GCED K3: Tiết 3.14

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:57, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 3.14. Vì sao em cần tìm hiểu về vấn đề trước khi đưa ra giải pháp để cải thiện các vấn đề về cảm xúc/tinh thần? Em sẽ tìm hiểu gì?
Mục tiêu bài học 3.14.1. HS hiểu rằng cần phải tìm hiểu thì mới đưa ra được giải pháp tốt.

(Thời lượng: 2/3 tiết)

3.14.2. HS tìm hiểu về những vấn đề phổ biến về cảm xúc/tinh thần của học sinh lứa tuổi mình.

(Thời lượng: 1/3 tiết)

Tiêu chí đánh giá 3.14.1. HS nêu được ít nhất 1 hậu quả của việc đưa ra giải pháp mà không tìm hiểu trước. 3.14.2. HS nêu ra được ít nhất 2 vấn đề về cảm xúc/tinh thần em hoặc các bạn hay gặp ở nhà/khi đi học và hậu quả của chúng.
Tài liệu gợi ý Gợi ý: Nếu không tìm hiểu về vấn đề, HS sẽ không hiểu rõ được vấn để, dẫn tới việc đưa ra giải pháp sai, không hiệu quả. Gợi ý: Căng thẳng, buồn bã, tức giận, khó chịu, cáu kỉnh, thù ghét, v.v.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

- Câu hỏi dẫn dắt: Vì sao em cần tìm hiểu về vấn đề trước khi đưa ra giải pháp để cải thiện các vấn đề về cảm xúc/tinh thần? Em sẽ tìm hiểu gì?

- (5’) Trò chơi: Sức mạnh đồng đội

+ Chia đội (nhóm 6)

+ Luật chơi: 6 bạn bá vai nhau, cùng tiến về phía trước, sao cho khi đặt chân xuống vạch đích thì cả 6 bạn đều đặt chân (phải hoặc trái) cùng một lúc.

+ Các nhóm chơi lần lượt.

+ Tổng kết trò chơi (xem nhóm nào thắng, nhóm nào thua hoặc cùng thắng, cùng thua)

-          (3’) Thảo luận nhóm:

+ vẫn nhóm vừa chơi

+ Nhiệm vụ:

1.   Tìm ra 3 lí do tại sao khiến đội mình thắng hay thua? Khi thắng/ thua nhóm con cảm thấy thế nào?

2.   Sau khi tìm ra lí do, rút ra bài học, chúng ta cần làm gì trước khi chơi?


+ Các nhóm làm việc

+ Đại diện các nhóm trình bày – các nhóm khác NX, phản biện


-          (8’) GV đưa ra các câu hỏi phản biện:

1.   Tại sao cần tìm hiểu luật chơi, cách chơi trước để làm gì?

2.   Tìm hiểu vấn đề trước khi đưa ra giải pháp có tác dụng gì?

3.   Lấy 1 ví dụ cho thấy tác dụng đó? (VD khi giải 1 bài Toán, làm 1 bài TLV, làm 1 dự án học tập,….)

4.   Nếu được chơi lại, con có tự tin là nhóm con chiến thắng?

(có thể cho nhóm HS bị thua chơi lại)  

5.  Cần phải tìm hiểu luật chơi, cách chơi trước để làm gì?

6.  Khi đưa ra được cách chơi tốt nhất để chiến thắng, nhóm con cảm thấy thế nào?

-          (3’) Đánh giá: Hãy cho biết phải tìm hiểu trước vấn đề để làm gì?

-          (Ghi nhớ - Bloom 1)

+ 2 HS nêu

7.   (1’) Kết nối: Thực hành ngay từ hôm nay bài học này. Nhớ lại mình đã thực hành như thế nào để tiết sau chia sẻ với cô và các bạn. (Ứng dụng – Bloom 3)

+ 2 học sinh nêu

   Mảnh ghép b


(2’) Xử lí tình huống (Bloom 2)

GV đưa tình huống: Trong giờ ra chơi, các bạn chơi rất vui vẻ nhưng hôm nay Mai không ra chơi cùng các bạn, cô bé ngồi tại chỗ, nét mặt buồn bã. Nếu con là bạn của Mai, con sẽ làm gì để làm bạn vui?

- GV chia lớp thành 5 nhóm.

- HS thảo luận nhóm yêu cầu:

+ Diễn lại tình huống

+ Đưa ra cách xử lí tình huống

(3’) HS thảo luận, tập xây dựng các giải pháp.

(5’) Các nhóm diễn lại và giải quyết tình huống (đưa ra giải pháp cho tình huống)

- HS trình bày trước lớp, các nhóm còn lại theo dõi, lắng nghe, phản biện, phản hồi

- GV cho HS lựa chọn tình huống xử lí tốt nhất và giải thích tại sao?

  • Do đã tìm hiểu kĩ nguyên nhân
  • Do đã trao đổi kĩ trong nhóm
  • Do các thành viên đã hiểu rõ vấn đề

? Trước khi đưa ra giải pháp chúng ta cần phải làm gì? Vì sao? (Bloom 2)

  • HS trả lời: Cần tìm hiểu kĩ các lí do và mối tương quan trước khi đưa ra giải pháp.
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Các con sẽ cảm thấy thế nào khi đã tìm hiểu vấn đề trước khi đưa ra giải pháp?

-           (4’) Trò chơi: cho HS chơi lại trò chơi “Sức mạnh đồng đội”

+ Các nhóm như cũ – chơi lại và có áp dụng ngay việc tìm hiểu vấn đề trước khi đưa ra cách chơi

+ Tổng kết trò chơi

-          (1’) Chia sẻ nhanh trong nhóm vừa chơi 1’: Các con cảm thấy thế nào khi đã chia sẻ vấn đề trước khi đưa ra cách chơi?

+ Lần lượt các nhóm chia sẻ - các nhóm khác phản biện


-          (4’) Các câu hỏi truy vấn:

1.       Tác dụng của việc tìm hiểu cách chơi, luật chơi trước khi chơi đem lại cho con lợi ích gì?

(đội con chiến thắng, vui vẻ, đoàn kết, biết lắng nghe,….)

2.       Vui vẻ, chiến thắng, đoàn kết, tập luyện,….những trạng thái cảm xúc và các hoạt động này giúp con liên tưởng đến điều gì đã được học?

(sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất)

3.       Nếu không tìm hiểu trước luật chơi, cách chơi dẫn đến đội con liên tục thua, con sẽ cảm thấy thế nào?

(bực bội, khó chịu, nản chí, ,….)

4.       Tác hại của trạng thái cảm xúc tiêu cực này là gì?

(dễ bỏ cuộc, hỏng việc, mất đoàn kết, mất niềm tin,….)


-          (1’) Đánh giá: Hãy đưa ra 2 lí do vì sao cần quan tâm đến vấn đề cảm xúc sức khỏe và tinh thần, nêu hậu quả nếu không quan tâm đến cảm xúc sức khỏe và tinh thần

+ 2 dến 3 HS

(1’) Kết nối: Thực hiện ngay bài học này trong các tiết học của con.

   Mảnh ghép b

(3’) Vẽ icon cảm xúc (Bloom 1)

- GV chia cho mỗi nhóm một số tờ giấy note, các nhóm hãy vẽ thật nhiều những icon cảm xúc vào mỗi tờ giấy note.

- HS lên bảng dán các icon cảm xúc đó vào 1 trong 2 cột cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tích cực

(2’) - HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: (Bloom 2)

? Tưởng tượng nếu 1 con người luôn luôn chỉ toàn có những cảm xúc tiêu cực thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

? Theo con những cảm xúc tiêu cực có xấu không?

(5’)- Thảo luận nhóm và nêu ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực đối với bản thân, đối với những người xung quanh? => Thể hiện bằng nhiều hình thức (Sơ đồ tư duy,…)

- 1-2 nhóm nhanh nhất trình bày trước lớp, các nhóm khác phản hồi, phản biện (Thông hiểu - Bloom 2)

- GV nhấn mạnh những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây ra một số bệnh về tâm lí.

? HS hãy nêu một số bệnh về tâm lí mà con biết do ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực:

(Căng thẳng, không có ý thức phấn đấu, chán nản, không muốn học…)

(3’) HS ghi chép lại nội dung kiến thức nhanh bằng sơ đồ tư duy cá nhân vào vở nhật kí.