GCED K3: Tiết 3.39

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 02:19, ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 3.39. Vì sao nhóm em cần xác định nhu cầu thiết thực của cộng đồng mình chọn?
Mục tiêu bài học 3.39.1. Học sinh hiểu được nhu cầu thiết thực là gì. 3.39.2. Học sinh hiểu được rằng nhu cầu có thiết thực thì Dự án Hành động mới có ý nghĩa.
Tiêu chí đánh giá 3.39.1. HS nêu được:

- ít nhất 1 ví dụ về nhu cầu thiết thực của 1 người/1 cộng đồng.

3.39.2. HS nêu được:

- ít nhất 1 lí do vì sao phải giải quyết/đáp ứng những nhu cầu thiết thực mới thì Dự án Hành động mới có ý nghĩa.

Tài liệu gợi ý Định hướng:

Nhu cầu thiết thực: Là 1 nhu cầu có thật, cần được đáp ứng càng sớm càng tốt, hoặc được đáp ứng liên tục, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đối tượng. Phải chứng minh 1 người/1 cộng đồng có nhu cầu thiết thực hay không bằng số liệu cụ thể.

Gợi ý: Nếu không tập trung giải quyết/đáp ứng nhu cầu thiết thực của 1 người/1 cộng đồng, những nỗ lực hành động của HS có thể sẽ không mang lại nhiều tác dụng, gây ra lãng phí thời gian & nguồn lực.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

(10’) Hoạt động: Thảo luận nhóm: HS Xem video về 1 dự án cộng đồng và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi dưới đây

Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=tm0-HEPdUT0

Lưu ý: HS chỉ cần xem từ đoạn ( 00:00 - 2:09)

  • Túi ni lông gây ra những tác động thế nào đến môi trường sống trên Trái đất?  
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu việc sử dụng túi ni lông không được tiết chế và kiểm soát?
  • Dự án giải quyết được vấn đề gì?
  • Gv chốt: Việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ túi ni lông là một việc cần thiết và là nhu cầu thiết thực của cộng đồng để bảo vệ môi trường và sự sống trên trái đất. Nếu việc sử dụng túi không được kiểm soát thì sự sống trên Trái đất sẽ bị đe dọa.
  • GV dẫn: Nhu cầu thiết thực là một nhu cầu có thật, cần được đáp ứng càng sớm càng tốt nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đối tượng liên quan.

(15 -20’) Hoạt động: Think - Pair - Share

  • Think: GV đưa ra vấn đề để HS giải quyết:
  • Em hãy nêu 1 ví dụ về nhu cầu thiết thực của 1 người/1 cộng đồng.
  • Tại sao Dự án Hành động cần phải giải quyết/đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cộng đồng ?
  • Pair: GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ cùng với 1 bạn trong nhóm về ý kiến của mình.
  • Share: HS chia sẻ với cả nhóm
    • GV gọi một số nhóm chia sẻ ý kiến của mình.

GV chốt:  Nếu không tập trung giải quyết/đáp ứng nhu cầu thiết thực của 1 người/1 cộng đồng, những nỗ lực hành động của HS có thể sẽ không mang lại nhiều tác dụng, gây ra lãng phí thời gian & nguồn lực.