GCED K6: Tiết 6.12
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 6.12. Vì sao một quốc gia nên coi việc giảm nghèo & đói là ưu tiên hàng đầu? | |
Mục tiêu bài học | 6.12.1. Học sinh hiểu rằng nếu một quốc gia có tỉ lệ nghèo đói cao, quốc gia ấy sẽ không thể phát triển bền vững. | 6.12.2. HS hiểu rằng một xã hội có tỉ lệ nghèo đói cao sẽ gia tăng bất bình đẳng. |
Tiêu chí đánh giá | 6.12.1. Học sinh đưa ra được 1 ví dụ về việc nghèo đói ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của 1 quốc gia. |
6.12.2. HS đưa ra được 1 ví dụ về việc nghèo đói gây gia tăng bất bình đẳng. |
Tài liệu gợi ý | (Mục tiêu chính của tiết này là để HS nhận thức được rằng khi vẫn còn nghèo, hệ quả là cả đất nước sẽ không yên ổn. GV nên tiếp cận tiết này qua những câu hỏi gợi mở ý thức của học sinh; HS tập trung vào câu hỏi sâu xa "vì sao ta nên quan tâm". Nếu có thể, nên tránh đi sâu vào phân tích số liệu vì không phù hợp với lứa tuổi. Vì chủ đề có thể rộng, GV chỉ nên chọn một vài khía cạnh để làm nét.)
Định hướng: Tỉ lệ người nghèo và nghèo cùng cực cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế, đe doạ sự ổn định xã hội. 2. Tham khảo phần "Mặt tiêu cực [của phân hóa giàu-nghèo]" http://voer.edu.vn/m/tac-dong-cua-phan-hoa-giau-ngheo-doi-voi-nen-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-hien-nay/3d7d409f * Nghèo và tội phạm: http://vnexpress.net/du-lich/favela-khu-o-chuot-toi-pham-noi-danh-the-gioi-3319635.html |
Định hướng: nghèo đói bản chất cũng là một loại bất bình đẳng, nhưng ngoài đó ra nghèo đói có mối quan hệ mật thiết với các loại bất bình đẳng khác (thường là làm tệ hơn). Mục tiêu này mong muốn HS nhìn nhận được rằng nghèo đói ảnh hưởng đến một số nhóm nhiều hơn và làm cho những bất bình đẳng họ gánh chịu trở nên tệ hơn. Liên liên hệ với 6.4., 6.6., 6.7., 6.8. để để làm luận điểm đa chiều. Gợi ý bổ sung: Bất bình đẳng giới - Nguồn UNDP, Trang 34, mục “Tính nữ trong nghèo đói” cho thấy nghèo đói ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn: http://undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/6%20Gioi%20va%20Doi%20ngheo.pdf |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
Mối quan hệ giữa nghèo đói và phát triển bền vững. (8’) GV đặt câu hỏi gợi mở, gọi HS phát biểu:
(2’) Quiz: GV chiếu một số hình ảnh, yêu cầu HS xác định mỗi hình ảnh phản ánh góc độ nào trong mối quan hệ giữa nghèo đói và sự phát triển bền vững
Mảnh ghép b
(5’) Chơi trò chơi “Chuỗi thông tin”:
Lưu ý, GV gọi tối thiểu 3 nhóm có 3 bộ thông tin khác nhau.
(5’) Biểu đồ: Các quốc gia hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030
|
Mảnh ghép a
Dẫn dắt: Đói nghèo dẫn tới gia tăng bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Không công bằng khi nhiều người sinh ra đã phải nhận điều kiện sống và phát triển thấp kém hơn rất nhiều so với người khác. (6’) GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu HS:
(7’) GV đặt các câu hỏi và gọi HS trả lời:
(2’) Em hãy nêu suy nghĩ (Bloom 5) của em về cuộc sống của mình so với trẻ em đói nghèo. GV gọi 2-3 HS.
Mảnh ghép b
(12’) Hoạt động: Khai thác phim tư liệu GV chiếu các video về sự phân biệt giàu nghèo, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bên dưới: http://kenh14.vn/am-anh-voi-doan-video-ve-nhung-buc-tuong-phan-biet-giau-ngheo-tai-my-latinh-20160507111718294.chn (0:00 - 1:01) https://www.youtube.com/watch?v=OGD22j1fCnY (0:18-1:41)
https://www.youtube.com/watch?v=vQSd-FUpRQQ (2:12-6:15)
(3’) Quiz: Hãy nêu quan điểm (Bloom 5) của em về vấn đề: mỗi người tự quyết định cuộc sống của mình. Người nghèo chịu trách nhiệm về sự nghèo đói của mình. GV gọi 2-3 HS nêu ý kiến phản biện. GV tổng kết: Mỗi người tự quyết định cuộc sống của mình, nhưng người nghèo phải gánh chịu những áp lực lớn hơn rất nhiều người giàu để vươn lên. Do họ cùng phải chịu chung một cơ chế, chính sách, chi phí, giá thành… như người giàu. Để tồn tại, họ bắt buộc phải cắt giảm nhiều chi phí, hoặc lựa chọn những dịch vụ thấp kém. Những hỗ trợ dành cho họ vẫn rất hạn chế so với yêu cầu của mặt bằng chung. VD: Một trẻ em nghèo có thể được miễn học phí nhưng họ vẫn phải chi trả các khoản phí khác để học tập như một trẻ em trung lưu hoặc giàu có. Những trẻ em đó cũng không có kiện về phương tiện đi lại, học thêm… như các trẻ em giàu. Vì vậy, nếu muốn vươn lên, những trẻ em nghèo phải nỗ lực gấp nhiều lần.
|