GCED K8: Tiết 8.44 - 8.50

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 03:36, ngày 18 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.44 - 50. Em sẽ lên kế hoạch cho phương án hành động của mình như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.44 - 50.1. Học sinh chốt được mục tiêu dự án. 8.44 - 50.2. HS xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của phương án hành động.
Tiêu chí đánh giá 8.44 - 50.1.

- Học sinh review mục tiêu dự án từ đề án, nhu cầu, và điều chỉnh nếu thích hợp để chốt được ít nhất 2 mục tiêu.

- HS đưa ra ít nhất 2 lý do vì sao em thay đổi/không thay đổi mục tiêu dựa trên kết quả điều tra tính thiết thực của nhu cầu.

8.44 - 50.2. HS có thể:

- Dựa trên mục tiêu ban đầu hoặc mục tiêu đã được thay đổi để đưa ra ít nhất 3 tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của dự án.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Làm việc nhóm: Sử dụng (1) kết quả làm việc từ 9.40-43.5 và (2) Đề án của nhóm, HS trả lời các câu hỏi sau đây:

  1. Nhóm em có thay đổi mục tiêu dự án không? Nếu có, thay đổi như thế nào? Vì sao (nêu ra ít nhất 2 lý do)
  2. Đối với các mục tiêu không cần thay đổi, giải thích lý do vì sao mục tiêu đó phù hợp với tính thiết thực của nhu cầu (nêu ít nhất 2 lý do).

→ Nhóm chốt được ít nhất 2 mục tiêu cho dự án Hành động.


   Mảnh ghép
  • GV hỏi:
  1. Làm thế nào để nhóm đánh giá được hiệu quả của Dự án?
  2. Tiêu chí khác mục tiêu như thế nào? Nhóm có những phương pháp/tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả của Dự án?

Gợi ý câu trả lời:

Nếu học sinh gặp khó khăn trong việc đưa ra mục tiêu và tiêu chí, cung cấp cho học sinh một số VD sau:

Mục tiêu:
  1. Là kết quả mong đợi của dự án;
  2. Mục tiêu cần phải SMART;
    • (S) Specific/Cụ thể: Để giải quyết nguyên nhân này, nhóm em cần làm gì?
    • (M) Measurable/Đo đạt được: Làm thế nào để em biết mục tiêu của em đã đạt được?
    • (A) Achievable/Thực tế: Mục tiêu này có khả thi không? Có bị quá sức/nguồn lực để em thực hiện?
    • (R)/Relevant/Liên quan: Mục tiêu của nhóm đã liên quan đến cộng đồng của em và vấn đề nhóm em muốn giải quyết?
    • Timely/Có thời hạn: Khi nào thì em sẽ đạt được mục tiêu này?
Tiêu chí đo đạc thành công:
  • Là hệ thống các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá liệu một mục tiêu đề ra đã đạt được là thật sự do ảnh hưởng của dự án. Nghĩ về việc, dự án này nếu thành công, ngoài việc đạt được mục tiêu đề ra thì cần có những ảnh hưởng gì đến các bên liên quan.
Trong vòng 2 tháng, giảm mức độ tiếng ồn ở T37 Times City vào 2 giờ nghỉ giữa tiết  từ mức 4 xuống mức 2 thông qua tuyên truyền với học sinh và giáo viên. - Số lượng học sinh có hành vi la hét trong hành lang vào giờ nghỉ giảm một nửa.

- Trong vòng 1 tuần sau khi  kết thúc dự án, mức độ tiếng ồn luôn ở mức 2 trong giờ nghỉ.

Trong vòng 2 tháng, giảm thiểu 50% số lượng đồ ăn thừa sau bữa ăn trưa của học sinh cấp 2 - 3 tại Central Park thông qua tuyên truyền cho học sinh -  Trong vòng 1 tuần sau khi  kết thúc dự án, số lượng đồ ăn thừa không tăng; vẫn ít hơn so với ban đầu 50%.

- 60% học sinh tự giác nhắc nhân viên bếp lấy mức đồ ăn vừa phải để tránh việc thừa thức ăn thừa.



Câu hỏi tiết học 8.44 - 50. Em sẽ lên kế hoạch cho phương án hành động của mình như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.44 - 50.3. HS dự đoán/xác định được Dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào. 8.44 - 50.4. HS biết cách kiểm chứng các dự đoán/xác định này.
Tiêu chí đánh giá 8.44 - 50.3. HS dự đoán/xác định được 2-3 điểm mà Dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm về Truy vấn cá nhân. 8.44 - 50.4. HS xác định được ít nhất 1 cách để kiểm chứng mỗi điểm em dự đoán/xác định trong 8.44 - 50.3.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


Làm việc cá nhân, học sinh trả lời các câu hỏi sau:

  1. Truy vấn cá nhân của em là gì? Tóm tắt trong 2 - 3 câu.
  2. Truy vấn cá nhân và dự án hành động nhóm có mối liên kết như thế nào? Giải thích trong 4 - 5 câu.
  3. Thông qua dự án hành động này, em sẽ hiểu thêm về Truy vấn cá nhân? Liệt kê 2 - 3 dự đoán.

*Gợi ý: Dự đoán của em phải có thể kiểm chứng được. Nghĩa là khi đưa ra những dự đoán này các em cần lưu tâm đến việc em có thể kết luận được dự đoán này đúng hay sai hay không; dựa theo những thông tin gì và em có thể thu thập thông tin này trong quá trình hành động của mình hay không.

Sau khi học sinh đã hoàn thành phần trả lời, GV có thể cho học sinh trao đổi với bạn bên cạnh để nhận xét cho nhau, khi nhận xét, học sinh cần lưu ý một số điểm sau:

  1. Dự đoán có liên quan chặt chẽ đến Truy vấn cá nhân của bạn?
  2. Dự đoán của bạn có thể kiểm chứng được hay không? (Nghĩa là có khả năng rút là kết luận đúng hay sai dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình hành động).
  3. Nếu dự đoán của bạn đang không đạt 1 trong 2 điểm trên, em có góp ý gì giúp bạn cải thiện giả thiết của mình?

Gợi ý triển khai:

  • Học sinh dành thời gian trên lớp để tự hoạt động cá nhân, GV có thể cho phép HS trao đổi trong quá trình làm nếu thấy phù hợp nhưng đây là sản phẩm cá nhân.
  • Trước khi bắt đầu phần Suy ngẫm cá nhân, GV nên nhắc lại với học sinh về việc vào cuối năm học, một trong những sản phẩm mà em cần nộp để đánh giá là bài Suy ngẫm cá nhân của mình. Những hoạt động trong tiết này là để chuẩn bị dần cho bài Suy ngẫm cá nhân của em sau này.
   Mảnh ghép


Làm việc cá nhân, dựa vào các dự đoán mình đã xác định ở trên, học sinh suy nghĩ về cách kiểm chứng dự đoán này thông qua việc trả lời các câu hỏi sau cho mỗi giả thiết của mình

  1. Dựa vào thông tin nào hay yếu tố nào em có thể chứng minh dự đoán của mình là đúng hoặc sai?
  2. Có cơ hội nào trong quá trình hành động em có thể thu thập thông tin này? Bằng cách nào? (nghĩ về các cách thu thập thông tin).

Học sinh có thể điền theo mẫu bảng sau:

Dự đoán Dựa vào thông tin nào hay yếu tố nào em có thể chứng minh dự đoán của mình là đúng hoặc sai? Có cơ hội nào trong quá trình hành động em có thể thu thập thông tin này? Bằng cách nào? (nghĩ về các cách thu thập thông tin).
1
2
3

Gợi ý triển khai:

  • Học sinh dành thời gian trên lớp để tự hoạt động cá nhân, GV có thể cho phép HS trao đổi trong quá trình làm nếu thấy phù hợp nhưng bảng về cách kiểm chứng này là sản phẩm cá nhân.



Câu hỏi tiết học 8.44 - 50. Em sẽ lên kế hoạch cho phương án hành động của mình như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.44 - 50.5. HS xác định phương án kiểm chứng mức độ hiệu quả của phương án hành động.
8.44 - 50.6. HS nắm được các nguồn lực cần thiết
Tiêu chí đánh giá 8.44 - 50.5. HS có thể:

- xác định ít nhất 1 cách kiểm chứng mức độ hiệu quả của phương án.

- xác định và mô tả ít nhất 3 nguồn thông tin/bằng chứng cần thu thập.

- xác định thời điểm thu thập cho mỗi nguồn thông tin/bằng chứng.

8.44 - 50.6. HS có thể:

- mô tả (định lượng/định tính) được ít nhất 3 nguồn lực cần thiết, trong đó nêu rõ kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất cần được ứng dụng trong quá trình thực hiện dự án.

- cung cấp 2 lí do giải thích tại sao cần cân nhắc nguồn lực này.

Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời (GV có thể tự tìm hiểu):

Một số nguồn lực cần thiết:

- Con người.

- Tiền bạc.

- Kiến thức.

- Thời gian,

- Thiết bị.

- Cơ sở hạ tầng.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


HĐ 1:

  • GV đặt câu hỏi:
  1. Có nhiều tiêu chí dùng để đánh giá tính hiệu quả của dự án nhóm, vậy nhóm em có phương pháp nào để có thể kiểm chứng tính hiệu quả?
  2. Nhóm sẽ dựa vào nguồn thông tin/ những bằng chứng gì để trình bày về tính hiệu quả của dự án?
  3. Để có được những nguồn thông tin/ những bằng chứng cụ thể đó, nhóm em cần thu thập thông tin/bằng chứng vào thời điểm nào?
  • Các nhóm thảo luận và trình bày ý tưởng của nhóm.

HĐ 2: Bus stop - Phản hồi và tiếp nhận phản hồi:

  • Mỗi nhóm để lại 1 HS thuyết trình về ý tưởng thực hiện của nhóm.
  • Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi.
  • Nhóm về và thảo luận để chốt cách thức thực hiện.
   Mảnh ghép


GV chia học sinh theo nhóm.

Yêu cầu hoạt động cho HS:

  • Thảo luận nhóm nhanh và trả lời câu hỏi “Nguồn lực là gì?”
    • Gợi ý định nghĩa (nếu cần thiết): Nguồn lực là tất cả những gì cần thiết để có thể thực hiện một dự án.
  • Trả lời câu hỏi “Có những loại nguồn lực nào?”
  • Cho 1 số nhóm chia sẻ, các nhóm bổ sung các loại nguồn lực thường thấy vào danh sách của nhóm mình.
  • GV tổng hợp, và đặt câu hỏi “Kiến thức, Kỹ năng, và Phẩm chất có được gọi là nguồn lực không? Vì sao?”
    • Theo định nghĩa như trên là có, vì nếu thiếu đi những thứ này thì không thể có được một dự án hiệu quả.

GV yêu cầu HS review lại dự án của nhóm mình và chọn ra thêm ít nhất 2 nguồn lực quan trọng nhất với dự án ngoài kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất. Sau đó thảo luận để điền thông tin vào bảng sau. Lưu ý rằng cho mỗi nguồn lực nhóm cần đưa ra được ít nhất 2 lý do vì sao nguồn lực này lại quan trọng với dự án của nhóm.

Nguồn lực Mô tả (định lượng/định tính) Vì sao nguồn lực này lại quan trọng với dự án của nhóm?
Kiến thức (Gợi ý: Nhóm con cần kiến thức gì để thực hiện được dự án này)
Kỹ năng (Gợi ý: Nhóm con cần kỹ năng gì để thực hiện được dự án này)
Phẩm chất (Gợi ý: Nhóm con cần phẩm chất gì để thực hiện được dự án này)
VD: Tiền bạc VD: Nhóm cần gây quỹ được 4 triệu để mua 200 suất ăn cho người vô gia cư
  1. Chưa tìm được nơi tài trợ suất ăn, nên cần tính phương án quyên góp tiền rồi đi mua.
  2. Nếu không xin được đủ thì chất lượng bữa ăn sẽ không đảm bảo.
...