GCED K6: Tiết 6.4

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 06:43, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.4. Tình trạng nghèo đói ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một cá nhân và một quốc gia?
Mục tiêu bài học 6.4.1. Học sinh hiểu được nghèo đói ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của một cá nhân 6.4.2. Học sinh hiểu được nghèo đói ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của một quốc gia
Tiêu chí đánh giá 6.4.1. Học sinh nêu được ít nhất 2 ảnh hưởng của nghèo đói tới cá nhân.
6.4.2. Học sinh nêu được ít nhất 2 ảnh hưởng của nghèo đói tới quốc gia.
Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời và nguồn:

- ít cơ hội học tập,

- cơ hội tiếp cận các dịch vụ công bị giới hạn,

- bị phân biệt đối xử và không được tham gia vào các hoạt động xã hội,

- ít cơ hội tham gia vào việc đưa ra chính sách/luật pháp
______

https://www.un.org/sustainabledevelopment/poverty/

Gợi ý câu trả lời và nguồn:

- năng suất lao động thấp,

- thiếu nguồn lực có ký năng.

- chỉ số phát triển con người thấp,

- dịch vụ công yếu kém (y tế, giáo dục)

- ít người được tiếp xúc với các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống: điện, nước sạch, nhà vệ sinh,

- tỉ lệ tham nhũng cao,

- phân biệt đối xử với phụ nữ,

- khả năng ứng phó với thiên tai/bệnh dịch kém,

- tỉ lệ tội phạm cao,

- mất niềm tin vào chính phủ/công bằng xã hội

_________

https://www-cdn.oxfam.org/s3fs-public/bp-reward-work-not-wealth-220118-vi.pdf

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(9’) Tranh biện:

GV dẫn dắt và nêu vấn đề tranh biện: Có rất nhiều tỉ phú, triệu phú nổi tiếng thế giới đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt khỏi đói nghèo. Và cũng có vô vàn mảnh đời bất hạnh bên những mái nhà tranh. Vậy đói nghèo có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một cá nhân? Có nhiều ý kiến trái chiều: đói nghèo là trường đại học tốt nhất. Đói nghèo là nơi giết chết ước mơ. Em tán thành với quan điểm nào, tại sao?

  • GV viết lên bảng 2 khu vực: Đói nghèo là trường đại học tốt nhất và đói nghèo là nơi giết chết ước mơ.
  • GV phát cho HS giấy sticky note, yêu cầu HS viết quan điểm (Bloom 5) của bản thân về những ảnh hưởng của nghèo đói tới cá nhân và dán lên đúng khu vực.
  • GV mời một số HS đại diện mỗi nhóm ý kiến phát biểu. Lưu ý, GV nhìn nhanh ý kiến của HS dán trên bảng để mời những HS có ý kiến rõ ràng và mang tính đối lập cao giữa hai nhóm. Mời khoảng 2-3 ý kiến mỗi nhóm.
  • GV đặt thêm các câu hỏi dẫn dắt để tổng kết vấn đề:
  • Theo việc ghi nhớ và suy luận (Bloom 1,2) của em, số tỉ phú, triệu phú đi lên từ hai bàn tay trắng so với số người nghèo trên thế giới như thế nào?
  • Em hãy phân tích (Bloom 4) những khó khăn mà ⅕ dân số thế giới trong tình trạng nghèo đa chiều phải giải quyết để thoát nghèo, trở thành người thành công, so sánh với người nghèo, cận nghèo.
  • Khi không thể phủ nhận một số người thoát nghèo vươn lên thành công và có những người nghèo cố niên, truyền đời, em rút ra kết luận (Bloom 5) gì về ảnh hưởng của nghèo đói tới sự phát triển của cá nhân?

(1’) Tổng kết: GV ghi nhận ý kiến HS và tổng kết: trừ một số trường hợp đặc biệt, về cơ bản đói nghèo ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống và sự phát triển của mỗi cá nhân:

- ít cơ hội học tập,

- cơ hội tiếp cận các dịch vụ công bị giới hạn,

- bị phân biệt đối xử và không được tham gia vào các hoạt động xã hội,

- ít cơ hội tham gia vào việc đưa ra chính sách/luật pháp

   Mảnh ghép b

(5’) Chơi trò chơi “Nhìn hình đoán ý”

  • GV chiếu các hình ảnh lên slide
  • GV gọi HS phát biểu, xác định (Bloom 2) nội dung bức hình nói về những ảnh hưởng nào của đói nghèo tới sự phát triển của cá nhân?

(5’) GV đặt thêm các câu hỏi và gọi HS phát biểu:

  • Ngoài nội dung các bức hình, theo em xác định (Bloom 2), đói nghèo còn gây những ảnh hưởng xấu nào tới cá nhân mỗi người?
  • Theo ý kiến đánh giá (Bloom 5) của em, trong trường hợp nào thì đói nghèo có tác dụng thúc đẩy một cá nhân vươn lên?
  • Em hãy kể (Bloom 1) lại sự vươn lên thành công từ nghèo đói của một ai đó mà em biết.
  • Theo suy luận (Bloom 4) của em, số người thoát nghèo vươn lên thành công so với số người nghèo cố niên như thế nào?
  • Em hãy rút ra kết luận (Bloom 2) về ảnh hưởng của nghèo đói đối với cá nhân mỗi người.

GV tổng kết ý kiến của HS.

- ít cơ hội học tập,

- cơ hội tiếp cận các dịch vụ công bị giới hạn,

- bị phân biệt đối xử và không được tham gia vào các hoạt động xã hội,

- ít cơ hội tham gia vào việc đưa ra chính sách/luật pháp


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Đói nghèo là lực cản phát triển của mọi quốc gia trên thế giới.  

(12’) Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn.

  • GV chia lớp thành nhóm 4-6 HS
  • (2’) GV nêu nhiệm vụ thảo luận: Chỉ ra (Bloom 4)những ảnh hưởng của đói nghèo tới một quốc gia? Lưu ý, GV có thể nhắc lại kĩ thuật khăn phủ bàn trong trường hợp HS chưa rõ: Để bắt đầu thảo luận, các nhóm chia tờ giấy thảo luận thành các ô, bao gồm ô ghi ý kiến của mỗi thành viên và 1 ô ở giữa để tổng hợp ý kiến chung của tất cả các thành viên. Tiến trình thảo luận gồm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1 - các thành viên suy nghĩ độc lập và ghi ý kiến vào ô của mình, giai đoạn 2 - các thành viên chia sẻ ý kiến và tìm ra ý kiến tương đồng giữa các thành viên để ghi vào ô ở giữa.
  • (5) HS các nhóm thảo luận
  • (5’) GV mời đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

(1’) GV tổng kết ý kiến của các nhóm:

- năng suất lao động thấp,

- thiếu nguồn lực có ký năng.

- chỉ số phát triển con người thấp,

- dịch vụ công yếu kém (y tế, giáo dục)

- ít người được tiếp xúc với các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống: điện, nước sạch, nhà vệ sinh,

- tỉ lệ tham nhũng cao,

- phân biệt đối xử với phụ nữ,

- khả năng ứng phó với thiên tai/bệnh dịch kém,

- tỉ lệ tội phạm cao,

- mất niềm tin vào chính phủ/công bằng xã hội

...

(2’) Quiz: Em hãy nêu lên (Bloom 1) một tác động của đói nghèo tới mỗi quốc gia mà em cho là nghiêm trọng nhất, giải thích (Bloom 2) tại sao em lựa chọn như vậy. Lưu ý, GV có thể gọi 2-3 HS phát biểu.

   Mảnh ghép b

Hoạt động: Hội nghị của các Bộ trưởng

GV giới thiệu hoạt động thảo luận theo kĩ thuật bể cá: 1 nhóm thảo luận dưới hình thức Hội nghị của các Bộ trưởng (gọi tắt là nhóm Bộ trưởng), các thành viên còn lại của lớp học thuộc nhóm quan sát và phản hồi về việc thảo luận của các “Bộ trưởng” (gọi tắt là nhóm Người dân).

(2’) GV phổ biến nhiệm vụ:

  • Nhóm Bộ trưởng: Gồm 1 HS đóng vai Thủ tướng điều hành hội nghị. 5 HS đóng vai các Bộ trưởng bộ: Kinh tế, Y tế, Giáo dục, Quốc phòng, Văn hóa xã hội. Các Bộ trưởng cần nêu lên những ảnh hưởng của đói nghèo đối với lĩnh vực mà mình quản lý. Các Bộ trưởng bổ sung ý kiến cho nhau.
  • Nhóm Người dân: Lắng nghe các phát biểu tại Hội nghị, ghi lại ý kiến vào phiếu đánh giá và phát biểu sau hội nghị.

Lưu ý, sau khi phổ biến nhiệm vụ, GV tổ chức phân vai, sắp xếp không gian hội nghị đảm bảo các Bộ Trưởng ngồi quay xuống lớp học, Người dân quan sát, lắng nghe được toàn bộ quá trình phát biểu của các Bộ trưởng. Thủ tướng đứng tại bàn GV để điều hành. GV in sẵn kịch bản điều hành Hội nghị cho Thủ tướng dẫn dắt, phiếu dành cho Bộ trưởng, Người dân (file tại thư mục Tài liệu bổ trợ).

(1’) GV phổ biến tiến trình Hội nghị để HS cả lớp chủ động tham gia:

  • Bước 1: Thủ tướng phát biểu, tuyên bố lý do Hội nghị
  • Bước 2: Thủ tướng mời các Bộ trưởng chuẩn bị báo cáo (ghi vào phiếu được phát) và Người dân chuẩn bị các câu hỏi dành cho các Bộ trưởng (ghi vào phiếu được phát).
  • Bước 3: Thủ tướng mời lần lượt các Bộ trưởng phát biểu, Người dân lắng nghe, ghi vào phiếu đánh giá.
  • Bước 4: Thủ tướng mời một số Người dân nêu câu hỏi mà phần phát biểu của các Bộ trưởng chưa đề cập đến (nếu có). Lưu ý, Thủ tướng chỉ mời 1-2 Người dân (do thời gian có hạn).
  • Bước 5: Thủ tướng tổng kết Hội nghị về những thách thức đặt ra do đói nghèo

(10’) HS tiến hành tổ chức hội nghị theo hướng dẫn

(2’) Quiz: Em hãy nêu ý kiến (Bloom 5) và giải thích: Đói nghèo ảnh hưởng tiêu cực và toàn diện tới quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay là ở cả các nước đang phát triển và các nước phát triển khác? Tại sao?