Gợi ý suy ngẫm
Suy ngẫm là quá trình “tiêu hóa” thông tin. Một số yếu tố tiêu biểu của suy ngẫm là:
- Quan sát,
- Đánh giá,
- Đặt câu hỏi
- Liên kết các sự kiện, ý tưởng, trải nghiệm với nhau để đưa ra các ý tưởng, khái niệm mới.
Bộ môn GCED việc suy ngẫm là thiết yếu như việc học trong lớp hoặc thực hiện dự án.
Tổng quan về suy ngẫm
Tại sao cần suy ngẫm?
Giáo dục tiên tiến không chú trọng vào việc ghi nhớ thông tin mà đòi hỏi học sinh cần biết cách xử lý và xác định được giá trị của những thông tin đó. Để sử dụng tối đa giá trị của kiến thức, học sinh phải có khả năng suy ngẫm.
Nếu học sinh học được cách suy ngẫm và thường xuyên luyện tập để biến nó trở thành thói quen, các con có thể trải nghiệm những kiến thức, ý tưởng một cách sống động hơn, gần gũi hơn với cuộc sống của mình. Suy ngẫm cũng sẽ giúp cải thiện kết quả học tập vì học sinh liên tục tự đánh giá và đưa ra phương án giải quyết những vấn đề, khó khăn của bản thân.
Suy ngẫm như thế nào?
Thông thường, khi suy ngẫm, học sinh có thể thực hiện một hoặc nhiều các kỹ năng như dưới. Mỗi kỹ năng này đều tính là “suy ngẫm”, tuy nhiên suy ngẫm hiệu quả phải là tổng hợp của kỹ năng sau:
- Tự đánh giá;
- Tạo ra các mối liên hệ;
- Đưa ra các ý tưởng mới, khái niệm mới.
Lưu ý:
Một phần quan trọng không kém suy ngẫm là việc HS chia sẻ những suy ngẫm đó với nhau – đây là một cách rất nhanh và hiệu quả để HS mở rộng các kết nối có sẵn, giúp con tìm ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa con và các bạn khác. Có rất nhiều cách để làm việc này, không cần bắt buộc HS phải thảo luận với nhau trên lớp về các phần suy ngẫm, ví dụ HS có thể trao đổi LJJ với nhau về nhà và viết 1 phản hồi nhỏ về suy ngẫm của bạn. Tùy theo nội dung bài học mà giáo viên có thể tích hợp suy ngẫm một cách hiệu quả. Trong Khung Chương trình GCED, HS được yêu cầu để suy ngẫm về câu hỏi lớn của chương ít nhất 1 sau khi học |
Tự đánh giá
Một người có khả năng suy ngẫm tốt có thể trở thành một nhà phê bình cho chính bản thân mình. Ở cuối một bài học, một hoạt động, học sinh nên được hướng dẫn cách đánh giá quá trình học của bản thân thông qua các câu hỏi, bài tập suy ngẫm. Đối với dạng suy ngẫm này, học sinh sẽ nhìn lại quá trình thực hiện một nhiệm vụ, sau đó phân tích, rút ra các bài học hoặc suy nghĩ về các giải pháp sẽ giúp con khắc phục những điểm yếu hiện tại. | Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm thuộc loại này:
|
Tạo ra các mối liên hệ
Giá trị của một bài học được tăng lên gấp nhiều lần khi học sinh có thể tự tạo ra các mối liên hệ. Quá trình tạo mối liên hệ giúp củng cố kiến thức sẵn có, thể hiện những hiểu biết sâu sắc về những kiến thức đó, và tạo ra sự đầu tư, kết nối mang tính cá nhân cho quá trình học tập. Học sinh học cách để không chỉ nghĩ về những việc ngay trước mắt mà còn về những khái niệm lớn hơn, bao quát hơn. Các con học cách tạo các mối liên kết giữa những gì đang xảy ra, đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra trong những tình huống khác. | Có hai dạng mối liên hệ có thể dùng trong bộ môn GCED:
Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm thuộc loại này:
|
Đưa ra các ý tưởng mới
Học tập tích cực yêu cầu học sinh không những chỉ tiếp nhận kiến thức được truyền đạt một cách thụ động mà dựa trên đó, các con có khả năng tự xây dựng kiến thức cho riêng mình. Học sinh cần được khuyến khích, tạo điều kiện để đưa ra các ý tưởng mới để tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu, và thử nghiệm. | Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm loại này:
Ví dụ cụ thể hơn trong tình huống HS đang được học về việc phát triển bền vững, giảm thiểu túi nilon:
|