GCED K1: Tiết 1.8

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 02:40, ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 1.8. Sự đa dạng có thể góp phần dẫn tới xung đột như thế nào? Ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người là gì? (tiếp)
Mục tiêu bài học 1.8.1. Học sinh hiểu rằng sự đa dạng có thể dẫn tới xung đột như thế nào. 1.8.2. Học sinh hiểu và giải thích được xung đột xảy ra không phải vì sự đa dạng/khác biệt, mà là vì con người sợ và ghét những thứ khác biệt.
Tiêu chí đánh giá 1.8.1. Học sinh nêu ra được:

- ít nhất 1 ví dụ mà sự đa dạng trong 1 cộng đồng, 1 tập thể có thể dẫn tới xung đột. - lý do xảy ra xung đột đó.

1.8.2. Học sinh ghi nhớ và nhắc lại được quan điểm trên.
Tài liệu gợi ý Gợi ý:

Đối tượng:

- Hàng xóm

- Người trong gia đình

- Bạn bè cùng lớp

- Người lạ

- Gợi ý về sự đa dạng có thể dẫn tới xung đột (do mâu thuẫn vì lợi ích, khác nhau về suy nghĩ, quan niệm sống, v.v.):

- Fan của 2 người nổi tiếng tranh cãi nhau (sở thích)

- 2 bạn cùng tô một bức tranh nhưng mỗi bạn muốn tô một kiểu

- Giờ giấc sinh hoạt khác nhau của các thành viên

- Tranh nhau iPad/điều khiển TV.

Định hướng:

Sự đa dạng không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn tới xung đột, mà xung đột xảy ra do con người sợ và ghét những thứ khác biệt với mình.

Con người cảm thấy như vậy từ quá trình thu nhận & tiếp nhận kiến thức sai lệch của họ về những thứ khác biệt)

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(1’) HS khởi động qua bài hát “Do you like?”

https://www.youtube.com/watch?v=frN3nvhIHUk

(GV không nhất thiết phải cho HS xem hết clip)

(2’) Dẫn dắt: Có rất nhiều thứ chúng ta thích và cũng có rất nhiều thứ chúng ta không hề thích. Nếu bắt chúng ta phải thích những thứ mà mình không thích thì bản thân mình sẽ cảm thấy thế nào?

  • HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
  • GV giảng: Mỗi người có những tính cách, sở thích, quan điểm,... khác nhau vì vậy sẽ có những xung đột xảy ra khi sở thích, quan điểm của người này không phải của người kia. VD: Bạn A thích ăn rau nhưng bạn B thì không. Bạn A cho rằng rau rất ngon và muốn bạn B ăn rau. Bạn B cảm thấy khó chịu. => xung đột.

(2’) Lấy (Bloom 1) VD mà sự đa dạng trong lớp học/ trong gia đình/... có thể dẫn tới xung đột.

(VD: - Trong 1 nhóm thảo luận, mỗi bạn đưa ra 1 ý kiến khác nhau. Ai cũng cho rằng ý kiến của mình hay hơn.

  • Trong lớp học, bạn A trêu bạn B: Sao bạn béo thế!, bạn B đáp lại: Còn hơn cậu gầy. Hai bạn tranh luận qua lại không bạn nào nhường bạn nào.
  • Trong gia đình, chỉ có 1 chiếc tivi, em thích xem phim hoạt hình, anh thích xem bóng đá. Hai anh em không chịu nhường nhau.
  • Khi đang xếp hàng thì có người chen hàng,...)

(2’) HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Lý do xảy ra xung đột là gì?

(2’) HS phát biểu (Bloom 2) ý kiến.

(Do 2 người/ 2 bên không cùng ý kiến, có suy nghĩ khác nhau, mâu thuẫn,...)

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột.

   Mảnh ghép b

Chuẩn bị lớp học: Bàn ghế kê sang 2 bên. HS xếp thành 2 hàng ở giữa lớp.

(3’) Chơi trò chơi “I like!!”:

  • GV chia bảng lớp làm 2, 1 bên để icon like, 1 bên để icon gạch chéo (X).
  • GV đưa ra slide (trong Tài liệu bổ trợ). HS nào chọn Like sẽ đứng về phía bên có nút Like và ngược lại chọn bên X.

(Với những lớp HS hiếu động hơn GV có thể để HS ngồi tại chỗ và giơ tay lựa chọn theo icon Like hoặc X (2 tay đan chéo nhau tạo biểu tượng X))

  • GV có thể hỏi 1 số HS: Tại sao con chọn bên X? Nếu cô muốn con chọn Like, con thấy thế nào?
  • HS nêu suy nghĩ.
  • GV giảng: Trong cuộc sống, ai cũng có sở thích, quan điểm,... khác nhau. Sự khác biệt có thể làm nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến xung đột.

(2’) Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

  • Các nhóm lấy VD mà sự đa dạng trong nhóm/lớp học/ trong gia đình/cộng đồng/... có thể dẫn tới xung đột.

(GV có thể tổ chức thi xem nhóm nào lấy được nhiều VD hơn).

(2’) HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Lý do xảy ra xung đột là gì?

(2’) HS nêu (Bloom 2) được lý do xảy ra xung đột.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột.


   Mảnh ghép a

(4’) GV kể cho HS nghe câu chuyện “Vịt con xấu xí”.

  • GV có truyện, có thể cho HS ngồi vòng tròn xung quanh và kể cho HS nghe. (Lưu ý không kể đoạn cuối kết thúc của câu chuyện)
  • GV không có truyện, có thể cho HS xem clip:

https://www.youtube.com/watch?v=ewGA3YG3W6M (0:05 - 3:38)

(7’) HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời (Bloom 2) các câu hỏi:

  1. Chuyện gì đã xảy ra với vịt con? (Bị các anh em vịt trêu chọc, bắt nạt; bị các con vật khác chê cười, xa lánh)
  2. Vì sao vịt con lại bị các con vật khác chê cười, xa lánh? (Vì cho rằng chú xấu xí)
  3. Vịt con khác với những chú vịt con khác ở điểm nào? (To lớn hơn các anh chị, có bộ lông màu xám)
  4. Chú vịt con có thực sự xấu xí hay không? Vì sao mọi người lại nghĩ chú xấu xí? (Vì mọi người luôn nghĩ rằng vịt con phải có bộ lông màu vàng mới xinh đẹp, chú có bộ lông màu xám khác với những chú vịt con khác nên mới bị coi là xấu xí)
  5. Vịt con trong câu chuyện thực chất là 1 chú thiên nga. Nếu ngay từ đầu, mọi người biết chú là 1 chú thiên nga con thì chú có bị trêu chọc và xa lánh hay không?

(Tùy thời gian, GV có thể cho HS nghe kết thúc của câu chuyện sau khi trả lời câu hỏi số 5)

GV chốt: Như vậy, xung đột xảy ra (giữa vịt con với các con vật khác) không phải vì sự đa dạng/khác biệt mà do mọi người không thích những thứ khác biệt.

(2’) HS lấy 1 vài VD khác để làm rõ quan điểm trên. HS không đưa ra được VD, GV có thể giúp đỡ.

(VD: - Trong tiết kể chuyện, có 1 bạn nam rất hào hứng được lên kể chuyện nhưng nhân vật bạn ấy đóng lại là nữ. Bạn bên dưới trêu: “Con trai mà lại đóng vai con gái” khiến cho bạn nam xấu hổ.

  • Chỉ có con gái mới để tóc dài. Con trai để tóc dài sẽ bị cho là giống con gái và mọi người có những thái độ, hành vi, lời nói khiến người đó bị tổn thương.
  • Ở một số quốc gia, phụ nữ phải trùm kín mặt để thể hiện sự tôn trọng gia đình. Nếu để lộ mặt sẽ bị cả xã hội xa lánh,...)

(1’) HS ghi nhớ và nhắc lại (Bloom 1) quan điểm trên.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự khác biệt giữa mọi người sẽ giúp thế giới trở nên đa dạng hơn nhưng chỉ cần sự khác biệt đó khác với quan niệm của mọi người thì có thể dẫn đến xung đột.

   Mảnh ghép b

(3’) GV cho HS quan sát hình ảnh Slide 1 (trong Tài liệu bổ trợ)

HS trả lời câu hỏi:

  1. Cô gái trong hình có đặc điểm gì khác biệt? (Cô không có tóc)
  2. Khi nhìn thấy cô ấy, con cảm thấy thế nào?
  3. Nếu như cô ấy có mái tóc giống như mọi người thì thế nào?

GV giới thiệu: Cô gái trong hình tên là Therese Hansson. Cô bị mắc căn bệnh rụng tóc từ năm 14 tuổi. Cô bị bạn bè chế giễu coi cô như người ngoài hành tinh, thậm chí bắt nạt khiến cô không dám đến trường trong 1 thời gian dài và cô đã phải sử dụng đến tóc giả.

Hiện nay, cô đã lấy lại được sự tự tin không cần dùng đến tóc giả và trở thành 1 người mẫu thành công với vẻ đẹp đặc biệt của mình. (Hình ảnh Slide 2 trong Tài liệu bổ trợ).

(Xung đột giữa cô Therese Hansson - bạn bè, những người chế giễu, bắt nạt cô vì với họ: phải có tóc mới giống người bình thường. Việc cô không có tóc khiến họ không thích nên đã xảy ra xung đột)

(2’) GV đưa quan điểm: Như vậy xung đột xảy ra không phải vì sự đa dạng/khác biệt mà là vì con người sợ và không thích những thứ khác biệt.

  • 3 - 5 HS nhắc lại quan điểm trên.

(7’) HS trao đổi theo nhóm 3 HS nêu (Bloom 1): Trong gia đình/ lớp học/ nơi công cộng/… có những xung đột nào xảy ra khi con hoặc ai đó sợ/ ghét những thứ khác biệt?

(2’) HS ghi nhớ và nhắc lại (Bloom 1) quan điểm trên.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự khác biệt giữa mọi người sẽ giúp thế giới trở nên đa dạng hơn nhưng chỉ cần sự khác biệt đó khác với quan niệm của mọi người thì có thể dẫn đến xung đột.