GCED K10: Tiết 10.22 - 10.27 (tiếp)

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:19, ngày 24 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Tiết 10.22 - 27.7+8

Câu hỏi tiết học 10.22 - 27. Học sinh có thể:

- Luyện tập cho phần trình bày.

- Xác định em đã hoàn thành những cột mốc/đầu công việc gì.

- Xác định ít nhất 2 điểm cần hoàn thiện bài thuyết trình.

Mục tiêu bài học 10.22 - 27.7. Học sinh thực hiện nghiên cứu. 10.22 - 27.8. HS phân tích câu trả lời/giải pháp có sẵn cho câu hỏi của em
Tiêu chí đánh giá 10.22 - 27.7. Học sinh có thể:

- Thực hiện các nghiên cứu đã được xác định.

10.22 - 27.8. HS có thể:

- Rút ra được ít nhất 2 điểm giống và 2 khác nhau của những câu trả lời /giải pháp có sẵn cho câu hỏi của em.

- Rút ra được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm yếu của những câu trả lời /giải pháp có sẵn cho câu hỏi của em.

- Nêu ra được ít nhất 3 cách áp dụng các câu trả lời/giải pháp này vào câu trả lời của mình.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Thực hiện việc nghiên cứu theo kế hoạch:

HS tự tìm hiểu ở nhà và ở trên lớp.

Liệt kê ít nhất 5 nguồn tài liệu cung cấp những thông tin mà em cần thiết. Lưu ý cần trích nguồn đầy đủ.

Thông tin tìm được Nguồn thông tin Đánh giá nguồn thông tin

Gợi ý: Tài liệu tham khảo thường có ở các nguồn như: Thư viện online (sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn), bộ máy tìm kiếm (Google, Google Scholar), bách khoa toàn thư, từ điển thuật ngữ chuyên ngành, diễn đàn chuyên môn và website.

Đối với nguồn thông tin, học sinh đánh giá và chọn lọc kết quả để một số tiêu chí giúp đánh giá/chọn nguồn thông tin có giá trị dựa trên một số tiêu chí sau:

- Tính chính xác và khách quan khoa học của tài liệu: Thường thì các tài liệu ở các trang đuôi .gov, .edu, có phần “library” sẽ là lựa chọn tốt nhất.

- Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ.

- Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu. Có thể xem xét thứ hạng/ tiếng tăm của đơn vị phát hành tài liệu. Đối với các tạp chí khoa học, chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) là một trong các tiêu chí tốt dùng để đánh giá uy tín.

- Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả: Xem thông tin về nhà khoa học, các trang thông tin khoa học của các trường đại học, các blog cá nhân, diễn đàn chuyên môn.

Sắp xếp thông tin:

Sau khi đã có được các thông tin của mình, HS sắp xếp các thông tin theo hệ thống 5W1H.

Học sinh có thể sử dụng 1 trong 2 hình thức bảng liệt kê hoặc mindmap.

Chia sẻ:

HS giới thiệu cho các bạn trong lớp về những gì mình tìm được (không cần hoàn chỉnh).

HS lắng nghe và góp ý cho nhau dựa trên các câu hỏi sau:

  1. Có gì con chưa hiểu về bài của bạn?
  2. Có điểm nào bạn nên làm rõ thêm? Vì sao?

Suy ngẫm:

Học sinh tự xem xét lại câu trả lời của mình dựa trên các câu hỏi sau:

  1. Câu trả lời của em đã đầy đủ chưa? Ở mức độ nào?
  2. Nếu câu trả lời vẫn chưa đầy đủ, em cần tìm thêm nguồn tài liệu gì? Ở đâu? Theo cách thức nào?

Bổ sung nghiên cứu:

Sau suy ngẫm, nếu HS chưa hài lòng với câu trả lời mình có, em nên tiếp tục tìm kiếm và bổ sung thêm ít nhất 2 nguồn tài liệu nữa.

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Phần nghiên cứu, sắp xếp thông tin và bổ sung thông tin nên được HS thực hiện ở nhà (BTVN), nộp lại cho GV trước khi lên lớp.
  • Thời gian trên lớp GV có thể:
    1. Dựa trên những gì học sinh nộp để đưa ra feedback chung ở trên lớp (VD một số lỗi hay gặp, hướng dẫn thêm cho HS nếu HS gặp khó khăn).
    2. Cho HS chia sẻ thông tin HS nghiên cứu được với nhau ở trên lớp trong nhóm nhỏ ( 3 - 5 người) và cho HS nhận xét lẫn nhau
    3. Thực hiện suy ngẫm cá nhân (nếu có thời gian). Nếu không kịp giáo viên có thể giao suy ngẫm về nhà.
  • Trong trường hợp đa số HS không làm nghiên cứu ở nhà, GV có thể cho HS thực hiện nghiên cứu ở trên lớp, nộp lại bài trên lớp. GV đưa bài của HS lên một số platform online như google classroom, seesaw, google sheet để HS nhận xét lẫn nhau. Phần suy ngẫm có thể thực hiện ở nhà.
   Mảnh ghép


HS tìm hiểu ít nhất 3 phương án/câu trả lời có sẵn cho câu hỏi của em và điền vào bảng sau:

Phương án/câu trả lời Điểm tương đồng Điểm khác biệt Điểm mạnh Điểm yếu

Từ phân tích của mình, HS trả lời các câu hỏi sau:

  1. Có gì mới mà em đã học được từ những phương án này? Em có vận dụng những câu trả lời/giải pháp này vào Truy vấn cá nhân của mình không? Như thế nào?
  2. Có gì em không đồng tình với các phương án này? Vì sao? Em sẽ thay đổi những phương án/câu trả lời có sẵn này như thế nào?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
  • Làm việc cá nhân và nộp lại cho GV.

Tiết 10.22 - 27.9+10

Câu hỏi tiết học 10.22 - 27.

Học sinh có thể:

- luyện tập cho phần trình bày.

- xác định em đã hoàn thành những cột mốc/đầu công việc gì.

- xác định ít nhất 2 điểm cần hoàn thiện bài thuyết trình.

Mục tiêu bài học 10.22 - 27.9. Học sinh chuẩn bị bài trình bày. 10.22 - 27.10. Học sinh luyện tập và hoàn thiện phần trình bày.
Tiêu chí đánh giá 10.22 - 27.9. Học sinh có thể:

- chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình (chuẩn bị slides/poster, sắp xếp ý, chuẩn bị nội dung nói, v...v...).

- luyện tập cho phần trình bày.

10.22 - 27.10. Học sinh có thể:

- xác định em đã hoàn thành những cột mốc/đầu công việc gì.

- xác định ít nhất 2 điểm cần hoàn thiện bài thuyết trình.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Tạo một dàn ý cho bài Trình bày, bao gồm các phần sau:

  • Câu hỏi Truy vấn là gì? Nêu lý do chọn câu hỏi này.
  • Cộng đồng có thể được hưởng lợi từ việc nghiên cứu vấn đề này không?
  • Câu trả lời cho câu hỏi Truy vấn.
  • Mô tả quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đi tìm câu trả lời.
  • Em có gặp những khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu không? Nếu có, em đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

Chuẩn bị hình thức thuyết trình:

  • Lên ý tưởng một số cách trình bày (vd: thuyết trình bằng slides, poster, phim ngắn, video, LJJ, bài hát, thơ, v.v.).
  • Chọn các hình thức hỗ trợ trực quan tương ứng (vd như ảnh, sơ đồ, biểu đồ, tranh vẽ, clip,...).

Phân tích người nghe của mình:

HS trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai sẽ tham dự vào buổi trình bày Truy vấn cá nhân?
  • Em cần phải cung cấp những thông tin gì cho đối tượng này để họ có thể hiểu hơn về bài Truy vấn của em?
  • Đối tượng này có hứng thú với chủ đề của em? (đánh giá trên thang 1 - 5) Nếu không thì em có thể làm gì để họ hứng thú hơn?
  • Dự đoán 2 - 3 câu hỏi hoặc ý kiến trái chiều và cách trả lời.

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Phần dàn ý và chuẩn bị bài trình bày, HS nên thực hiện ở nhà (BTVN).
  • Trên lớp, GV có thể sử dụng thời gian để:
    1. Kiểm tra tiến độ của HS (GV có thể yêu cầu HS gửi dàn ý trước hoặc slides).
    2. Góp ý/ trả lời một số thắc mắc HS có về phần chuẩn bị.
    3. HS thực hiện phần phân tích đối tượng ở trên lớp theo một số hình thức sau:
      • Làm việc cá nhân, một số HS đại diện chia sẻ.
      • Think - Pair - Share.
    4. Trong trường hợp đa số HS không thực hiện ở nhà, GV có thể dành 1 chút thời gian trên lớp cho HS thực hiện phần chuẩn bị ở trên lớp (không khuyến khích).


   Mảnh ghép

Luyện tập trình bày:

HS trình bày thử cho nhau nghe.

Ở phần trình bày này, HS phải có ít nhất nội dung nói đầy đủ các cấu phần (có thể chưa cần trình chiếu slides hay poster hoàn thiện):

  • Câu hỏi Truy vấn là gì? Nêu lý do chọn câu hỏi này.
  • Cộng đồng có thể được hưởng lợi từ việc nghiên cứu vấn đề này không?
  • Câu trả lời cho câu hỏi Truy vấn.
  • Mô tả quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đi tìm câu trả lời.
  • Em có gặp những khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu không? Nếu có, em đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

Trong quá trình trình bày, HS góp ý và tiếp nhận ý kiến góp ý:

  • Em có câu hỏi gì cho bạn không? Có gì về nội dung trình bày còn chưa rõ hay không?
  • Đánh giá theo rubric, bạn đã làm tốt điều gì?
  • Đánh giá theo rubric, bạn cần cải thiện điểm gì? Gợi ý cách cải thiện

Suy ngẫm:

Dựa vào các góp ý của bạn hoặc/và thấy cô, HS trả lời các câu hỏi sau:

  • Những cột mốc/đầu công việc em đã hoàn thành?
  • Những cột mốc/đầu công việc em chưa hoàn thành?
  • Có điểm gì cần cải thiện không? Cách khắc phục là gì? (Nêu ít nhất 2 điểm)

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Luyện tập phần trình bày: Làm trong nhóm 3 - 5 HS.
  • Suy ngẫm:
    1. Làm việc cá nhân và một vài học sinh chia sẻ trước lớp.
    2. Làm việc cá nhân và chia sẻ trong nhóm.
    3. Think - Pair - Share.