GCED K8: Tiết 8.1

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:19, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học


Câu hỏi tiết học 8.1: Học sinh lớp 8 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.1.1. HS giải thích được GCED là môn học giúp HS trở thành Công dân toàn cầu. 8.1.2. HS trình bày được những cấu phần của môn GCED và bước đầu giải thích được mối tương quan giữa các cấu phần đó. 8.1.3. HS nêu được chủ đề trọng tâm của năm học lớp 8. HS giải thích, nêu được lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề.
Tiêu chí đánh giá 8.1.1. HS nêu ra được ý hiểu về môn GCED; 1-2 lí do làm rõ mục đích của môn học vào LJJ. 8.1.2. HS trình bày được 2 cấu phần "Nghiên cứu" (Học kỳ 1) và "Hành động" (Học kỳ 2) vào LJJ. 8.1.3. HS trình bày được chủ đề của năm học lớp 8 và nêu ra 1-2 lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề vào LJJ.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép
Thời lượng: 7 phút

Trò chơi tạo hứng thú “Đuổi hình bắt chữ” giới thiệu môn học GCED

HS suy nghĩ trả lời trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” có liên quan tới môn học. Trao phần thưởng cho HS có câu trả lời đúng

GV giới thiệu tiến trình buổi học và tên gọi môn học GCED.

HS thảo luận T-P-S

+ Môn học có ý nghĩa gì?

+ HS thu được lợi ích gì khi học môn học này?


   Mảnh ghép

Thời lượng: 5 phút GV giới thiệu 2 cấu phần của môn học NGHIÊN CỨU + HÀNH ĐỘNG.

Học kỳ 1: Tìm hiểu về Chủ đề trọng tâm mang tầm quan trọng toàn cầu thông qua cách tiếp cận đa chiều, từ đó xác định được một vấn đề mà HS quan tâm cũng như nhu cầu của cộng đồng liên quan đến vấn đề này.

Học kỳ 2: HS sẽ lên kế hoạch và thực hiện Dự án Hành động của mình để có thể giải quyết vấn đề mình đưa ra ở học kỳ 1.

Xuyên suốt quá trình này, học sinh sẽ luôn suy ngẫm về việc học của mình, thể hiện qua Nhật ký hành trình học tập cũng như bài báo cáo về Truy vấn cá nhân của em ở cuối học kỳ 1 và dự án Hành động ở cuối học kỳ 2.

Nền tảng đầu ra: Hiểu biết, phẩm chất, kĩ năng cần thiết của một công dân toàn cầu.

Đặt một số câu hỏi để kiểm tra khả năng thu nhận kiến thức của học sinh.

Con có thể liên hệ, kết nối môn GCED với 2 môn học mà con đã học trong năm học trước: CP, SL


   Mảnh ghép

Thời lượng: 5 phút Hoạt động: Trò chơi đoán chủ đề

- GV đưa ra các hình ảnh gợi ý trên Slide. Yêu cầu HS đoán chủ đề là thông điệp của những bức tranh từ đó đoán chủ đề trọng tâm của môn học GCED khối 8.

- GV chốt chủ đề GCED 8: Bình đẳng và giảm bất bình đẳng với 3 loại bất bình đẳng chủ yếu: BBĐ giàu nghèo; BBĐ giới tính; BBĐ kinh tế

- GV phân tích:

Những người trong xã hội với địa vị, của cải, tôn giáo, hay giới tính khác nhau hiện tại chưa được đối xử giống nhau, dẫn tới sự bất bình đẳng.

Đây là một vấn đề mang tính hệ thống với ảnh hưởng lâu dài, khiến những người chịu ảnh hưởng khó có thể thoát khỏi vòng lặp của sự bất bình đẳng.

Để tìm ra giải pháp lâu dài cho vấn đề này, học sinh phải hiểu được bản chất và đặc điểm của sự bất bình đẳng, đồng thời nắm được những đối tượng trong xã hội chịu ảnh hưởng chính


Câu hỏi tiết học 8.1: Học sinh lớp 8 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.1.4. HS biết về năm lăng kính dùng để tìm hiểu chủ đề trọng tâm. 8.1.5. HS biết các mốc đánh giá trong năm và biết em sẽ được xếp loại như thế nào. (chưa cần đề cập đến rubric)
Tiêu chí đánh giá 8.1.4. HS ghi lại được 1 câu khái quát/ hay cụm từ khóa giới thiệu về lăng kính đó vào LJJ. 8.1.5. HS ghi lại trong LJJ của mình:

+ Đánh giá quá trình: 3 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (4 mức).

+ Đánh giá tổng thể: 2 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (100)

Tài liệu gợi ý Chưa cần đề cập đến rubric - chỉ cần cho HS hiểu đc con có các loại đánh giá khác nhau và khung điểm khác nhau vào các thời điểm nhất định trong năm là được.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Thời lượng: 10 phút GV giới thiệu tên gọi 5 lăng kính trên slide.

Học sinh thảo luận nhóm đôi nhanh cách hiểu của bản thân về 5 lăng kính lên Ljj.

GV chia sẻ thông tin các lăng kính của CDTC.

  • Lăng kính 1 - Tư duy toàn cầu: Là một thành viên của thế giới, HS cần biết mình là ai, vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề trong thế giới này. Ngoài ra, HS hiểu thành viên ở các nước khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, dẫn tới việc có những trải nghiệm & cách hành động khác nhau với một vấn đề.
  • Lăng kính 2 - Tư duy hệ thống: HS hiểu rằng mọi hiện tượng đều là một phần của một hệ thống lớn. Tìm hiểu về quy luật nguyên nhân-kết quả của vấn đề, từ đó nhìn ra tính hệ thống & hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
  • Lăng kính 3 - Tư duy phản biện: HS nhận thức được quá trình tiếp nhận & xử lý thông tin để đưa ra quyết định của bản thân. HS tiếp xúc với các quan điểm & góc nhìn trái chiều để biết cách chọn lọc thông tin hợp lý, đồng thời thay đổi các định kiến chưa chính xác.
  • Lăng kính 4 - Đổi mới sáng tạo: HS tiếp xúc với các bước trong Vòng tròn Thiết kế (chương trình IB MYP) để sáng tạo, thử nghiệm và hoàn thiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, học sinh sẽ cần biết cân nhắc rủi ro để triển khai ý tưởng thành công. Lăng kính này cho học sinh những kỹ năng quan trọng để Đánh giá tổng thể của Cấu phần Nghiên cứu.
  • Lăng kính 5 - Cộng tác: Thông qua việc làm việc nhóm trực tiếp với nhau, học sinh hiểu việc cộng tác hiệu quả sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu chung. Học sinh cũng cần nhận ra bản chất, yêu cầu và các hình thức của việc lãnh đạo. Học sinh sẽ dần xác định các mạng lưới hỗ trợ & tầm quan trọng của hành động tập thể.

(2p) Thảo luận nhóm đôi:  HS ghi lại được 1 câu khái quát hoặc cụm từ giới thiệu về các lăng kính vào vở theo cách hiểu của riêng mình về lăng kính đó.


   Mảnh ghép

Thời lượng: 15 phút


1. GV giới thiệu các hình thức đánh giá học sinh:

- Đánh giá quá trình:

+ Nhật kí học tập

+ Đề án định hướng hành động

+ Ngày báo cáo

-  Đánh giá tổng kết:

+ Bài trình bày truy vấn cá nhân

+ Bài suy ngẫm cuối năm

-  Giới thiệu công thức tính điểm:

Điểm xếp loại = (Điểm bài trình bày truy vấn cá nhân x 50%) + = (Điểm bài suy ngẫm cuối năm x 50%)

Điểm xếp loại lớn hơn hoặc bằng 50 là học sinh ĐẠT môn GCED.

2. Quiz Test:

  1. Tên gọi các cấu phần của môn GCED là gì?
  • CP và SL.
  • Nghiên cứu và Hành động.
  • Truy vấn và Kết quả.
  1. Chủ đề trọng tâm của môn GCED năm học lớp 8 là:
  • Bất bình đẳng và giảm bất bình đẳng.
  • Bình đẳng giới.
  • Công dân toàn cầu.
  1. Các lăng kính trong môn GCED:
  • Công dân toàn cầu - Tư duy hệ thống - Sáng tạo đổi mới - Tư duy phản biện - Hợp lực.
  • Tư duy toàn cầu - Tư duy hệ thống - Tư duy phản biện - Sáng tạo đổi mới - Cộng tác.
  • Không có câu trả lời đúng.
  1. Học sinh sẽ được đánh giá như thế nào:
  • Đánh giá quá trình.
  • Đánh giá tổng thể.
  • Cả 2 đáp án trên