GCED K4: Tiết 4.66

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 03:01, ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.66. Hình thức báo cáo của nhóm là gì? Nhóm sẽ trình bày những gì trong Bài Báo cáo? Để trình bày cần có kỹ năng gì?
Mục tiêu bài học 4.66.1. HS chọn được hình thức báo cáo phù hợp và xác định những kỹ năng cần có khi trình bày Bài Báo cáo. 4.66.2. HS biết nhóm mình sẽ báo cáo như thế nào.
Tiêu chí đánh giá 4.66.2. Nhóm HS:

- Thống nhất được hình thức báo cáo cho nhóm mình và các kỹ năng cần có khi báo cáo

- Đưa ra ít nhất 1 lý do vì sao đó là hình thức báo cáo tốt nhất cho dự án của nhóm.

4.66.2. Nhóm HS nêu được nhóm mình sẽ trình bày nội dung gì, theo thứ tự như thế nào.
Tài liệu gợi ý Định hướng giảng dạy:

HS làm quen với kịch bản của Bài Báo cáo và Ngày Báo cáo* * Bài Báo cáo: Phần trình bày của từng nhóm

* Ngày Báo cáo: Sự kiện của trường (nếu có)Gợi ý BTVN: HS phân chia nhiệm vụ - ai phụ trách phần nào, ai nói phần nào, ai làm slides, etc. và bắt đầu chuẩn bị slides/poster/công cụ trình bày etc.

Mảnh ghép tham khảo
Bộ mảnh ghép 1

(10’)

  • (5 phút) GV tổ chức cho HS brainstorm các hình thức báo cáo. Khi HS liệt kê, GV thống kê trên bảng. Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung thêm một vài hình thức khác. GV có thể hỏi HS một vài câu hỏi để đảm bảo HS phân biệt được các hình thức báo cáo này.

(Một số hình thức gợi ý: Sổ tay SL, bước Trình bày, phiếu học tập 16 - tài liệu bổ trợ)

  • (5 phút) HS thảo luận nhóm để chỉ ra hình thức báo cáo mà nhóm chọn, lí do vì sao hình thức đó là phù hợp nhất.
  • HS chia sẻ trước lớp. HS phản hồi cho nhau, GV hỗ trợ điều phối.
Bộ mảnh ghép 2

(20’)

  • GV phát phiếu học tập 17 - Sổ tay SL (tài liệu bổ trợ) cho các nhóm thảo luận và xây dựng đề cương.

Lưu ý:

  • Phần khán giả: HS cần mô tả được khán giả của mình: họ là ai, có đặc điểm gì, vì sao họ nên nghe bài báo cáo này, họ đang cảm thấy thế nào?
  • Nhân tố bí ẩn: một thứ gì đó thu hút sự chú ý của người nghe mà có thể diễn tả một điểm chính yếu trong bài báo cáo.

(GV nên tham khảo thêm kỹ năng Thiết kế các bài thuyết trình - KNTK 21)

GV đi vòng quanh lớp để hỗ trợ các nhóm suốt quá trình làm việc.