GCED K7: Tiết 7.71

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:40, ngày 2 tháng 3 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.71. Bài Suy ngẫm của em sẽ bao gồm những gì?
Mục tiêu bài học 7.71.1. HS nắm được cấu trúc của một bài suy ngẫm. 7.71.2. HS lên được dàn ý cho Bài Suy ngẫm của mình.
Tiêu chí đánh giá 7.71.1. HS có thể mô tả lại cấu trúc của một bài Suy ngẫm. 7.71.2. HS có thế:

- Gạch đầu dòng ra được những ý chính em muốn truyền tải trong Bài Suy ngẫm. - Sắp xếp các ý đó vào cấu trúc yêu cầu của Bài Suy ngẫm

Tài liệu gợi ý Định hướng: GV có thể gợi ý cho HS, dựa vào Tài liệu hướng dẫn triển khai & Rubric cho Bài suy ngẫm Cuối năm. Gợi ý giảng dạy:- GV có thể cho HS trao đổi dàn ý của mình để các bạn khác xem, góp ý, và học hỏi.

- GV có thể thu những dàn ý lại và feedback trước tiết học tiếp theo, để trong tiết sau HS có thể chỉnh dàn ý và bắt tay vào viết Bài Suy ngẫm.

Mảnh ghép tham khảo
Bộ mảnh ghép 1

(10 - 15’)


GV tham khảo, chỉnh sửa nếu cần, in và phát cho HS kịch bản Bài Trình bày.

GV yêu cầu học sinh liệt kê tên các các cấu phần của Bài Suy ngẫm Cá nhân và mô tả lại chức năng/nội dung của từng cấu phần.

Tên cấu phần Nội dung chính
-
-
-
Bộ mảnh ghép 2

(30’)


Với mỗi cấu phần bài Suy ngẫm cuối năm em sẽ thể hiện những ý chính gì? Sắp xếp các ý này theo yêu cầu về cấu trúc của bài Suy ngẫm theo bảng sau hoặc theo dạng văn bản/gạch đầu dòng.

Cấu phần Các điểm chính
-
-
-
-

GV có thể cho HS tham khảo hệ thống câu hỏi gợi ý cụ thể hơn dưới đây nếu cần thiết. Hoặc sử dụng các câu hỏi định hướng suy ngẫm từ tài liệu đào tạo Bài Báo cáo và Suy ngẫm. Lưu ý các câu hỏi DƯỚI ĐÂY chỉ hướng tới việc giúp HS xác định một số nội dung chính của bài báo cáo, tuy nhiên HS phải tự sắp xếp lại theo các cấu phần phù hợp.

  1. Dự án của nhóm em là gì? (mục đích, hoạt động? Tóm tắt quá trình thực hiện dự án nhóm của em, bao gồm cả kết quả đạt được.
  2. Vai trò của em trong nhóm là gì?
  3. Vai trò của em đối với cộng đồng là gì? (Nghĩ về mục tiêu và kết quả của dự án của nhóm)
  4. Tóm tắt ngắn gọn Truy vấn cá nhân của em? (3 - 4 câu).
  5. Khi bắt đầu dự án (trong quá trình chuẩn bị), em đã dự đoán thông qua quá trình làm Dự án Hành động em sẽ hiểu biết gì thêm về bài Truy vấn cá nhân?
  6. Sau khi thực hiện Dự án, em thấy dự đoán này có đúng không? Vì sao? Em có bằng chứng/thông tin gì để đưa ra kết luận này?
  7. Theo em những gì em học được về Truy vấn cá nhân có quan trọng không? Với ai? Vì sao?
  8. Ngoài những hiểu biết thêm về Truy vấn cá nhân, theo em  việc thực hiện Dự án đang giúp em phát triển năng nào?
  9. Dự án của nhóm em là gì? (mục đích, hoạt động? Tóm tắt quá trình thực hiện dự án nhóm của em, bao gồm cả kết quả đạt được.
  10. Vai trò của em trong nhóm là gì?
  11. Vai trò của em đối với cộng đồng là gì? (Nghĩ về mục tiêu và kết quả của dự án của nhóm)
  12. Tóm tắt ngắn gọn Truy vấn cá nhân của em? (3 - 4 câu).
  13. Khi bắt đầu dự án (trong quá trình chuẩn bị), em đã dự đoán thông qua quá trình làm Dự án Hành động em sẽ hiểu biết gì thêm về bài Truy vấn cá nhân?
  14. Sau khi thực hiện Dự án, em thấy dự đoán này có đúng không? Vì sao? Em có bằng chứng/thông tin gì để đưa ra kết luận này?
  15. Theo em những gì em học được về Truy vấn cá nhân có quan trọng không? Với ai? Vì sao?
  16. Ngoài những hiểu biết thêm về Truy vấn cá nhân, theo em  việc thực hiện Dự án đang giúp em phát triển năng lực (kỹ năng - phẩm chất - kiến thức) cá nhân như thế nào?
  17. Em học được gì từ những phản hồi từ người xem đối với bài Truy vấn cá nhân và bài Báo cáo?
  18. Có gì em đã làm tốt khi thực hiện Truy vấn cá nhân và với Dự án Cộng đồng? Vì sao/
  19. Có gì em muốn cải thiện? Vì sao? Em sẽ cải thiện như thế nào?
  20. Có gì về Truy vấn cá nhân của em mà em muốn tìm hiểu thêm? Vì sao?

Gợi ý cách thực hiện:

  • HS làm việc cá nhân, vẫn nên cho phép HS thảo luận thêm với bạn, tuy nhiên phải nhắc rõ với HS rằng đây là sản phẩm cá nhân.
  • Tùy theo yêu cầu của nhà trường, HS có thể cần sử dụng máy tính để thực hiện phần dàn ý.
  • Trong quá trình HS làm dàn ý, GV nên đi lại xung quanh hỗ trợ HS, không nhất thiết phải đợi HS hoàn toàn hoàn thiện dàn ý mới đưa ra nhận xét hỗ trợ HS. Kết thúc tiết học nên có một vài câu nhận xét về quá trình làm việc của HS, nhắc nhở một số vấn đề chung HS gặp phải về nội dung của bài Suy ngẫm, cũng như deadline nộp bài.
  • Nếu HS không kịp hoàn thành trên lớp thì nên cho HS về nhà thực hiện nốt.