GCED K2: Tiết 2.21

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:04, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.21. Các tổ chức nào tại Việt Nam hoặc trên thế giới có thể giúp em thực hiện các ý tưởng liên quan tới nước sạch? Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 2.21.1. HS xác định được một số tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn nước sạch 2.21.2. Học sinh tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 2.21.1 HS nêu được:

- ít nhất 1 tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực nước sạch.

- 1 việc mà mỗi tổ chức này đã làm để giúp giải quyết vấn đề nước sạch.

- ít nhất 1 điều mà em có thể học hỏi từ họ.

2.21.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Tham khảo:

https://www.raptim.org/55-water-ngos-know/

https://greatist.com/health/27-water-crisis-orgs-follow-right-now#12

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

GV yêu cầu HS lấy nội dung đã được chuẩn bị trước ở nhà về một số tổ chức tại VN và trên thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn vào phát triển nguồn nước sạch.

Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nước sạch ở Việt Nam và trên thế giới

Việt Nam:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_tâm_Bảo_tồn_và_Phát_triển_Tài_nguyên_nước+(có+tên+một+vài+tổ+chức+khác+ở+phần+Xem+thêm)

Quốc tế: https://drive.google.com/open?id=139UqZ-NoYXUVHnH65_ArUM_PZgRMNSmL

(5’) HS báo cáo kết quả tại các góc của lớp. Mỗi góc 1 nhóm chia sẻ với cô giáo và các bạn khác trong lớp với các nội dung:

  • Ghi nhớ (Bloom 1) tên tổ chức.
  • Xác định (Bloom 2) được việc làm của  tổ chức đó đã làm để giúp giải quyết vấn đề nước sạch.
  • Ứng dụng (Bloom 3) được điểu con có thể học hỏi từ từ tổ chức đó.

(5’) Các nhóm lắng nghe và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Vote cho dự án mình yêu thích và giải thích được vì sao

(2’) GV kết luận: Để bảo vệ và phát triển nguồn nước, đã có nhiều tổ chức của Việt Nam và thế giới đang nỗ lực các hành động, con có thể học hỏi từ những tổ chức này nhiều điều để hoàn thiện dự án của mình trong tương lai.

   Mảnh ghép b

Làm việc nhóm 4:

GV phát cho mỗi nhóm HS 1 số tư liệu một số tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn nước sạch

Việt Nam:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_tâm_Bảo_tồn_và_Phát_triển_Tài_nguyên_nước (có tên một vài tổ chức khác ở phần Xem thêm)

Quốc tế: https://drive.google.com/open?id=139UqZ-NoYXUVHnH65_ArUM_PZgRMNSmL

(5’)HS làm việc trong nhóm, nghiên cứu tư liệu, thảo luận và tóm tắt (bloom 2) nội dung tài liệu dựa vào các câu hỏi và trình bày bằng sơ đồ tư duy.

  • Tổ chức đó có tên là gì?
  • Tổ chức đó đã làm gì để giúp giải quyết vấn đề nước sạch?
  • Con có thể học hỏi điều gì từ tổ chức đó?

(5’) HS báo cáo bằng hình thức phòng tranh: mỗi nhóm cử 1 bạn ở lại thuyết trình, thành viên của di chuyển sang nhóm khác để lắng nghe, trao đổi về các tổ chức do các nhóm khác tìm hiểu.

(2’)GV kết luận: Để bảo vệ và phát triển nguồn nước, đã có nhiều tổ chức của Việt Nam và thế giới đang nỗ lực các hành động, con có thể học hỏi từ những tổ chức này nhiều điều để hoàn thiện dự án của mình trong tương lai.


   Mảnh ghép a

GV yêu cầu HS nhắc lại câu hỏi dẫn dắt của các chương: Cộng tác giúp ích như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề nước sạch?

Hoạt động: Think - Pair - Share:

(7’) Think: HS trả lời câu hỏi dẫn dắt: Cộng tác giúp ích như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề nước sạch? vào Nhật kí hành trình bằng các cách riêng của mình(hình vẽ, sơ đồ tư duy, note các ý chính,..)

(3’) Pair: HS chia sẻ với bạn bên cạnh những điều mình đã học được, tổng hợp, bổ sung vào Nhật kí hành trình.

(3’) Share: HS chọn 1 - 2 bạn HS bất kì trong lớp để chia sẻ với các bạn.

(2’) GV tổng kết : mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nước sạch. Tuy nhiên, nếu chúng ta cộng tác với nhau hiệu quả, việc giải quyết vấn đề nước sạch sẽ chạm được tới nhiều người trong cộng đồng, nhiều người sẽ được hưởng lợi hơn.

   Mảnh ghép b

Hoạt động: Làm việc cá nhân

(7’) HS làm việc cá nhân vào phiếu sơ đồ tư duy tóm tắt lại(Bloom 2) các nội dung các lợi ích của việc cộng tác để giải quyết vấn đề nước sạch.

(3’) HS chia sẻ nhóm 2 với các bạn bất kì trong lớp.

(3’) 1-2 HS trình bày trước lớp.

(2’) GV tổng kết : mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nước sạch. Tuy nhiên, nếu chúng ta cộng tác với nhau hiệu quả, việc giải quyết vấn đề nước sạch sẽ chạm được tới nhiều người trong cộng đồng, nhiều người sẽ được hưởng lợi hơn.