GCED K10: Tiết 10.19

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:54, ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “==Mô tả nội dung bài học== ==Câu hỏi & Mục tiêu bài học== {| class="wikitable" |'''Câu hỏi tiết học''' | colspan="2" rowspan="1" |…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.19. Các tổ chức đang cộng tác để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.19.1. Học sinh biết về một số dự án cộng tác giữa các tổ chức để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục. 10.19.2. Học sinh hiểu về khó khăn khi triển khai các dự án giảm bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục.
Tiêu chí đánh giá 10.19.1. Học sinh mô tả được ít nhất 2 ví dụ về các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội và cộng đồng/chính phủ địa phương đang thực hiện để nâng cao phổ cập giáo dục cho toàn dân. 10.19.2. Học sinh liệt kê được 2 khó khăn gặp phải khi triển khai các dự án giáo dục.
Tài liệu gợi ý Giáo viên có thể tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm.
Một số ví dụ tham khảo:
+ Room to Read: Cộng tác với cộng đồng địa phương, chính phủ, các tổ chức khác để phát triển kỹ năng đọc và viết, thói quen đọc sách cho học sinh cấp 1; hỗ trợ trẻ em nữ hoàn thành cấp 3 với kỹ năng phù hợp để có thể thành công sau khi tốt nghiệp (https://www.roomtoread.org)
+ Teach for Vietnam: kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục bền vững thông qua tuyển các sinh viên giỏi người Việt trên toàn cầu về các tỉnh để giảng dạy cấp 1+2 trong 2 năm; xây dựng các hoạt động ngoại khoá nâng cao kỹ năng cho học sinh tại các tỉnh này; phối hợp với chính quyền địa phương và trường học xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành - vườn/farm để học về ứng dụng công nghiệp trong phát triển nông nghiệp (https://www.facebook.com/teachforvietnam/)
Giáo viên có thể tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm.

Một số câu trả lời gợi ý: - Sự ủng hộ của các nhóm khác chưa cao: Chính phủ chưa có nhu cầu ưu tiên các giải pháp mới; phụ huynh học sinh nghi ngờ tính thiết thực của các dự án giáo dục từ các bên khác; Nhà trường/giáo viên ngại phải làm thêm việc/ thay đổi phương pháp giảng dạy; các bên tư nhân không thấy có nhiều lợi ích để cộng tác cùng - Sự chồng chéo về mục tiêu và dự án: Có nhiều tổ chức có mục tiêu giống nhau và triển khai các dự án na ná nhau song không cộng tác => phí nguồn lực cũng như tạo ra cạnh tranh không cần thiết, do mỗi dự án đều cần vốn/gây quỹ.

Mảnh ghép tham khảo