GCED K8: Tiết 8.13
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi & Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 8.13 Sử dụng số liệu như thế nào để bảo vệ/chống lại một luận điểm? | |
Mục tiêu bài học | 8.13.1 Học sinh được thực hành cách sử dụng số liệu để bảo vệ 1 luận điểm. | 8.13.2. HS tự trả lời câu hỏi dẫn dắt của chương. |
Tiêu chí đánh giá | 8.13.1
- HS chọn được ra ít nhất 3 số liệu em có thể dùng để bảo vệ/chống lại một luận điểm liên quan đến bất bình đẳng. - HS giải thích được cách em sắp xếp và sử dụng những số liệu đó. |
8.13.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính. |
Tài liệu gợi ý | Gợi ý cách thức thực hiện + Định hướng:
HS được cung cấp một luận điểm liên quan đến bất bình đẳng và 1 list những số liệu, từ đó chọn ra một số số liệu em có thể dùng để bảo vệ/chống lại luận điểm đó và giải thích được vì sao có thể dùng số liệu theo cách em đã làm. |
|
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
Dẫn dắt: Trong quá trình phản biện lại thông tin, việc chỉ ra các số liệu cụ thể của các đơn vị uy tín sẽ làm tăng thêm sức thuyết phục cho các phần thuyết trình, thuyết phục. GV chia lớp ra làm các nhóm nhỏ 3 -5 người, các nhóm được lựa chọn 1 trong 2 luận điểm, dựa vào các tài liệu được phát, các nhóm sẽ tìm kiếm và phân tích (bloom 2) 3 - 5 số liệu có thể sử dụng làm tài liệu để phản đối lại luận điểm mà giáo viên đưa ra. Luận điểm 1: “Bất bình đẳng về màu da chỉ diễn ra trong 1 số các nước đang phát triển ở châu Phi, còn nói chung ở trên thế giới các vấn đề về Bất bình đẳng màu da đa phần đã được giải quyết” Luận điểm 2: “Tại Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng về nam nữ hầu như không còn tồn tại” (8’) GV phát tài liệu cho các nhóm phù hợp với luận điểm đã lựa chọn. Link tài liệu:
https://anninhthudo.vn/the-gioi/binh-dang-giua-cac-chung-toc-van-la-giac-mo-voi-nuoc-my/778182.antd https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/15793902-.html
https://m.bizlive.vn/song/phu-nu-tu-tin-va-co-tham-vong-nghe-nghiep-de-duoc-thang-tien-3438742.html (2’) Tổng kết: GV mời 1 học sinh trong 1 vài nhóm chia sẻ những thông tin mà mình tìm kiếm được. Giáo viên yêu cầu 1 số HS khác trong nhóm giải thích (Bloom 2) câu trả lời của nhóm mình
Mảnh ghép b
(3p) Tầm quan trọng của việc sử dụng số liệu trong việc bảo vệ luận điểm GV https://www.youtube.com/watch?v=3u10RX1rL4Y&t=62s từ đầu tới 1.00 (5p) GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 3 - 5 người, các nhóm sử dụng tài liệu để tìm kiếm các số liệu để bảo vệ luận điểm “Bất bình đẳng về kinh tế làm suy giảm niềm tin của người dân” (2’) Tổng kết: GV mời 1 học sinh trong 1 vài nhóm chia sẻ những thông tin mà mình tìm kiếm được. Giáo viên yêu cầu 1 số HS khác trong nhóm giải thích (Bloom 2) câu trả lời của nhóm mình.
|
Mảnh ghép a
(10’) Báo cáo phần suy ngẫm câu hỏi của chương: Vì sao bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực? (Phần này GV yêu cầu học sinh chuẩn bị từ nhà và gửi phần báo cáo trước một ngày cho GV - Học sinh làm bài theo nhóm và ghi lại ý kiến của các thành viên trong nhóm dựa vào những kiến thức được học từ chương). Mỗi nhóm có 2 phút để báo cáo. Trong quá trình báo cáo học sinh cần phân tích (Bloom 3) rõ phần báo cáo của nhóm mình (cần chỉ rõ những số liệu của nhóm được lấy từ những nguồn nào, độ tin cậy của nguồn). (2’) GV nhận xét phần báo cáo của các nhóm (3’) Học sinh ghi lại phần suy ngẫm của bản thân vào vở để trả lời cho câu hỏi của chương: Vì sao bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực?
Mảnh ghép b
(10’) Suy ngẫm cá nhân Sử dụng những thông tin đã tìm được trong cả chương học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để suy ngẫm về luận điểm “Bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực”. Cần nêu rõ các bằng chứng, số liệu để bảo vệ luận điểm của mình. (5’) GV mời 1 vài học sinh tiến hành chia sẻ suy ngẫm của bản thân trước lớp.
|