GCED K9: Tiết 9.1

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 03:59, ngày 8 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học


Câu hỏi tiết học 9.1: Học sinh lớp 9 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 9.1.1. HS giải thích được GCED là môn học giúp HS trở thành Công dân toàn cầu. 9.1.2. HS trình bày được những cấu phần của môn GCED và bước đầu giải thích được mối tương quan giữa các cấu phần đó.
Tiêu chí đánh giá 9.1.1. HS nêu ra được ý hiểu về môn GCED; 1-2 lí do làm rõ mục đích của môn học vào LJJ. 9.1.2. HS trình bày được 2 cấu phần "Nghiên cứu" (Học kỳ 1) và "Hành động" (Học kỳ 2) vào LJJ.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) GV cho HS nhớ lại những kiến thức và kỹ năng mà mình được học trong môn SL và CP của năm học trước.

(5’) GV đặt câu hỏi để dẫn dắt và gợi mở vấn đề:

  1. Theo con, GCED có phải là sự kết hợp của SL và CP?
  2. Với tên môn học là công dân toàn cầu, con thử đoán xem mục đích của môn học này là gì?
  3. Theo con, một công dân toàn cầu cần trang bị cho mình những phẩm chất và kỹ năng như thế nào?

HS trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV và tự ghi định nghĩa (Bloom 1) về môn học cũng như mục đích của GCED

   Mảnh ghép b


(7’) GV giải thích về bối cảnh ra đời và sứ mệnh của môn GCED:

  • Trong bối cảnh sự toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng ở mọi quốc gia,

yêu cầu về một công dân lý tưởng đã thay đổi hoàn toàn so với trong quá khứ.

Ngoài việc phải liên tục hướng tới việc phát triển bản thân, mọi thành viên của

thế giới phải có mong muốn cống hiến cho cộng đồng mình sinh sống, xa hơn

nữa là cho sự phát triển bền vững của toàn nhân loại.

  • Chính vì vậy, môn Công dân Toàn cầu - Global Citizenship Education (GCED)

tại Vinschool được ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu này: đào tạo học sinh trở

thành những Công dân Toàn cầu toàn diện và có trách nhiệm.

  • Là Công dân Toàn cầu, học sinh sẽ đóng vai trò những người tiên phong trẻ

tuổi của Việt Nam, đủ khả năng sánh vai với mọi người trong thế giới toàn cầu

hóa. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề mang tính toàn cầu, các em sẽ được rèn luyện phẩm chất, hiểu biết & kỹ năng để cùng song hành với sự phát triển của thế giới.

  • Ngoài ra, qua việc áp dụng những góc nhìn mang tính toàn cầu trong quá trình học, các em sẽ dần khám phá ra cách giải quyết vấn đề của cộng đồng hay khu vực.

(3’) GV gọi HS nhắc lại (Bloom 1) về mục đích môn học và ghi vào LJJ.

  • Sau mỗi câu trả lời đúng các bạn sẽ mở được 1 mảnh ghép, các mảnh ghép sẽ tạo thành 1 hình lớn theo chủ đề.
   Mảnh ghép a

(7’) GV giới thiệu 2 cấu phần chính của bộ môn này trên slide:

  • Học kì 1: Cấu phần Nghiên cứu về chủ đề trọng tâm với mục tiêu:  
  • Hình thành được các kiến thức nền tảng về chủ đề trọng tâm.
  • Nhận thức được tầm ảnh hưởng của chủ đề & tìm ra hướng giải quyết mang tính bền vững.
  • Nhận thức về vai trò của bản thân trong việc gây ra và/hoặc trong việc giải quyết vấn đề trên.
  • Hình thành được các câu hỏi truy vấn để tiếp tục đào sâu và hành động; truy vấn này sẽ được báo cáo qua Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân, sau đó sẽ được chọn lọc, tổng hợp, và phát triển trở thành dự án Hành động.
  • Học kì 2: Cấu phần Hành động gồm 4 giai đoạn chính:
    • Lập kế hoạch: Học về quy trình nghiên cứu khoa học và các phương pháp tối ưu để thực hiện một dự án, đặc biệt là với các dự án có nhiều bên liên quan trong cộng đồng.
    • Hành động: Triển khai dự án để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.
    • Suy ngẫm: về vai trò của cá nhân đối với dự án cũng như đối với cộng đồng; về những điều cần cải thiện và việc cần làm tiếp theo
    • Trình bày & báo cáo: kết quả dự án đã triển khai

(3’)GV cho HS đọc lại 2 nội dung này xem có phần nào chưa tường minh thì hỏi lại GV sau đó ghi vào LJJ.

   Mảnh ghép b

(3’) GV hỏi HS:

  1. Con dự đoán nội dung mà GCED sẽ học trong năm nay gồm những cấu phần như thế nào?
  2. Nếu kết hợp giữa CP và SL, theo con, nội dung của môn học nào sẽ được triển khai trước?

(6’) Đây là 2 cấu phần chính của GCED:

  • Học kì 1: Cấu phần Nghiên cứu về chủ đề trọng tâm với mục tiêu:  
  • Hình thành được các kiến thức nền tảng về chủ đề trọng tâm.
  • Nhận thức được tầm ảnh hưởng của chủ đề & tìm ra hướng giải quyết mang tính bền vững.
  • Nhận thức về vai trò của bản thân trong việc gây ra và/hoặc trong việc giải quyết vấn đề trên.
  • Hình thành được các câu hỏi truy vấn để tiếp tục đào sâu và hành động; truy vấn này sẽ được báo cáo qua Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân, sau đó sẽ được chọn lọc, tổng hợp, và phát triển trở thành dự án Hành động.
  • Học kì 2: Cấu phần Hành động gồm 4 giai đoạn chính:
    • Lập kế hoạch: Học về quy trình nghiên cứu khoa học và các phương pháp tối ưu để thực hiện một dự án, đặc biệt là với các dự án có nhiều bên liên quan trong cộng đồng.
    • Hành động: Triển khai dự án để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.
    • Suy ngẫm: về vai trò của cá nhân đối với dự án cũng như đối với cộng đồng; về những điều cần cải thiện và việc cần làm tiếp theo
    • Trình bày & báo cáo: kết quả dự án đã triển khai

(1’) HS ghi lại những điểm chính của 2 cấu phần này vào LJJ.



Câu hỏi tiết học 9.1: Học sinh lớp 9 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 9.1.3. HS nêu được chủ đề trọng tâm của năm học lớp 9. HS giải thích, nêu được lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề. 9.1.4. HS biết về năm lăng kính dùng để tìm hiểu chủ đề trọng tâm. 9.1.5. HS biết các mốc đánh giá trong năm và biết em sẽ được xếp loại như thế nào. (chưa cần đề cập đến rubric)
Tiêu chí đánh giá 9.1.3. HS trình bày được chủ đề của năm học lớp 9 và nêu ra 1-2 lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề vào LJJ. 9.1.4. HS ghi lại được 1 câu khái quát/ hay cụm từ khóa giới thiệu về lăng kính đó vào LJJ. 9.1.5. HS ghi lại trong LJJ của mình:

+ Đánh giá quá trình: 3 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (4 mức). + Đánh giá tổng thể: 2 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (100)

Tài liệu gợi ý UN SDG 8 - Why it matters: https://www.un.org/sustainabledevelopment/wp-content/uploads/2016/08/8_Why-it-Matters_Goal-8_EconomicGrowth_2p.pdf
Tham khảo - Giáo dục bền vững:

http://esd.ehou.edu.vn/giao-duc-vi-su-phat-trien-ben-vung/

Chưa cần đề cập đến rubric - chỉ cần cho HS hiểu đc con có các loại đánh giá khác nhau và khung điểm khác nhau vào các thời điểm nhất định trong năm là được.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a
  • GV viết tên chủ đề: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG lên bảng.
  • GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của 2 từ: kinh tế và bền vững.
  • Gv có thể sử dụng video hoặc một vấn đề cấp thiết nào đó về môi trường, xã hội để chứng tỏ tính cấp thiết của chủ đề (VD: hiệu ứng nhà kính, băng tan, phân biệt giàu nghèo…)
   Mảnh ghép b

(2’) GV chiếu lên slide tên chủ đề của khối 9 trong năm học này: Phát triển kinh tế bền vững.

(5’) GV chia nhóm cho HS.

Mỗi nhóm 2 - 3 người cùng thảo luận nội dung sau:

  1. Chủ đề kinh tế bền vững có thể bao gồm những nội dung gì?
  2. Chủ đề này ảnh hưởng tới những ai?
  3. Tính cấp thiết của chủ đề này trong nền kinh tế hiện đại là gì?

(3’) HS trình bày (Bloom 1) được chủ đề của năm học lớp 9 và nêu ra 1-2 lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề vào LJJ.

   Mảnh ghép a

GV giới thiệu về 5 lăng kính trên slide:

  • Lăng kính 1 - Tư duy toàn cầu: Là một thành viên của thế giới, HS cần biết mình là ai, vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề trong thế giới này. Ngoài ra, HS hiểu thành viên ở các nước khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, dẫn tới việc có những trải nghiệm & cách hành động khác nhau với một vấn đề.
  • Lăng kính 2 - Tư duy hệ thống: HS hiểu rằng mọi hiện tượng đều là một phần của một hệ thống lớn. Tìm hiểu về quy luật nguyên nhân-kết quả của vấn đề, từ đó nhìn ra tính hệ thống & hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
  • Lăng kính 3 - Tư duy phản biện: HS nhận thức được quá trình tiếp nhận & xử lý thông tin để đưa ra quyết định của bản thân. HS tiếp xúc với các quan điểm & góc nhìn trái chiều để biết cách chọn lọc thông tin hợp lý, đồng thời thay đổi các định kiến chưa chính xác.
  • Lăng kính 4 - Đổi mới sáng tạo: HS tiếp xúc với các bước trong Vòng tròn Thiết kế (chương trình IB MYP) để sáng tạo, thử nghiệm và hoàn thiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, học sinh sẽ cần biết cân nhắc rủi ro để triển khai ý tưởng thành công. Lăng kính này cho học sinh những kỹ năng quan trọng để Đánh giá tổng thể của Cấu phần Nghiên cứu.
  • Lăng kính 5 - Cộng tác: Thông qua việc làm việc nhóm trực tiếp với nhau, học sinh hiểu việc cộng tác hiệu quả sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu chung. Học sinh cũng cần nhận ra bản chất, yêu cầu và các hình thức của việc lãnh đạo. Học sinh sẽ dần xác định các mạng lưới hỗ trợ & tầm quan trọng của hành động tập thể.

Sau đó, GV yêu cầu HS ghi lại (Bloom 1) được 1 câu khái quát/ hay cụm từ khóa giới thiệu về lăng kính đó vào LJJ.

   Mảnh ghép b
  • GV sử dụng các từ khóa của 5 lăng kính để chiếu lên bảng.
  • GV cho HS sắp xếp thứ tự của 5 lăng kính theo ý hiểu của bản thân
  • GV chiếu toàn bộ nội dung của 5 lăng kính

GV yêu cầu hs ghi lại (Bloom 1) được 1 câu khái quát/ hay cụm từ khóa giới thiệu về lăng kính đó vào LJJ.

   Mảnh ghép a

(8’) GV giới thiệu trước lớp các mốc và xếp loại như sau:

  • Đánh giá quá trình học tập dựa trên 3 sản phẩm với 4 mức độ hoàn thành: (1) Bắt đầu hình thành, (2) Tiệm cận, (3) Thành thục, và (4) Vượt trội.
    • Nhật ký học tập (LJJ): hoạt động cá nhân - đánh giá xuyên suốt năm
    • Đề án định hướng hành động: hoạt động nhóm - đánh giá vào tháng 12
    • Ngày báo cáo: hoạt động nhóm - đánh giá vào tháng 5
  • Đánh giá tổng thể dựa trên 2 sản phẩm với khung điểm 100:
    • Bài trình bày truy vấn cá nhân: đánh giá vào tháng 11 - chiếm 50% tổng số điểm
    • Bài luận suy ngẫm cuối khoá:  đánh giá vào tháng 5 - chiếm 50% tổng số điểm

GV cho HS ghi lại (Bloom 1) trong LJJ của mình những thông tin ở trên.

   Mảnh ghép b
  • GV cho HS tự suy nghĩ về các mốc được đánh giá trong năm theo lịch năm học.
  • GV hỏi HS: NK Học tập có phải là một tiêu chí đánh giá hay không?
  • GV hỏi HS về 4 mức độ đánh giá của môn CP năm học trước?
  • Nếu với thang điểm 100, con suy nghĩ là các tiêu chí đánh giá của mỗi thang điểm là gì?

Lưu ý: Với hình thức này, thay vì việc GV đưa ra thông tin sẵn, GV sẽ cho HS tự suy nghĩ và dự đoán. Cuối cùng GV chốt và HS ghi lại (Bloom 1) trong LJJ của mình những thông tin chốt này