GCED K2: Tiết 2.4

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:00, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.4. Việc thiếu nước sạch đang diễn ra như thế nào trên thế giới?
Mục tiêu bài học 2.4.1. HS nhận thức được nước sạch trên thế giới đang khan hiếm như thế nào. 2.4.2. HS hiểu được nhiều người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Tiêu chí đánh giá 2.4.1. HS có thể:

- sử dụng biểu đồ, hình vẽ đơn giản để mô tả được sự có hạn của nguồn nước sạch (chỉ chiếm chưa tới 1% lượng nước trên thế giới)

2.4.2. HS kể tên được:

- ít nhất 1 địa điểm hoặc quốc gia chưa có đủ nước sạch cho mọi người.

- ít nhất 1 địa điểm hoặc quốc gia có đủ nước sạch cho mọi người, nhưng không phải ai ở đó cũng được sử dụng nước sạch.

Tài liệu gợi ý Tham khảo:

- Các khu vực đang thiếu nước sạch trên thế giới: https://www.wri.org/blog/2013/12/world-s-36-most-water-stressed-countries https://www.theguardian.com/global-development-professionals-network/2017/mar/17/access-to-drinking-water-world-six-infographics

- Tình hình thiếu nước sạch ở Đông Nam Á:

https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/140m-in-se-asia-do-not-have-clean-water

Gợi ý:- Có rất nhiều quốc gia tại Châu Phi (Ai Cập, Kenya, Tanzania, v.v.) thiếu nguồn nước tự nhiên do khí hậu khô cằn, đồng thời cũng thiếu cả hệ thống lọc nước do nghèo.

- Có nhiều nước như Hoa Kỳ có đủ nước sạch cho mọi người, nhưng một số khu vực trong nước lại không có đủ nước sạch (do phân phối không đồng đều, vì ô nhiễm tại khu vực, v.v.).

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(2’) Xem đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) nguồn nước nào có số lượng ít nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=JyzvcrZIuf0 (00 - 00:49) (GV định hướng cho HS nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chính là một phần của nước ngọt).

(5’) Hoạt động: Ghép hình

Hướng dẫn: GV chuẩn bị sẵn 1 hình tròn được chia thành thành 3 miếng  (trên các miếng ghi các số sau: 97%, 1%, 2%) và 3 thẻ chữ (nước mặn; nước ngọt ở dạng đóng băng và trong lòng đất; nước ngọt có sẵn)

  • Học sinh được chia thành nhóm 4-5 người.
  • (2’) GV yêu cầu HS xem đoạn clip sau đó ghép chữ vào các miếng bìa đã ghi sẵn số. Qua đó HS xác định (Bloom 2) nước ngọt chiếm phần ít nhất.
  • (3’) Yêu cầu gọi HS trả lời câu hỏi:
    • Nguồn tài nguyên nào đang được coi là khan hiếm nhất?
    • Nước chiếm bao nhiêu phần của trái đất? (giải thích đơn giản: chia làm 3 phần thì có 1 phần là đất, 2 phần là nước)
    • Qua việc ghép hình, con thấy phần nước nào chiếm ít nhất?

GV chốt (GV chiếu trên slide hình ảnh chia các phần của nước, giống bài làm của HS): Nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất, tuy nhiên trong đó đó thì nước sạch đang chiếm phần ít nhất 1/100. Vì vậy nước sạch đang rất khan hiếm.

   Mảnh ghép b

(2’) Xem đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) nguồn nước nào có số lượng ít nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=JyzvcrZIuf0 (00 - 00:49) (GV định hướng cho HS nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chính là một phần của nước ngọt).

(5’) Hoạt động: Ghép hình

Hướng dẫn: GV chuẩn bị sẵn 1 hình tròn được chia thành thành 3 miếng  (trên các miếng ghi các số sau: 97%, 1%, 2%) và 3 thẻ chữ (nước mặn; nước ngọt ở dạng đóng băng và trong lòng đất; nước ngọt có sẵn)

  • Học sinh được chia thành nhóm 4-5 người.
  • (2’) GV yêu cầu HS xem đoạn clip sau đó ghép chữ vào các miếng bìa đã ghi sẵn số. Qua đó HS xác định (Bloom 2) nước ngọt chiếm phần ít nhất.
  • (3’) Yêu cầu gọi HS trả lời câu hỏi:
    • Nguồn tài nguyên nào đang được coi là khan hiếm nhất?
    • Nước chiếm bao nhiêu phần của trái đất? (giải thích đơn giản: chia làm 3 phần thì có 1 phần là đất, 2 phần là nước)
    • Qua việc ghép hình, con thấy phần nước nào chiếm ít nhất?

GV chốt (GV chiếu trên slide hình ảnh chia các phần của nước, giống bài làm của HS): Nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất, tuy nhiên trong đó đó thì nước sạch đang chiếm phần ít nhất 1/100. Vì vậy nước sạch đang rất khan hiếm.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Nước sạch chiếm phần rất ít trên bề mặt trái đất, tuy nhiên tính đến nay, do sự phát triển không ngừng và việc khai thác, sử dụng nguồn nước không cần bằng và bền vững mà nhiều con sông, hồ và các nguồn nước khác nhau đã bị khô cạn dần hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể phục hồi.

(15’) Hoạt động: Thảo luận nhóm

  • HS ngồi theo nhóm 5-6 người.
Chau luc.png
  • (3’) GV cho HS xem bản đồ về tình trạng nước sạch trên thế giới: Số tháng thiếu nước sạch của các quốc gia trên thế giới.
  1. GV giải thích cho HS ý nghĩa các màu tô trên bản đồ.
  1. GV điền thêm tên châu lục và bản đồ thế giới để HS có thể tìm tên châu lục, tên quốc gia.
  • (5’) HS thảo luận nhóm để nêu tên (Bloom 2) 1 châu lục hoặc 1 quốc gia đang trong tình trạng khan hiếm nước sạch nhất và 1 châu lục hoặc 1 quốc gia có nước sạch nhưng không đủ cho tất cả.
  • (5’) GV cung cấp thêm thông tin cho HS qua slide:
    • Một số nước khan hiếm nước sạch trầm trọng: chủ yếu nằm ở châu Phi: Gana, Malavi, Burkin Faso, Lesotho...lên tới 75 - 85% dân số không được sử dụng nước sạch.
    • Một số nước có nước sạch để sử dụng nhưng không phải đủ cho tất cả mọi người: Mỹ, Canada

GV tham khảo bài viết sau: http://ineet.com.vn/23-su-that-ang-kinh-ngac-ve-nuoc-o-chau-phi-70

https://www.wildactchallenge.org/en/blog/2019-02-28/khung-hoang-nuoc-sach-toan-cau-nhung-con-so-biet-gao-thet

GV chốt: Dựa trên quốc gia mà HS nêu ra, GV chốt về sự khan hiếm nước sạch trên hai quốc gia đó.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Nước sạch chiếm phần rất ít trên bề mặt trái đất, tuy nhiên tính đến nay, do sự phát triển không ngừng và việc khai thác, sử dụng nguồn nước không cần bằng và bền vững mà nhiều con sông, hồ và các nguồn nước khác nhau đã bị khô cạn dần hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể phục hồi.

(15’) Hoạt động: Tra cứu

(Mạng nội bộ Vinschool không tra cứu được link này vì vậy các thầy cô cần test trước hoặc sử dụng mạng khác để cho HS tra cứu).

  • (3’) GV giới thiệu cho HS công cu Water Risk Atlas. Công cụ này gần giống với Google map để tìm đường về cách sử dụng. Trên bản đồ đã thể hiện Rủi ro nước của các quốc gia ở thời điểm hiện tại. HS có thể tìm được vị trí bất kì trên bản đồ để tìm hiểu Nguy cơ về thiếu nước sạch trong đó có cả Việt Nam.
    • Quy ước kí hiệu: Rủi ro thấp (Không thiếu nước sạch hoặc thiếu rất ít) cho đến Nguy cơ rất cao (thiếu nước sạch trầm trọng)

Link Water Risk Atlas (GV sử dụng công cụ dịch tự động để dịch sang Tiếng Việt): https://www.wri.org/applications/maps/aqueduct-atlas/#x=70.35&y=20.13&s=ws!20!28!c&t=waterrisk&w=def&g=0&i=BWS-16!WSV-4!SV-2!HFO-4!DRO-4!STOR-8!GW-8!WRI-4!ECOS-2!MC-4!WCG-8!ECOV-2!&tr=ind-1!prj-1&l=2&b=terrain&m=group

  • (12’) HS thảo luận nhóm 5-6 bạn để sử dụng công cụ Water Risk Atlas để trả lời các câu hỏi/ yêu cầu sau:
    • Châu lục nào đang trong tình trạng khan hiếm nước sạch nhất?
    • Nêu tên (Bloom 2) 1 địa điểm hoặc 1 quốc gia chưa có đủ nước sạch cho mọi người (vì thiếu nước tự nhiên, thiếu hệ thống lọc nước, v.v.)
    • Nêu tên (Bloom 2) 1 địa điểm hoặc quốc gia có đủ nước sạch cho mọi người, nhưng không phải ai ở đó cũng được sử dụng nước sạch (vì phân phối không đồng đều, vì ô nhiễm tại khu vực)

GV chốt: Tại các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia nghèo đói như Bangladesh, Pakistan, Nigeria đang đối diện với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Không chỉ ở các quốc gia này mà ngay tại Mỹ một quốc gia phát triển, có nước sạch để sử dụng nhưng một số bang như California, Texas và Florida cũng có lúc không đủ nước sạch cho tất cả mọi người. (GV dựa vào đáp án của HS để chốt kiến thức về 2 quốc gia/ địa điểm không có đủ nước sạch để dùng và có nước sạch nhưng không đủ cho tất cả mọi người).

GV tham khảo bài viết sau: http://ineet.com.vn/23-su-that-ang-kinh-ngac-ve-nuoc-o-chau-phi-70

https://www.wildactchallenge.org/en/blog/2019-02-28/khung-hoang-nuoc-sach-toan-cau-nhung-con-so-biet-gao-thet