GCED K9: Tiết 9.2

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:58, ngày 5 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.2. Kinh tế bền vững là gì?
Mục tiêu bài học 9.2.1. HS nêu được định nghĩa "Kinh tế" 9.2.2. HS nêu được khái niệm "bền vững" trong kinh tế.
Tiêu chí đánh giá 9.2.1.

* HS nêu ra được đinh nghĩa của kinh tế. * HS nêu ra ít nhất 5 loại hoạt động kinh tế và một vài ví dụ cho các hoạt động này.

9.2.2.

* Học sinh giải thích được khái niệm "bền vững" bao gồm (1) hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội hài hòa (3) không ảnh hưởng đến tự nhiên. * Học sinh nêu ra được ít nhất 02 ví dụ lí tưởng của một nền kinh tế bền vững.

Tài liệu gợi ý Định hướng: "Kinh tế" là toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian. Có thể hiểu nôm na qua tra vấn: "Trong ngày/tuần/tháng/năm này, nhóm người kia đã làm ra sản phẩm gì? Buôn bán nhiều không? Đã có dịch vụ gì?"

* Tham khảo điịnh nghĩa và một số hoạt động kinh tế: voer.edu.vn/c/giao-trinh-tieng-viet-kinh-te/3ec080b8 * Một nguồn khác cho khái niệm: vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế * VIDEO giới thiệu "Kinh tế học": youtube.com/watch?v=DdoiXb_Z6OI Gợi ý một vài loại hoạt động kinh tế ở dưới, GV phải chủ động tìm hiểu thêm và cho HS cơ hội tự tìm hiểu, chỉ dùng những ví dụ để giúp định hướng: * Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Ngành_kinh_tế * Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - VD: Trồng trọt, đánh bắt cá, khai thác gỗ, v.v. * Dịch vụ lưu trú và ăn uống - VD: Mở nhà hàng, khách sạn, v.v. * Thông tin và truyền thông - VD: Chạy trang giải trí trên Facebook, sản xuất truyền hình, v.v. * Giáo dục và đào tạo - VD: Chạy hệ thống trường, làm giáo viên, v.v.

(GV lưu ý: hoạt động nên giúp HS tiếp cận những điểm chính của định nghĩa, nghiệm ra qua các ví dụ dẫn dắt thú vị, nên tránh mở đầu hoạt động bắng cách cho học thuộc lòng định nghĩa)Định nghĩa: "Việc sử dụng các dịch vụ và các sản phẩm liên quan, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và mang lại một chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khi giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vật liệu độc hại cũng như phát thải chất thải và các chất ô nhiễm trong vòng đời của dịch vụ hoặc sản phẩm để như không gây nguy hiểm cho các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. (Bộ Môi trường Na Uy,Hội nghị chuyên đề Oslo, 1994)

* Nguồn: tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Các-thuật-ngữ-trong-sản-xuất-và-tiêu-dùng-bền-vững-40778 GV tham khảo nguồn VNCPC để hiểu thêm về khái niệm Phát triển Bền vững. Tuy nhiên, GV sẽ phải chủ động chọn ra phần nào thú vị và thích hợp nhất để đưa vào giáo trình: * vncpc.org/phat-trien-ben-vung-co-nhũng-tieu-chi-gi/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

abc

   Mảnh ghép b

def

   Mảnh ghép a

abc

   Mảnh ghép b

def