GCED K8: Tiết 8.21

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:22, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.21. Những bất đồng/ xung đột nào có thể xảy đến trong quá trình cộng tác nhóm/ làm việc với đối tác?
Mục tiêu bài học 8.21.1. HS dự đoán được các bất đồng/ xung đột có thể xảy đến trong quá trình cộng tác nhóm/ làm việc với đối tác VÀ đưa ra cách khắc phục. 8.21.2. HS tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 8.21.1.

- HS dự đoán được ít nhất 3-4 xung đột khi cộng tác nhóm/ làm việc với đối tác.

- HS đề ra các phương án khắc phục/ thay thế (1 xung đột - 2 phương án khắc phục/ thay thế).

8.21.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Định hướng:

HS được học sơ lược về nguyên nhân của những bất đồng/xung đột xảy ra trong quá trình cộng tác và được giới thiệu 1 số chiến lược để đối phó với các bất đồng/xung đột này.
Gợi ý câu trả lời - các xung đột có thể xảy ra: các bên xung đột trong quan điểm/ quyền lợi; xung đột về tính cách, về phong cách làm việc....)
Gợi ý cách thức thực hiện - giải quyết các xung đột: HS có thể đóng kịch/ tự tạo tình huống để tự giải quyết vấn đề.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) Thảo luận nhóm

  • Các nhóm sử dụng giấy A3, liệt kê (Bloom1) ít nhất 3 nguyên nhân có thể dẫn tới mâu thuẫn trong quá trình cộng tác nhóm/làm việc với đối tác.
  • Với mỗi nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn, các nhóm xác định (Bloom1) ít nhất 2 cách khắc phục các nguyên nhân đó.

(10’) GV mời 3 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung những xung đột có thể xảy ra và cách giải quyết

   Mảnh ghép b

(8’) Thảo luận nhóm:

Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát 1 tình huống gây ra mâu thuẫn:

  • Xung đột về ngôn ngữ hoặc phong cách làm việc.
  • Xung đột về lợi ích
  • Xung đột về quyền lợi.

Các nhóm sẽ thảo luận và chuẩn bị một vở kịch diễn lại tình huống này và cách giải quyết của nhóm.

(5p) Mỗi nhóm sẽ có 1p để diễn tả tình huống và cách giải quyết của nhóm mình.

(3p) GV tổng hợp lại những nguyên nhân có thể gây ra mâu thuẫn và cách giải quyết của các nhóm, HS chép lại những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn vào trong NKHT và cách giải quyết của riêng con.


   Mảnh ghép a

(15p) Suy ngẫm:

Học sinh ngồi theo nhóm đôi, tổng hợp lại (Bloom2) các nội dung đã học của bản thân và bạn bên cạnh bằng sơ đồ tư duy và trả lời câu hỏi “Thế giới đang hợp tác như thế nào để chống lại bất bình đẳng”

   Mảnh ghép b

Hoạt động nhóm:

Thông qua các kiến thức học được ở lăng kính 5, các nhóm lập kế hoạch tiến hành tuyên truyền thuyết phục mọi người xung quanh mình hợp tác chống lại bất bình đẳng bằng cách chia sẻ với họ câu trả lời “Thế giới đã hợp tác như thế nào để chống lại bất bình đẳng? Chúng ta sẽ làm gì để cùng chung tay”

(10’) Các nhóm sẽ có 10 phút thống nhất ý tưởng và phân công nhiệm vụ, sau đó chia sẻ nhanh với GV.

Sản phẩm: HS được lựa chọn 1 trong các hình thức Movie, Poster, Bài hát, Truyện tranh và sẽ nộp lại cho GV vào buổi học sau.

(3’) Suy ngẫm cá nhân Viết vào vở

Thế giới đã hợp tác như thế nào để chống lại bất bình đẳng.