GCED K10: Tiết 10.32 - 10.38 (tiếp)

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 03:24, ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học
Mục tiêu bài học 10.32 - 38.7. Học sinh phân tích và học hỏi từ một số phương án có sẵn để giải quyết vấn đề lựa chọn.

(optional)

10.32 - 38.8. Học sinh xác định được các yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra giải pháp
Tiêu chí đánh giá 10.32 - 38.7. Học sinh có thể:

- Xác định ít nhất 02 phương án hành động đã được thực hiệncó cùng mục tiêu với nhóm con.

- Nêu được 2-3 điểm có thể học hỏi được từ mỗi phương án.

10.32 - 38.8. Học sinh có thể:

- Xác định được ít nhất 5 yếu tố cần cân nhắc.

- Lượng hóa các cân nhắc này,

- Cung cấp ít nhất 1 lí do cho mỗi yếu tố để giải thích tại sao 5 yếu tố này quan trọng

Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời (GV có thể tìm hiểu thêm) 8 yếu tố cơ bản cần cân nhắc:

Cost - chi phí.

Customers - đặc điểm của cộng đồng mình muốn phục vụ.

Resources - nguồn lực.

Environmental considerations - cân nhắc về môi trường.

Function - chức năng của dự án.

Material - nguyên liệu.

Size - phạm vi/tầm của dự án.

Nguồn: https://misslauraengland.blog/2016/05/29/step-by-step-guide-to-completing-the-myp-community-project/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


Tìm hiểu và liệt kê ít nhất 2 giải pháp đã được thực hiện hướng tới giải quyết vấn đề tương đồng với nhóm em.

Với mỗi giải pháp, HS cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Giải pháp này là gì? Giải quyết vấn đề em chọn như thế nào?
  • Mục tiêu của giải pháp này là gì?
  • Mức độ hiệu quả trong việc giải pháp vấn đề này? Tại sao lại hiệu quả hoặc không hiệu quả?
  • Điểm mạnh của giải pháp này là gì? Điểm cần cải thiện là gì?
  • Nhóm em có thể vận dụng giải pháp này để giải quyết vấn đề em đã chọn như thế nào?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Tìm kiếm giải pháp:
    1. Giao làm BTVN, HS mang thông tin tìm kiếm được đến lớp.
    2. Trong trường hợp đa số các nhóm không nghiên cứu/có kết quả nghiên cứu thì GV có thể cho HS dành thời gian trên lớp để thực hiện.
  • Phân tích giải pháp: Thực hiện trên lớp, HS làm theo nhóm, có thể gọi một số nhóm lên chia sẻ cuối giờ
   Mảnh ghép


HS điền vào bảng sau:

Yếu tố Yếu tố này ảnh hưởng đến dự án như thế nào? Mức độ cần thiết (thang điểm từ 1 - 5, với 1 là không liên quan đến dự án và 5 là rất quan trọng).
Cost - chi phí.
Customers - đặc điểm của cộng đồng mình muốn phục vụ.
Resources - nguồn lực.
Size - phạm vi/quy mô dự án.
Materials - nguyên liệu.
Functions - chức năng/ ảnh hưởng của dự án
Environmental considerations - cân nhắc về môi trường.

Từ đó, chọn ra ít nhất 5 yếu tố liên quan và quan trọng với dự án. Với mỗi yếu tố, HS cụ thể hóa yêu cầu của mỗi yếu tố.

Yếu tố Lý do yếu tố này quan trọng Mô tả yêu cầu
VD: Tiền bạc Cần chi trả cho chi phí thuê xe đi tới làng trẻ SOS Cần 5 triệu để thực hiện dự án.

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • HS tự thực hiện trong nhóm của mình, sau đó có thể chia sẻ trước lớp hoặc chia sẻ với 1 nhóm khác để nhận feedback từ HS khác và GV và thay đổi/sửa nội dung nếu cần.
Câu hỏi tiết học
Mục tiêu bài học 10.32 - 38.9. Học sinh phân tích một số phướng án hành động khác nhau. 10.32 - 38.10. Học sinh lựa chọn 1 phương án phù hợp nhất và phát triển đề án.
Tiêu chí đánh giá 10.32 - 38.9. Học sinh có thể:

- Mô tả ít nhất 2 phương án hành động với mục tiêu và các yếu tố cân nhắc.

- Xác định được ít nhất 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu cho mỗi giải pháp/phương án hành động.

- Xác định ít nhất 1 phương án khắc phục cho mỗi nhược điểm.

10.32 - 38.10. Học sinh phát triển đề án:

- Bản mô tả Đề tài.

- Liệt kê ít nhất 1 mục tiêu SMART và giải thích tích hợp lý của mục tiêu.

- Liệt kê ít nhất 5 cân nhắc và giải thích được tính quan trọng của các cân nhắc này.

- Mô tả cụ thể ít nhất 1 phương án hành động, trong đó có đề cập đến điểm mạnh, điểm yếu của phương án này và đề xuất khắc phục khó khăn/điểm yếu.

- Đưa ra ít nhất 2 lí do/phương án để chứng minh là phương án hành động này phù hợp với mục tiêu và các cân nhắc.

Tài liệu gợi ý Lưu ý: Xem lại mục tiêu 10.32 - 38.5 để thấy yêu cầu cụ thể cho bản mô tả Đề án.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


HS đưa ra một số ý tưởng cho giải pháp. Với mỗi ý tưởng học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Ý tưởng này có giúp em đạt được mục tiêu đề ra? Như thế nào?
  • Ý tưởng này có thể đáp ứng được các yếu tố cần cân nhắc cho dự án (liệt kê ở mục tiêu trước)? Bao nhiêu %?
  • 3 điểm manh của ý tưởng này? 3 điểm cần cân nhắc?
  • Đối với các điểm cần cân nhắc, nhóm em có cách nào để giải quyết?

HS có thể trình bày dưới dạng bảng so sánh so sánh để từ đó đưa ra được phương án cuối cùng mà nhóm em lựa chọn.

Sau khi lựa chọn HS cần liệt kê được ít nhất 2 lí do em lựa chọn giải pháp này.

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • HS làm việc trong nhóm của mình, trả lời các câu hỏi trực tiếp vào LJJ hoặc GV cung cấp worksheet,
  • GV có thể cho HS thảo luận thêm với nhóm bên cạnh nếu cần.
  • Cuối giờ GV lưu lại phương án hành động mỗi nhóm chọn.
  • Trong trường hợp HS không kịp chọn/thống nhất ở trên lớp, GV có thể cho HS về nhà thống nhất và nộp lại sau.
   Mảnh ghép


HS phát triển và hoàn thiện đề án theo mẫu sau:

Mô tả vấn để nhóm em đã lựa chọn
  • Vấn đề này là gì?
  • Vấn đề này đang ảnh hưởng đến cộng đồng nào và như thế nào?
  • Một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này?
  • Nhóm em sẽ tập trung vào giải quyết nguyên nhân nào? Vì sao?
Mục tiêu:
Các cân nhắc:
  • Các cân nhắc của nhóm em là gì?
  • Vì sao cân nhắc này quan trọng?
Giải pháp
  • Phương án hành động này là gì? (Mô tả trong 5 - 7 câu)
  • Tại sao phương án hành động này lại phù hợp? (Liệt kê ít nhất 2 lí do)

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Trước khi HS bắt đầu làm đề án, GV nên dựa trên giải pháp mà HS chọn ở buổi trước cung cấp feedback/phản hồi/gợi ý thêm cho nhóm và cho lớp,
  • Sau phản hồi, GV cho nhóm thời gian thảo luận và chỉnh sửa lại phương án dựa trên feedback và bắt tay vào làm đề án.
  • Cuối giờ, HS nộp lại đề án hoặc nếu hs không hoàn thành thì GV nên để HS về nhà hoàn thiện đề án và nộp lại sau.