GCED K10: Tiết 10.9
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi & Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 10.9. Đã có những giải pháp nào để cải thiện bất bình đẳng giáo dục? | |
Mục tiêu bài học | 10.9.1. Học sinh xác định được một số giải pháp được đưa ra để cải thiện sự bất bình đẳng giáo dục. | 10.9.2. Học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt. |
Tiêu chí đánh giá | 10.9.1. Học sinh có thể:
- mô tả 2 giải pháp đang được thực hiện để cải thiện sự bất bình đẳng giáo dục. |
10.9.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính. |
Tài liệu gợi ý | Gợi ý câu trả lời; giáo viên tự tìm hiểu thêm nguồn/tài liệu tham khảo:
Một số biện pháp mà chính phủ đang thực hiện: - Tập trung vào cải thiện chất lượng giảng dạy. - Tập trung vào hỗ trợ người nghèo, cải thiện chất lượng sống của người nghèo => giúp cải thiện cơ hội học tập. - Tập trung vào việc đảm bảo cơ hội học tập của một số nhóm người thiệt thòi. Một số VD từ tổ chức phi chính phủ: + Barefoot College: Hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn sử dụng công nghệ để có thể tự cung tự cấp cho cuộc sống một cách bền vững; Đào tạo phụ nữ trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời, những người sáng tạo, các nhà giáo, để những người này có thể quay trở lại vùng quê của mình và đóng góp cho cộng đồng ở đó (https://www.barefootcollege.org) + Bridge International Academies: cung cấp các bài học tiêu chuẩn quốc tế dựa trên giáo trình của mỗi quốc gia; đào tạo giáo viên; cung cấp các chương trình hỗ trợ trường học/giáo viên phát triển năng lực và chất lượng; sử dụng các công nghệ tiên tiến áp dụng vào bài học (https://www.bridgeinternationalacademies.com) Hạnh Trâm: Giáo dục thay đối cuộc sống ntn? |
|
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(3’) Liệt kê (Bloom 1) những sự bất bình đẳng tồn tại trong giáo dục. GV gọi HS trả lời. Gợi ý:
(12’) Đi tìm giải pháp cho giáo dục hòa nhập.
Gợi ý: Có thể chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 sự bất bình đẳng tồn tại trong giáo dục đã nêu bên trên.
Gợi ý: giải pháp của chính phủ VIệt Nam, của các quốc gia khác trên thế giới.
(5’) Gallery Walk
Mảnh ghép b
Dẫn dắt: Bất bình đẳng trong giáo dục vẫn còn tồn tại. Giải pháp nào cho vấn đề này? (10’) Nghiên cứu tài liệu:
https://en.unesco.org/galleries/education-transforms-lives
(8’) Trình bày:
(2’) GV nhấn mạnh ý chính: Một số biện pháp mà chính phủ đang thực hiện: - Tập trung vào cải thiện chất lượng giảng dạy. - Tập trung vào hỗ trợ người nghèo, cải thiện chất lượng sống của người nghèo => giúp cải thiện cơ hội học tập. - Tập trung vào việc đảm bảo cơ hội học tập của một số nhóm người thiệt thòi. Một số VD từ tổ chức phi chính phủ: + Barefoot College: Hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn sử dụng công nghệ để có thể tự cung tự cấp cho cuộc sống một cách bền vững; Đào tạo phụ nữ trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời, những người sáng tạo, các nhà giáo, để những người này có thể quay trở lại vùng quê của mình và đóng góp cho cộng đồng ở đó (https://www.barefootcollege.org) + Bridge International Academies: cung cấp các bài học tiêu chuẩn quốc tế dựa trên giáo trình của mỗi quốc gia; đào tạo giáo viên; cung cấp các chương trình hỗ trợ trường học/giáo viên phát triển năng lực và chất lượng; sử dụng các công nghệ tiên tiến áp dụng vào bài học (https://www.bridgeinternationalacademies.com) |
Mảnh ghép a
Dẫn dắt: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sâu về vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục. Bây giờ, chúng ta cùng hệ thống lại những kiến thức về vấn đề bất bình đẳng mà chúng ta đã có được sau khi tìm hiểu chúng thông qua Lăng kính 2 “Tư duy hệ thống”. GV nhắc lại câu hỏi dẫn dắt: Tại sao sự bất bình đẳng giáo dục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra? (10’) HS hoàn thành phần sắp xếp và trình bày nội dung bài học mà HS đã học được theo các câu hỏi gợi ý:
(1’) GV tổng kết.
Mảnh ghép b
GV nhắc lại câu hỏi dẫn dắt: Tại sao sự bất bình đẳng giáo dục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra? (10’) Vẽ tranh:
(5’) Gallery Walk:
|