GCED K6: Tiết 6.3

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 10:03, ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.3. Tình trạng nghèo đói trên thế giới hiện nay như thế nào?
Mục tiêu bài học 6.3.1 .Học sinh hiểu rằng nghèo đói là vấn đề chung của toàn thế giới, không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển mà còn là vấn đề ở các nước đã phát triển. 6.3.2. Học sinh hiểu rằng nghèo đói không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển mà còn là vấn đề ở các nước đã phát triển.
Tiêu chí đánh giá 6.3.1. Học sinh có thể:

- Sử dụng ít nhất 2 số liệu để mô tả tình hình nghèo đói trên toàn cầu.

6.3.2. Học sinh có thể:

- Cử dụng ít nhất 2 số liệu/ví dụ để mô tả tình hình nghèo đói tại 1 nước đang phát triển.


- Cử dụng ít nhất 2 số liệu/ví dụ để mô tả tình hình nghèo đói tại 1 nước phát triển.

Tài liệu gợi ý Gợi ý số liệu:

Chung cho toàn thế giới:

- Số người sống dưới mức thu nhập $1.90/ngày: 783 triệu (~1/10 dân số thế giới)

- Số người sống dưới mức thu nhập $5.5/ngày: 3,4 tỉ (~1/2 dân số thế giới)

- Số người nghèo đa chiều: 1,3 tỉ (~ 1/5 dân số thế giới)

- Tỉ lệ nghèo cùng cực đang giảm, tuy nhiên không đồng đều trên thế giới: khu vực châu Phi hạ Sahara, 84,5 % dân số sống với ít hơn 5,5 USD/ngày

- Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng mạnh: 82% tiền của được tạo ra trên thế giới năm 2017 về tay ~ 1% số người giàu nhất trên thế giới
_________

1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/poverty/;

2. http://hdr.undp.org/en/2018-MPI;

3. https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/gan-nua-the-gioi-song-ngheo-kho-20181022210631407.htm

4. https://bizlive.vn/the-gioi/bat-binh-dang-tai-san-tren-the-gioi-dang-ngay-mot-tang-nhanh-3431823.html

(GV nên chủ động tìm hiểu hơn nhưng gợi ý có sẵn. Mục tiêu tiết này không nhất thiết yêu cầu học sinh thuộc lòng số liệu mà chỉ có khả năng tả tình hình quanh thế giới và sau đó dùng số liệu để bổ trợ.)
Nghèo đói ở Ấn Độ:

http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-hosotulieu/item/35247802-nghich-canh-tang-truong-kinh-te-doi-ngheo-o-an-do.html

Nghèo đói ở Hoa Kỳ: http://soha.vn/ai-la-nhung-nguoi-ngheo-nhat-nuoc-my-20180204095200073.htm

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Trò chơi đoán số

(4’) GV ghi lên bảng hoặc slide các mệnh đề có chứa các con số sau về tình trạng nghèo đói trên thế giới và gọi HS nêu dự đoán (Bloom 5) về ý nghĩa đầy đủ của mỗi thông tin, giải thích (Bloom 5) lý do mình nêu ra dự đoán như vậy.

  1. 783 triệu người
  2. ½ dân số thế giới
  3. ⅕ dân số thế giới
  4. 82% tiền của được tạo ra trên thế giới

(5’) GV chiếu hình ảnh: “Bản đồ quốc gia theo GDP (PPP) trên đầu người, dựa trên dữ liệu năm 2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế”. GV yêu cầu HS quan sát và phát biểu:

  • Kể tên (Bloom2) một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
  • Nhận xét (Bloom2) về các khu vực có nhiều quốc gia nghèo đói trên thế giới.

GV chiếu hình ảnh: “Báo cáo tình trạng nghèo đói trên toàn cầu” - Hunger report 2015. GV yêu cầu HS quan sát và phát biểu:

  • Xác định (Bloom2) những người nghèo trên thế giới thuộc về loại quốc gia nào? (đã phát triển, đang phát triển, kém phát triển)
  • Nêu ý kiến xác định (Bloom2) giảm đói nghèo là nhiệm vụ của quốc gia nào trên thế giới?

(1’) GV tổng kết các ý kiến: Đói nghèo là tình trạng chung đang diễn ra trên thế giới và giảm đói nghèo là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia, không riêng quốc gia nào.

   Mảnh ghép b

(7’) Vấn đáp

  • GV nêu yêu cầu đối với HS cả lớp: “Em hãy kể tên các quốc gia trên thế giới có người nghèo mà em biết”. Lưu ý, GV ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ để HS theo dõi và nhận xét. GV gọi HS kể tên (bloom 1)
  • GV hỏi: “Em có nhận xét (Bloom2) về tình trạng nghèo đói trên thế giới?”. GV gọi HS phát biểu.
  • GV hỏi: “Theo em ước lượng (bloom 2), hiện nay, số người nghèo, số người nghèo đa chiều chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?”. GV gọi HS phát biểu. Lưu ý, GV gọi 2-3 HS và ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ.
  • GV hỏi: “Khu vực nào trên thế giới rơi vào tình trạng nghèo cùng cực?”. GV gọi HS kể tên (bloom 1)
  • GV hỏi: “Theo em, nghèo đói là vấn đề của quốc gia nào, tại sao?”. GV mời HS nêu ý kiến và giải thích (Bloom 5).
  • GV tổng kết câu trả lời của HS và đưa ra một số thông tin:

- Số người sống dưới mức thu nhập $1.90/ngày: 783 triệu (~1/10 dân số thế giới)

- Số người sống dưới mức thu nhập $5.5/ngày: 3,4 tỉ (~1/2 dân số thế giới)

- Số người nghèo đa chiều: 1,3 tỉ (~ 1/5 dân số thế giới)

- Tỉ lệ nghèo cùng cực đang giảm, tuy nhiên không đồng đều trên thế giới: khu vực châu Phi hạ Sahara, 84,5 % dân số sống với ít hơn 5,5 USD/ngày

- Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng mạnh: 82% tiền của được tạo ra trên thế giới năm 2017 về tay ~ 1% số người giàu nhất trên thế giới

(3’) Quiz:

  • Em hãy nêu (Bloom 1): Trung Quốc có số người nghèo đứng thứ mấy thế giới? Vùng lãnh thổ nào ở Việt Nam tập trung nhiều người nghèo nhất?

Em hãy nêu ý kiến và giải thích (Bloom 5): Ở Mỹ số người nghèo đông nhất nằm trong độ tuổi nào? Tại sao?

   Mảnh ghép a

(5’). GV chiếu video và đặt câu hỏi, mời HS phát biểu với cả lớp.

https://www.msn.com/vi-vn/news/video/video-nigeria-là-quốc-gia-có-nhiều-người-nghèo-nhất-thế-giới/vi-BBSF3vt

  • Em hãy nêu (Bloom 1) 2 số liệu về tình trạng nghèo đói ở nước Nigeria
  • Em hãy tóm tắt (Bloom 2) tình hình phát triển của Nigeria.

(6’) GV chiếu video (0:00 - 2:45)

https://www.youtube.com/watch?v=VP1OApxxbq0

GV yêu cầu HS:

  • Làm việc theo cặp để thảo luận các câu hỏi (2 phút) và mời HS đại diện chia sẻ câu trả lời của nhóm với cả lớp. Lưu ý, GV mời 2-3 HS, khuyến khích các nhóm có câu trả lời khác nhau phát biểu.
  • Các câu hỏi:

- Em hãy kể tên (Bloom1) các quốc gia có người nghèo đói được nói tới trong video và số liệu về tình trạng nghèo đói ở nước đó.

- Em hãy nêu ý kiến (Bloom 5): Việc giảm đói nghèo có phải là vấn đề chỉ của các quốc gia kém phát triển, đang phát triển không? Tại sao? Lưu ý, GV gọi 2-3 HS có ý kiến khác nhau phát biểu.

(3’) Quick: Em hãy kể tên (Bloom 1)những quốc gia đang phát triển khác cũng có người nghèo như Nigeria và những quốc gia phát triển có người nghèo như Nhật Bản.

(1’) GV tổng kết câu trả lời của HS: Tình trạng đói nghèo là vấn đề chung của các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả quốc gia phát triển. Vì vậy đây là nhiệm vụ toàn cầu chứ không phải của riêng quốc gia nào.

   Mảnh ghép b

(7’) Hoạt động khai thác tư liệu

GV phát cho mỗi cặp HS 1 phiếu tư liệu (đã in sẵn) về một quốc gia trong nhóm 10 quốc gia nghèo đói nhất thế giới (hình ảnh và thông tin). GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi:

  • Tóm tắt (Bloom 2) tình trạng nghèo đói ở quốc gia mà nhóm em tìm hiểu bằng một câu ra giấy và dán lên bảng. GV lưu ý HS viết to, rõ ràng đủ để bạn cuối lớp đọc được. Trường hợp các cặp nhận cùng phiếu tư liệu vẫn có thể tóm tắt khác nhau.
  • GV tổng kết các câu trả lời của HS

(6’) Hoạt động: Khai thác thông tin từ bảng thống kê

GV chiếu bảng “Tình trạng nghèo khó ở các nước đang phát triển”, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin.

GV yêu cầu HS:

  • Kể tên (Bloom 1) 3 quốc gia có tỉ lệ nghèo khó cao nhất.
  • Kể tên (Bloom 1) 3 quốc gia có tỉ lệ nghèo khó tăng.
  • Nêu ý kiến (Bloom 5) của em về quốc gia có tỉ lệ nghèo khó khiến em ngạc nhiên nhất, giải thích lý do.

(2’) Quiz: Nêu ý kiến (Bloom 5) của em về vấn đề: có phải ở các nước phát triển, mọi người dân đều sống sung sướng không? Tại sao?

GV tổng kết: Dù là nước đang phát triển hay đã phát triển, vẫn có người dân sống nghèo khó. Đây là vấn đề của mọi quốc gia trên thế giới, cần chung tay giải quyết.