Hướng dẫn step-by-step (Khung chương trình)
Trong công việc thiết kế Khung chương trình, thầy/cô sẽ trải qua 3 phần khác nhau của quá trình.
1. Chuẩn bị;
2. Viết nội dung;
3. Kiểm tra, kiểm chứng.
Phần 1 - Chuẩn bịPhần 1 mang tính chất nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị hết sức có thể cho công việc của mình. Các bước của phần này như sau: | |
Bao gồm những bước nào? | Cụ thể công việc là gì? |
|
|
2. Nắm các khái niệm thiết yếu: Những khái niệm trong GCED có thể được hiểu rất rộng, và việc chênh lệch trong cách hiểu giữa nhiều người cùng làm Chương trình rất dễ xảy ra. Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán, thầy/cô nên nắm những định nghĩa chung, phạm vi của những khái niệm, cũng như định hướng cho học sinh. => |
|
3. Nắm định hướng công việc được giao: Giờ thầy/cô đã nắm các khái niệm, câu hỏi tiếp theo là tiếp cận lứa tuổi của khối mình được giao như thế nào là phù hợp nhất? Thầy/cô sẽ cần có một bộ chuẩn đầu ra theo khối lớp để làm “kim chỉ nam” => |
|
4. Nắm được cách “thiết kế ngược” (backward design): Khi đã hình dung được những nội dung và cách tiếp cận, thầy/cô sẽ phải hiểu cách hệ thống hóa giáo trình làm sao để đặt mục tiêu đầu ra và việc học của học sinh làm trọng tâm, thay vì việc dạy của giáo viên. |
|
5. Hình dung được sản phẩm đầu ra: |
|
Phần 2 - Viết nội dungĐây là công việc chính của thầy/cô. Dù thầy/cô có thể điều chỉnh các bước theo sở trường, vẫn nên giữ logic của “thiết kế ngược” (VD: Không thể nào có mục tiêu học tập trước khi có câu hỏi dẫn dắt cho tiết đó). Trong từng bước, thầy/cô nên thường xuyên bàn bạc với Điều phối Chương trình để tránh đi lệch. Các bước của phần này như sau: | |
Bao gồm những bước nào? | Cụ thể công việc là gì? |
6. Bắt đầu việc viết Khung chương trình bằng cách rà soát chuẩn đầu ra của khối và xác định những điểm cần được sửa. |
|
7. Viết Câu hỏi dẫn dắt của mỗi chương. Sau khi học, học sinh nên phát triển được câu trả lời riêng cho những câu hỏi định hướng này. Câu hỏi thầy/cô sẽ đặt ra cho bản thân là,
Sản phẩm mong đợi: Có được các Câu hỏi dẫn dắt cho khối được giao. |
|
Báo cáo sản phẩm với Điều phối Dự án; bàn bạc và chỉnh sửa; nghiệm thu. | |
8. Sau khi đã có hệ thống chương (bước 7), thầy/cô quay lại và viết Câu hỏi tiết. Những Câu hỏi tiết đóng vai trò định hướng cho mỗi tiết học; đóng vai trò xây dựng hiểu biết của học sinh - sau khi học qua những Câu hỏi tiết, học sinh đã tự hình thành được một câu trả lời/ suy ngẫm cho Câu hỏi dẫn dắt.
Sản phẩm mong đợi: Hệ thống Câu hỏi tiết cho tất cả các chương trong Khung giáo án. |
|
Báo cáo sản phẩm với Điều phối Dự án; bàn bạc và chỉnh sửa; nghiệm thu. | |
9. Thầy/cô sẽ cụ thể hóa những câu hỏi tiết học thành mục tiêu và tiêu chí. Đây là cơ sở để xây dựng hoạt động và giáo viên có thể đo đạt độ thành công của bài giảng.
Sản phẩm mong đợi: Tất cả tiết học đều có mục tiêu và tiêu chí. |
|
Báo cáo sản phẩm với Điều phối Dự án; bàn bạc và chỉnh sửa; nghiệm thu. | |
10. Sau khi đã chốt phần lớn nội dung học, thầy/cô nên quay lại điều chỉnh chuẩn đầu ra để sát hơn với những nội dung thực tế trong Khung chương trình.
Sản phẩm mong đợi: Một bộ chuẩn đầu ra cho môn GCED tại khối đó. |
|
Báo cáo sản phẩm với Điều phối Dự án; bàn bạc và chỉnh sửa; nghiệm thu. |
Phần 3 - Kiểm tra, kiểm chứngPhần này thiên về việc cân nhắc các yếu tố cần phải có trong Khung Chương trình, và vai trò chỉnh sửa trực tiếp được chia đều giữa thầy/cô và Điều phối Dự án. Các bước trong này “lỏng” hơn, tức trình tự không bắt buộc, và sẽ có ít hướng dẫn cụ thể, tức thầy/cô sẽ phải chủ động trong việc thực hiện. Sau đây là những yếu tố chính để kiểm chứng: | |
Bao gồm những bước nào? | Cụ thể công việc là gì? |
11. Kiểm tra tổng thể Khung Chương trình. |
|
12. Đã đánh mã (code) chuẩn chưa? |
|
13. Rà soát prior knowledge - kiến thức có sẵn của học sinh (giữa các tiết cùng năm học hoặc các khối lớn và nhỏ hơn). Việc này nhằm mục đích (1) đảm bảo tính xuyên suốt, xây dựng lên dần của Chương trình và (2) không lặp lại nội dung. |
|
14. Rà soát chuẩn đầu ra, đặc biệt là về kỹ năng và thái độ để đảm bảo mong đợi của Chương trình cho học sinh khối đó được phản ánh rất rõ trong nội dung học; tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện và xây dựng những kỹ năng, thái độ đó. |
|
15. Rà soát xem tiến trình học có theo Thang Bloom và Mô hình 3A không? Học sinh đã được trang bị đầy đủ trước khi đi vào những nội dung và yêu cầu khó hơn không? |
|