GCED K5: Tiết 5.4
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 5.4. Chuẩn mực xã hội quanh thế giới có khác nhau không? Vì sao? | |
Mục tiêu bài học | 5.4.1. HS biết được quan điểm/ góc nhìn/ sự đánh giá về chuẩn chuẩn mực xã hội có sự khác nhau giữa các quốc gia. | 5.4.2. HS giải thích được lí do chuẩn mực xã hội có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. |
Tiêu chí đánh giá | 5.4.1. Học sinh xác định được:
- Ít nhất 2 chuẩn mực xã hội được nhìn nhận theo cách khác nhau giữa 2 - 3 quốc gia/vùng lãnh thổ. - Mục đích cơ bản của mỗi chuẩn mực xã hội đó. |
5.4.2. Học sinh nêu ra được 1 lý do cho mỗi chuẩn mực xã hội trong 5.3.1 giải thích vì sao có sự khác nhau đó. |
Tài liệu gợi ý | ||
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(4’) HĐ Động não. GV đưa ra chủ đề “Chuẩn mực đạo đức”
(VD tham khảo: Những quy tắc “bất thành văn”; hành vi ứng xử; quan niệm về gia đình, cách dạy con; quan niệm về cái đẹp trong trang phục; hành vi chào hỏi, giao tiếp…vv) => GV dẫn dắt: Mỗi chuẩn mực đạo đức ở từng quốc gia cũng có cách nhìn nhận và thực thi khác nhau. (4’) Đọc thông tin (Tham khảo bài viết https://trithucvn.net/doi-song/quan-niem-gia-dinh-cua-nguoi-nhat-va-nguoi-tq-khac-nhau-nhu-the-nao.html) Thảo luận nhóm 4-5 HS: Thực hiện yêu cầu sau:
(5’) HS đại diện nhóm trình bày:
(2’) => GV tổng kết ý kiến HS: Các chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người… nhưng ở mỗi quốc gia có sự nhìn nhận, thực thi khác nhau
Mảnh ghép b
(3’) Chơi trò chơi “Truyền điện”:
(5’) Chia nhóm 4-5 HS, Mỗi nhóm chọn một quan niệm, chuẩn mực đạo đức cùng nhau trao đổi để tìm hiểu việc nhìn nhận, xem xét, thực thi chuẩn mực đó ở 2-3 nước khác nhau như thế nào? (6’) Các nhóm chia sẻ trước lớp:
(1’) GV tổng hợp phần trình bày của các nhóm: Cách nhìn nhận và thực thi quan niệm, chuẩn mực đạo đức ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.
|
Mảnh ghép a
Tiếp tục HĐ theo nhóm 4-5 HS. Hình thức Kĩ thuật phòng tranh. (4’) Mỗi nhóm, với 2 chuẩn mực đạo đức đã tìm hiểu ở HĐ 1 – thảo luận diễn dịch (Bloom 2) để đưa ra lí do có sự nhìn nhận, thực thi chuẩn mực đạo đức đó khác nhau ở mỗi quốc gia. (5’) Các nhóm di chuyển – nhóm trưởng ở lại có nhiệm vụ giải thích (Bloom 2) với các nhóm bạn. Các nhóm đánh giá bằng * (Bloom 5) để vote cho những lí do hợp lí nhất đồng thời đưa ra những lập luận phản biện cho ý kiến của nhóm mình.. (1’) GV tổng kết ý kiến các nhóm: Do đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, phong tục, tập quán, quan niệm coi trọng về đạo đức… của các nước có sự khác nhau nên việc nhìn nhận, đánh giá, thực thi chuẩn mực đạo đức có sự khác nhau ở mỗi nước….
Mảnh ghép b
(3’) HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin về Quan điểm dạy con của một số nền văn hóa khác nhau https://vnexpress.net/doi-song/chon-day-con-theo-cach-cua-nguoi-nhat-my-hay-do-thai-3092752.html hoặc: http://jis.edu.vn/nuoi-day-con-o-cac-nuoc-tren-the-gioi/ (Đã có file trong Tài liệu bổ trợ) (3’)Trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao có sự khác nhau khi nuôi dạy con ở một số quốc gia? (4’) Đại điện HS chia sẻ trước lớp: + Dự đoán (Bloom 2) được các nguyên nhân dẫn tới việc nuôi dạy con ở các nước là khác nhau: lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, các giá trị coi trọng,… => Giải thích (Bloom 2) lí do sự khác nhau về các chuẩn mực đạo đức tại các quốc gia, tùy theo các đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giá trị coi trọng, phong tục tập quán của mỗi nước.
|