GCED K5: Tiết 5.5
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 5.5. Trách nhiệm của công dân đối với công lý là gì? | |
Mục tiêu bài học | 5.5.1. HS hiểu được rằng cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong việc hình thành và thực thi pháp luật và chuẩn mực đạo đức, vì vậy em cũng có trách nhiệm trong đó. | 5.5.2. HS tự trả lời câu hỏi dẫn dắt của chương. |
Tiêu chí đánh giá | 5.5.1. Học sinh nêu được:
- Quá trình hình thành luật hoặc chuẩn mực thường đến từ quyết định tập thể, và quyết định tập thể đến từ quyết định mỗi cá nhân. - Em có trách nhiệm bảo vệ công lý và tác động lên những người khác để góp phần bảo vệ công lý |
5.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính. |
Tài liệu gợi ý | ||
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(3’) HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các yêu cầu sau:
+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ công lý / giữ cho xã hội an toàn và bình đẳng? => HS nêu ( Bloom 2) những việc làm thể hiện trách nhiệm công dân, gìn giữ sự an toàn và bình đẳng cho xã hội.
Mảnh ghép b
(3’) HS xem clip Một dự luật trở thành luật như thế nào tại nước Mỹ, một nước theo thể chế dân chủ. (How a bill becomes a law?) https://drive.google.com/open?id=1HgkaRgiGm1Z3PPtGYHsWTjrT39up41-s (3’) HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao lại có các dự luật? (bill) + Dự luật trở thành luật như thế nào?
+ HS nêu (Bloom 2) nguyên nhân có dự luật. (xuất phát từ một vấn đề trong cuộc sống thực tiễn) + HS giải thích (Bloom 2) quá trình dự luật biến thành luật theo ý hiểu của các em (cần được xác minh, biểu quyết và thông qua) => GV giúp HS nhận ra vai trò của cá nhân trong việc hình thành dự luật, từ đó thành luật (quan sát, đánh giá các vấn đề thực tiễn => có phản ánh kịp thời để xã hội an toàn và tốt đẹp hơn). Tương tự, phân tích việc hình thành và duy trì các chuẩn mực đạo đức. => HS hoạt động nhóm 2 theo hình thức think- pair- share, rút ra (Bloom 2) vai trò, trách nhiệm của em đối với việc giữ gìn xã hội an toàn và bình đẳng. |
Mảnh ghép a
(5’) HS hoạt động nhóm 2, trả lời các câu hỏi của lăng kính:
(3’) Một số HS trình bày phần suy ngẫm của mình. HS có thể dựa vào các kiến thức mình đã học để: + HS diễn giải (Bloom 2) ý em hiểu về công lý và các thành tố của công lí. + HS Giải thích (Bloom 2) được công lý lại quan trọng với mỗi người và xã hội + HS minh họa (Bloom 2) việc thưc thi luật pháp và chuẩn mực đạo đức trên thế giới. + HS nêu (Bloom 2) được ý kiến của mình vì sao hệ thống công lí công bằng là vấn đề lớn toàn cầu, có giải thích theo ý hiểu của các em.
Mảnh ghép b
(3’) HS hoạt động nhóm 4, trả lời các câu hỏi suy ngẫm: + Vì sao một hệ thống công lý công bằng là một vấn đề toàn cầu?
Dự kiến các nội dung trả lời có thể như sau: + HS diễn giải (Bloom 2) ý em hiểu về công lý và các thành tố của công lí. + HS Giải thích (Bloom 2) được công lý lại quan trọng với mỗi người và xã hội + HS minh họa (Bloom 2) việc thưc thi luật pháp và chuẩn mực đạo đức trên thế giới. + HS nêu (Bloom 2) những việc em có thể làm để góp phần thực thi công lý.
|