít nhất 1 lí do vì sao em nên hướng tới việc trở thành Công dân toàn cầu.

3.1.2.

- Biết mình sẽ làm gì trong 2 cấu phần Nghiên cứu (HKI) và Hành động (HKII) của môn học. - Nhớ được chủ đề sẽ học ở lớp 3. - Nhớ được định hướng chung của 5 lăng kính.

Tài liệu gợi ý Cẩm nang GCED Cẩm nang GCED
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(3’) Động não: Khi GV nhắc đến “Công dân toàn cầu” các con nghĩ đến điều gì?

Mỗi HS nêu nhanh 1 từ (Ghi nhớ - Bloom 1)

(8’) Thảo luận nhóm:

  • Nhóm 5/6
  • Tên nhóm: Nhóm Giao tiếp
  • GV phát phiếu (có hình người trên khối A3 và note sẵn 5 ô để HS điền 5 từ) và đưa câu hỏi: 5 phẩm chất/ kĩ năng cần có của một công dân toàn cầu là gì?

Các nhóm thảo luận:

  • HS nhớ và ghi lại vào hình 5 phẩm chất/ kĩ năng của 1 công dân toàn cầu.
  • Chia sẻ trong nhóm thành câu/ thành ý (Thông hiểu - Bloom 2)
  • 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét, phản biện

GV cho HS xem đoạn clip với nội dung sau: (GV tự hoàn thành clip có kèm hình ảnh minh họa)

(- Là Công dân Toàn cầu, các con sẽ hoàn toàn đủ khả năng sánh vai với mọi người trong thế giới toàn cầu hóa. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề mang tính toàn cầu, các con sẽ được rèn luyện ​p​hẩm chất, hiểu biết & kỹ năng để cùng song hành với sự phát triển của thế giới.    

- Ngoài ra, qua việc áp dụng những góc nhìn mang tính toàn cầu trong quá trình học, các con sẽ dần ​khám phá ra cách giải quyết cho những vấn đề của cộng đồng hay khu vực. Những trải nghiệm thực tế sẽ tạo cơ hội suy ngẫm, củng cố và làm sâu thêm kiến thức cho chính bản thân các con)

(2’) Đánh giá: Hãy nêu hiểu biết của con về Công dân toàn cầu.

3 – 5 HS nêu:

  • Bạn nào nghĩ mình đã có phẩm chất/ kĩ năng của công dân toàn cầu rồi?
  • Những bạn nào muốn trở thành công dân toàn cầu? (HS giơ tay)
  • HS suy ngẫm trong 3 phút và viết ra giấy note câu trả lời của câu hỏi sau: (sau đó dán lên bảng nhóm – GV chuẩn bị trước)

(2’) Vì sao chúng ta cần trở thành công dân toàn cầu? (nói được 1 đến 2 lí do) (Thông hiểu – Bloom 2)

Các nhóm đi vòng tròn đọc các kết quả của các nhóm (kĩ thuật phòng tranh)

Đánh giá: Hãy nêu 1 đến 2 lí do vì sao cần trở thành công dân toàn cầu. (là kết quả hay nhất mà con vừa học được từ các nhóm khác – không nêu kết quả suy ngẫm của chính mình).

  • Nối tiếp 5 đến 7 HS nêu 1 đến 2 kết quả suy ngẫm  
   Mảnh ghép b


Dẫn dắt: Em hiểu công dân toàn cầu là gì? Cần có những hiểu biết (kiến thức), phẩm chất, kĩ năng gì? Làm việc theo nhóm 4-5 người để thảo luận:

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm sẽ ghi lại những hiểu biết của mình về những hiểu biết, kĩ năng, phẩm chất và thái độ của công dân toàn cầu
    • GV gợi ý cho các nhóm ghi lại kết quả thảo luận theo sơ đồ tư duy.
  • Các nhánh của sơ đồ tư duy sẽ hướng tới các phần:
    • Kiến thức: Xác định (Bloom 1) những kiến thức cần thiết của công dân toàn cầu (ngoại ngữ, công nghệ, cộng đồng…) và giải thích (Bloom 2) vì sao em đưa ra được các kiến thức về các lĩnh vực đó?.
    • Kĩ năng: Xác định (Bloom 1) những kĩ năng cần thiết của công dân toàn cầu (tranh luận, hùng biện, làm việc nhóm…) và giải thích (Bloom 2) vì sao em đưa ra được các tiêu chí kĩ năng đó?.
    • Phẩm chất: Xác định (Bloom 1) những phẩm chất của công dân toàn cầu (hội nhập, chủ động, tích cực…) và giải thích (Bloom 2) vì sao em đưa ra được các tiêu chí đó?.
  • Các nhóm lần lượt lên trình bày theo cách hiểu của nhóm
  • Các nhóm phản biện, phản hồi

??? Vì sao việc trở thành công dân toàn cầu lại cần thiết với mỗi học sinh?

( HS đưa ý kiến, GV gợi mở và chốt vấn đề)

  • Do ai cũng cần vươn ra biển lớn để phát triển.
  • Do vấn đề cấp bách của toàn nhân loại về các vấn đề chung của thế giới.
  • Do cơ hội trở thành công dân toàn cầu đã trở nên dễ dàng hơn nhờ rất nhiều các phương tiện.
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Biết vì sao cần trở thành công dẫn toàn cầu, vậy các con sẽ học môn GCED ở lớp 3 như thế nào?

(10’) Hình thức: Thảo luận nhóm:

- Nhóm 5/6

- Tên nhóm: Quyết định

- Cho HS các các nội dung sau trên slide: (Ghi nhớ - Bloom 1)

1. Giới thiệu 2 cấu phần: HK1: Nghiên cứu – HK2: Hành động

2. Giới thiệu chủ đề lớp 3: SỐNG LÀNH MẠNH

3. Giới thiệu 5 lăng kính và định hướng chung của 5 lăng kính.

- Giao nhiệm vụ trước khi xem: Các nhóm trả các câu hỏi:

? Con sẽ học mấy cấu phần trong GCED? Mỗi cấu phần sẽ học gì, học khi nào?

? Chủ đề con sẽ học ở lớp 3 là gì?

? Kể tên 5 lăng kính và định hướng chung của 5 lăng kính như thế nào? (Ghi nhớ - Bloom 1)

+ Các nhóm xem slide.

+ Đại diện các nhóm báo cáo.

+ Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện

- (4’) Đánh giá:

+ Hãy nêu các cấu phần của môn GCED và học các cấu phần đó khi nào.

+ Hãy nêu chủ đề sẽ học ở lớp 3.

+ Hãy nêu tên 5 lăng kính và định hướng chung của 5 lăng kính.

- Nối tiếp 6 đến 9 HS nêu lại.

- GV cho HS xem lại slide để đối chiếu (nếu cần)

* (6’) TRÒ CHƠI: Hãy đóng vai là 1 Công dân toàn cầu – giới thiệu về môn học GCED cho bố mẹ con (2 bạn đóng vai là Bố mẹ)

(Gợi ý: Những hiểu biết về Công dân toàn cầu, giới thiệu các cấu phần sẽ học, chủ đề sẽ học ở lớp 3 và tên 5 lăng kính, định hướng chung của 5 lăng kính)

   Mảnh ghép b


Hoạt động: Thảo luận nhóm

(5’) GV chia nhóm (5-6 HS): 5 nhóm

Giao nhiệm vụ, yêu cầu: GV sẽ phát tài liệu để giới thiệu chương trình GCED (Tài liệu gồm các nội dung: tổng thể chương trình GCED khối tiểu học, 2 cấu phần của 2 học kì, 5 lăng kính, các mục tiêu cần đạt…)

  • HS thảo luận nhóm
  • Vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt toàn bộ quá trình học,  Nhớ được chủ đề sẽ học ở lớp 3 (chủ đề: Sống lành mạnh), kèm yêu cầu cần đạt/ định hướng chung của 5 lăng kính

(7’) Các nhóm trình bày: Phản hồi, phản biện

(3’)-    GV dẫn dắt, chốt kiến thức và yêu cầu môn học.

  • Các nhóm nhắc lại