GCED K6: Tiết 6.5

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 06:44, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.5. Tình trạng (giảm) nghèo đói ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
Mục tiêu bài học 6.5.1. Học sinh nắm được tình trạng (giảm) nghèo đói ở Việt Nam 6.5.2. Học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt.
Tiêu chí đánh giá 6.5.1. Học sinh xác định được:

- ít nhất 2 cải thiện trong vấn đề giảm nghèo đói ở Việt Nam.

- ít nhất 2 vấn đề còn tồn tại.

6.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời và nguồn. Giáo viên tự tìm hiểu thêm tài liệu.

Cải thiện:

- Từ giai đoạn Đổi Mới cho tới nay, Việt Nam là một trong những quốc gia làm rất tốt việc xoá đói giảm nghèo: từ 57% năm 1990 xuống 7% năm 2016.

(https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Bao_Cao_MDP_16_Dec_2018.pdf)

- Việt Nam là một trong những quốc gia giảm nghèo đáng kể so với các quốc gia khác.
Vấn đề:

- Các nhóm yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật): mức sống được cải thiện, tuy nhiên có xu hướng bị tụt lại phía sau (https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Full%20report%20MDP%20final%20VN.pdf)

- Khoảng cách giàu nghèo gia tăng. (https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Full%20report%20MDP%20final%20VN.pdf)

- Việt Nam đứng thứ 116/189 (HDI) trong bảng Chỉ số phát triển con người, thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình (có 4 nhóm nước: rất cao, cao, trung bình, thấp) (http://hdr.undp.org/en/composite/HDI)

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(7’) GV yêu cầu HS làm việc theo cặp,

  • Phát cho mỗi cặp HS một biểu đồ/số liệu: Tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm; Biểu đồ thu nhập; Tỷ lệ giảm nghèo ở thành thị và nông thôn;  
  • Yêu cầu HS quan sát và xác định (Bloom 2) những thành tựu/ hạn chế trong công tác giảm đói nghèo ở Việt Nam.
  • Gọi một số HS phát biểu, bổ sung ý kiến.
  • Đặt câu hỏi: Em hãy nêu (Bloom 1) những thành tựu và hạn chế khác trong công tác giảm đói nghèo ở Việt Nam mà em biết.
  • Tổng kết:
  • Thành tựu:
  • VN là một trong số những quốc gia giảm đói nghèo đáng kể so với quốc gia khác.
  • Tỉ lệ giảm nghèo ở thành thị rất nhanh chóng. VN là quốc gia làm khá tốt công tác giảm nghèo.
  • Hạn chế:
  • Bộ phận nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn chưa giảm nghèo đáng kể.
  • Khoảng cách thu nhập của người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt.

(3’) Quiz: Em hãy phân tích (Bloom 4) nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo nghèo ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Lưu ý, GV gọi 2-3 HS phát biểu.

   Mảnh ghép b

(7’) Tổ chức hoạt động phản biện

  • GV yêu cầu mỗi HS viết ra giấy note một nhận định (Bloom 2) về tình trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (điều đạt được, điều cần cải thiện)
  • GV thu các phiếu trả lời của HS và phát lại cho mỗi HS một phiếu bất kì. Lưu ý, GV xáo trộn để khi phát, cố gắng không phải lại cho HS chính phiếu của em đó.
  • GV yêu cầu HS đọc và phát biểu để thể hiện phản hồi - Bloom 5 (đồng tình hay phản đối, giải thích lý do) về ý kiến trong phiếu mình nhận được. GV gọi khoảng 3-5 HS phát biểu. GV lấy ý kiến của cả lớp (đồng tình/ phản đối).
  • GV ghi các ý kiến được cả lớp đồng tình lên bảng vào hai cột: thành tựu đạt được, hạn chế cần khắc phục.
  • GV tổng kết:
  • Thành tựu:
  • VN là một trong số những quốc gia giảm đói nghèo đáng kể so với quốc gia khác.
  • Tỉ lệ giảm nghèo ở thành thị rất nhanh chóng. VN là quốc gia làm khá tốt công tác giảm nghèo.
  • Hạn chế:
  • Bộ phận nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn chưa giảm nghèo đáng kể.
  • Khoảng cách thu nhập của người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt.

(3’) Quiz: Em hãy giải thích (Bloom 4) nguyên nhân thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng chênh lệch.


   Mảnh ghép a


Dẫn dắt: Trong lăng kính Tư duy toàn cầu, chúng ta đã tìm hiểu rằng nghèo đói là mối quan tâm toàn cầu, là vấn đề cấp bách cần phải được tất cả các quốc gia ưu tiên giải quyết.

(13’) GV hướng dẫn HS viết một bức thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để nói lên suy nghĩ (Bloom 2,3,4) của em về lý do toàn cầu cần tích cực giảm nghèo và đói.

  • GV hướng dẫn quy cách viết thư gồm các phần:
  • Đầu thư: người gửi, người nhận, lý do viết thư
  • Nội dung chính của thư: diễn giải thực trạng, ảnh hưởng của nghèo đói tới mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và sự phát triển chung của toàn cầu.
  • Cuối thư: lời kêu gọi/ước vọng/lời đề đạt
  • GV mời 1-2 HS đọc thư cho cả lớp nghe.

(2’) GV tổng kết chung thực trạng và ảnh hưởng của nghèo đói tới toàn cầu, nhấn mạnh rằng đây là vấn đề cần tất cả các quốc gia quan tâm giải quyết:

  • Tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra rất nghiêm trọng ở mọi quốc gia trên toàn thế giới, dù mức độ là khác nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng miền trong một quốc gia.
  • Đói nghèo không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn vong, ổn định, phát triển của một cá nhân mà đối với cả quốc gia, khu vực và toàn thế giới.
   Mảnh ghép b


Dẫn dắt: Trong lăng kính Tư duy toàn cầu, chúng ta đã tìm hiểu rằng nghèo đói là mối quan tâm toàn cầu, là vấn đề cấp bách cần phải được tất cả các quốc gia ưu tiên giải quyết.

(10’) Cuộc thi: Bình ảnh

  • GV phổ biến thể lệ cuộc thi: HS (cá nhân/ nhóm đôi) tham gia bình phẩm cho mỗi bức hình. Cả lớp giơ tay bình chọn cho lời bình mình thấy thích nhất. HS nào có lời bình được nhiều bạn thích nhất chiến thắng. Lưu ý, GV có thể lựa chọn hình thức khen ngợi, tặng quà phù hợp cho người chiến thắng.
  • GV phổ biến tiêu chí lời bình ảnh: dài không quá 10 từ; sử dụng ngôn ngữ phổ thông, văn minh; phản ánh đúng nội dung của bức hình; thể hiện sự sáng tạo về ngôn từ hoặc sự đánh giá sâu sắc. HS không được sử dụng lời bình đã có trên mạng (nếu có). GV có thể khuyến khích HS sử dụng Tiếng Anh.
  • GV Quy định cách thức tham gia bình ảnh: Có 5 lượt bình ảnh, mỗi lượt sẽ có 1 bức hình được chiếu lên. GV sẽ chiếu mỗi bức hình trong thời gian 1 phút. Trong thời gian này, mỗi HS sẽ quan sát bức hình, ghi lời bình vào giấy và dán lên bảng tại vị trí quy định (theo số thứ tự lượt chơi). Kết thúc thời gian, GV sẽ đọc các lời bình đã được dán, lấy ý kiến biểu quyết của các bạn trong lớp và tuyên bố người chiến thắng của lượt (ghi tên HS lên bảng). Người có số lượt bình chọn cao nhất trong 5 lượt sẽ chiến thắng.
  • GV lần lượt chiếu hình và khuyến khích HS tham gia bình luận (Bloom 5)
  • GV tổng kết mỗi lượt thi và toàn bộ cuộc thi.
  • GV tuyên dương, khen thưởng.

(5’) Trả lời câu hỏi: Tại sao giảm đói nghèo là vấn đề quan tâm của toàn cầu?

  • GV dẫn dắt từ cuộc thi tới việc giải quyết vấn đề nêu trên: khi tham gia bình ảnh, các em đã thể hiện những hiểu biết, sự đánh giá sâu sắc về thực trạng cũng như những hậu quả nghiêm trọng của đói nghèo đối với mỗi cá nhân, quốc gia và toàn cầu. Vậy chúng ta cần đúc kết lại một thông điệp lớn cho vấn đề “Tại sao giảm đói nghèo là vấn đề quan tâm của toàn cầu?”
  • GV gọi HS tổng kết (Bloom 4).
  • GV tổng kết chung:
  • Tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra rất nghiêm trọng ở mọi quốc gia trên toàn thế giới, dù mức độ là khác nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng miền trong một quốc gia.
  • Đói nghèo không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn vong, ổn định, phát triển của một cá nhân mà đối với cả quốc gia, khu vực và toàn thế giới.