GCED K7: Tiết 7.18

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 10:20, ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.18. Con người cần phải làm gì để Biến đổi khí hậu không trở thành thảm họa sống còn?
Mục tiêu bài học 7.18.1. HS giải thích được tại sao con người không thể tránh khỏi những hậu quả của Biến đổi khí hậu. 7.18.2. HS hiểu rằng để ứng phó với biến đổi khí hậu, hành động đơn lẻ không mang lại hiệu quả cao - sức mạnh tập thể mới là thứ con người cần.
Tiêu chí đánh giá 7.18.1. HS đưa ra được ít nhất 3 lý do vì sao con người không tránh khỏi hậu quả của Biến đổi khí hậu. 7.18.2. HS đưa ra ít nhất 1 lý do tại sao cần sức mạnh tập thể để chống lại biến đổi khí hậu HS.
Tài liệu gợi ý Gợi ý trả lời:

- Phần lớn khí thải nhà kính được tạo ra bởi nhà máy, hoạt động công nghiệp. Việc cắt giảm 1 cái ống hút của người này, 1 xe máy của nhà kia không thấm tháp gì nếu không giảm được ảnh hưởng của tác nhân lớn kia.

- Nhiều người quan tâm và đồng lòng mới có thể tạo sức ép để có những bộ luật, những quy định về giảm thiểu khí nhà kính.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(3’) GV mời HS phát biểu:

Liệt kê (Bloom 1) những hậu quả của biến đổi khí hậu

(5’) Thảo luận nhóm

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Xác định (Bloom 1) ít nhất 3 lý do vì sao con người không tránh khỏi hậu quả của Biến đổi khí hậu và giải thích (Bloom 2)  lí do chọn.

(2’) GV tổng kết, HS suy ngẫm

   Mảnh ghép b

(7’) GV cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=FGs2QQWFqyQ (00:00 đến 1:22)

Yêu cầu:

  • Thông điệp của đoạn video đó là gì?
  • Giả tưởng, em đang trong một cuộc họp quan trọng về vấn đề BĐKH, bằng lập luận của cá nhân, em hãy viết một bài phát biểu ngắn (5 - 7 dòng trong đó nêu được ít nhất 3 lý do) để thuyết phục mọi người rằng BĐKH không chừa bất kì ai (Hoặc thuyết phục các đại biểu rằng con người không tránh khỏi hậu quả của BĐKH) (Bloom2)

(3’) GV gọi một số HS chia sẻ bài phát biểu của mình.

(1’) GV tổng kết, HS suy ngẫm.

   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Đứng trước những hậu quả của Biến đổi khí hậu, em nghĩ mình sẽ có những cách nào ứng phó với BĐKH?

(5’) Think - Pair - Share

  • Liệt kê (Bloom 1) những cách nào ứng phó với BĐKH?

GV mời HS trả lời và dẫn dắt chốt vấn đề: để ứng phó với biến đổi khí hậu, hành động đơn lẻ không mang lại hiệu quả cao - sức mạnh tập thể mới là thứ con người cần.

(5’) Thảo luận nhóm

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người
  • Liệt kê (Bloom 1) ít nhất 1 lý do tại sao cần sức mạnh tập thể để chống lại biến đổi khí hậu HS và giải thích (Bloom 2).

(8’) Thực hiện BUS STOP:

  • Mỗi nhóm một khu vực trong lớp học.
  • Các nhóm di chuyển đến tham quan, lắng nghe và ghi chép những thông tin chính vào PHT
  • Bổ sung, phản biện thêm cho các nhóm (nếu có).
  • Lưu ý: Mỗi nhóm sẽ có 02 phút trình bày

(2’) GV tổng kết, HS suy ngẫm

   Mảnh ghép b

(5’) GV cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=JOjZfVVZ2m0 (12:00 đến 14:30) (nội dung về quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất, sinh hoạt của người dân Costa rica)

Yêu cầu:

  • Người dân Costa Rica đã làm gì để góp phần giảm BĐKH? (Bloom 1)
  • Hãy tưởng tượng, nếu tất cả các quốc gia đều thực hiện những hành động vì môi trường giống như Costa Rica, điều gì sẽ xảy ra đối với môi trường cuộc sống của con người? (Bloom 2)

(5’) GV gọi học sinh trình bày. GV dẫn dắt HS làm sao để hướng tới HS rút ra được rằng  việc ứng phó với BĐKH không phải là việc của 01 cá nhân, 01 quốc gia, 01 châu lục mà nó đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người tạo nên sức mạnh tập thể.

(5’) Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm thảo luận liệt kê (Bloom 1) và giải thích (Bloom 2) ít nhất 02 lý do cần tới sức mạnh tập thể để ứng phó với BĐKH.

(3’) GV gọi các nhóm trình bày, mỗi nhóm 01 lý do, nhóm sau không trùng nhóm trước. GV ghi lên bảng.

(1’) GV tổng kết, HS ghi NKHT