Thư viện tài nguyên & "mảnh ghép"

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 02:36, ngày 7 tháng 12 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

📙 Bài chi tiết: GV có thể tìm được Thư viện tài nguyên trong Khung Chương trình dành cho khối mình.

Mỗi khối đều có một Thư viện tài nguyên bao gồm các “mảnh ghép” hoạt động và tài nguyên của Chương trình. Mỗi tiết, mỗi mục tiêu, mỗi mảnh ghép đều được mã hóa. GV sẽ sử dụng thư viện này để hoàn thiện giáo án GCED. Các bước như sau:

  1. Xác định tiết sắp tới của mình có bao nhiêu mục tiêu? Mã của những mục tiêu này là gì? (VD: "1.3.1.")
  2. Sử dụng tính năng “Find” (nhấn Ctrl + F) và nhập mã của mục tiêu. Thầy/cô sẽ được đưa đến trang bao gồm các hoạt động và tài liệu khác nhau.
  3. Tại trang này, cân nhắc và chọn “mảnh ghép” (VD: 1.3.1.a, hoặc 1.3.1.b?) phù hợp nhất với bản thân và học sinh của mình. Copy & paste vào giáo án “khung” của riêng mình.
  4. Sau khi paste hoạt động vào khung, nhìn lại tổng thể giáo án, chỉnh sửa thiết kế hoạt động nếu phù hợp. Sản phẩm cuối cùng là giáo án hoàn thiện, sẵn sàng để sử dụng trên lớp.


Lựa chọn và sử dụng "mảnh ghép"

🔎 Xem thêm: Thiết kế mảnh ghép riêng của mình để đọc hướng dẫn cách làm mảnh ghép riêng

Các mảnh ghép được xây dựng nhằm cho giáo viên nhiều lựa chọn trong cách tiếp cận các mục tiêu, các chủ đề. Việc có thể nhìn một vấn đề từ nhiều phương diện cho phép người giáo viên có một cái nhìn tổng thể hơn về ý nghĩa của những khái niệm được dạy cũng như mong muốn đầu ra.

Các mảnh ghép đề cao tính linh hoạt, có nhiều cách kết hợp (1.a + 2.a; 1.b + 2.a; 1.a + 2.b; 1.b + 2.b) tùy theo độ thích hợp với mỗi giáo viên, mỗi lớp.

Thầy/cô có thể thiết kế “mảnh ghép của riêng mình, miễn sao (1) đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu & sản xuất được đúng tiêu chí đánh giá được đặt ra, (2) hợp với khung thời gian được định sẵn bởi mục tiêu và (3) CBQL của thầy/cô chấp thuận.

Làm sao để lựa chọn mảnh ghép?

Khi lựa chọn mảnh ghép (hoặc tự xây dựng mảnh ghép của riêng mình), đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):

  • Cách tiếp cận nào sẽ phù hợp nhất cho học sinh mình để đạt được mục tiêu học tập?
  • Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
  • Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
  • Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
  • CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?

Thiết kế "mảnh ghép" của riêng mình

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn step-by-step (Thiết kế hoạt động) để biết thêm chi tiết về quy trình thiết kế hoạt động của GCED

Nếu thầy/cô cảm thấy những mảnh ghép có sẵn trong Thư viện Tài nguyên chưa phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình dạy, hoặc thầy/cô có cách tiếp cận khác tối ưu hơn, Chương trình khuyến khích thầy/cô tự tạo ra các mảnh ghép hoạt động của riêng mình. Tuy nhiên, thầy/cô phải bám theo quy trình thiết kế mảnh ghép hoạt động đã được quy định sẵn nhằm đảm bảo những yêu cầu cơ bản cho mảnh ghép hoạt động của GCED.

Tương tự như việc lựa chọn mảnh ghép trong Thư viện Tài nguyên, thầy/cô phải đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định việc xây dựng mảnh ghép (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):

  • Cách tiếp cận này có phù hợp nhất cho học sinh mình để đạt được mục tiêu học tập không?
  • Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
  • Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
  • Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
  • CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?

Sau khi được CBQL chấp thuận mảnh ghép/cách tiếp cận của thầy/cô, thầy/cô có thể sử dụng mảnh ghép hoạt động này để hoàn thiện giáo án của mình.

Đảm bảo sự xuyên suốt của các hoạt động

🔎 Xem thêm: Hoàn chỉnh giáo án để tham khảo những cân nhắc thiết yếu khác khi xây dựng giáo án

Trong tất cả giáo án, sự xuyên suốt của các hoạt động trong tiết và giữa các tiết khác nhau là điều đương nhiên cần phải đảm bảo. Vì thiết kế của các “mảnh ghép” hiện tại đang đề cao nhất tính linh hoạt và khả năng lựa chọn của giáo viên, chỉ đơn thuần ghép các mảnh vào giáo án “khung” không có nghĩa là giáo án đó sẽ có một mạch xuyên suốt.

Do đó, tác giả Chương trình xin đề xuất cho các thầy/cô dạy GCED những phương pháp tiếp cận tốt nhất mà giáo viên có thể làm để đảm bảo cho học sinh một mạch học suôn sẻ, có tính liên kết:

  • Trước khi bắt đầu khoá, thầy/cô đã phải nắm mạch nội dung hoàn toàn và lên được những kế hoạch giảng dạy sơ khai cho ít nhất cả học kỳ (tương tự như một kế hoạch hành động).
  • Xây dựng giáo án trước ngày dạy ít nhất 1 tháng để còn thời gian xây dựng các mối liên kết các hoạt động hiện tại với nhau.
  • Sau khi đã ghép, chủ động điều chỉnh các giáo án đã có để tạo ra mạch liên kết với các hoạt động hay học liệu đã sử dụng.