Rubric Bài Suy ngẫm cuối năm
Để đánh giá Bài suy ngẫm Cuối năm của HS, thầy cô có thể tham khảo rubric mẫu ở trang này. Rubric này bao gồm thang điểm cho mỗi tiêu chí, kèm theo yêu cầu để đạt được từng mốc điểm. Nếu HS đã đạt được 1 mốc điểm nhất định (VD: 5 - 6), GV sẽ tự quyết định số điểm cuối cùng của HS (5 hoặc 6), dựa trên quan sát & nhận xét của mình trong Bài trình bày.
Thang điểm chung của các đầu điểm trong rubric sẽ như sau:
Thang điểm cho mỗi tiêu chí
(Lưu ý: chỉ cho điểm TRÒN) |
0 - 4 | HS không đạt hoặc đạt một phần rất nhỏ của mô tả các tiêu chí |
5 - 6 | HS đạt được một phần của mô tả các tiêu chí | |
7 - 9 | HS đạt được phần lớn hoặc toàn bộ mô tả các tiêu chí | |
10 | HS vượt quá mong đợi so với yêu cầu của khối lớp |
Dưới đây là các nhóm tiêu chí & tiêu chí trong rubric (kèm theo điểm tối đa & mô tả):
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
A. Tự đánh giá (30 điểm) | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS mô tả được Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | HS tự đánh giá về vai trò/đóng góp của cá nhân với nhóm. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | HS tổng hợp được những kiến thức em thu được sau khi thực hiện Truy vấn Cá nhân và Dự án Cộng đồng. | |
B. Tạo mối liên kết (30 điểm) | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | HS xác định được Dự án Hành động đã giúp em hiểu sâu thêm về Truy vấn Cá nhân như thế nào. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | HS dự đoán/xác định người/tổ chức/cộng đồng sẽ quan tâm tới những kiến thức em tổng kết được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | HS rút ra được những suy nghĩ về vai trò của cá nhân với cộng đồng. | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới (20 điểm) | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | Đưa ra được phương án cải thiện cho những điểm yếu của mình. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS nêu được điều/lĩnh vực mà em muốn tìm hiểu thêm và giải thích lý do vì sao. | |
D. Bố cục và diễn đạt (20 điểm) | D1. Bố cục | 10 | Có mở bài, thân bài, kết bài. Các nội dung được kết nối 1 cách logic với nhau. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Bài suy ngẫm dễ đọc, dễ theo dõi, ý tưởng được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm được củng cố bởi các ví dụ, minh chứng cụ thể. | |
Điểm tối đa của Bài suy ngẫm Cuối năm: 100 |
Sau khi thầy cô đã hiểu về các tiêu chí trong rubric, hãy click vào một nhóm khối bất kỳ để xem rubric dành cho nhóm khối đó.
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
K1-2-3 | |||
A. Tự đánh giá | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS nêu lại được Chủ đề Truy vấn Cá nhân của em và tên Dự án Hành động của nhóm. Có bằng chứng cho thấy rằng HS nêu được ít nhất 3 cột mốc/sự kiện chính trong quá trình triển khai Dự án Hành động. Có bằng chứng cho thấy rằng HS đã đối chiếu với mục tiêu đề ra VÀ bằng chứng hành động để kết luận được mức độ hiệu quả của dự án. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | Có bằng chứng cho thấy HS nhận biết được vai trò/sự đóng góp của em với nhóm/dự án. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | Học sinh liệt kê được các kiến thức hoặc kỹ năng liên quan đến Chủ đề Trọng tâm em học được từ Truy vấn Cá nhân và/hoặc Dự án Hành động | |
B. Tạo mối liên kết | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | Có bằng chứng cho thấy HS nêu được chính xác ít nhất 1 kiến thức/kỹ năng mới liên quan đến Chủ đề trọng tâm hoặc Truy vấn Cá nhân mà em học được thông qua Dự án Hành động. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | Học sinh liệt kê ít nhất 1 cộng đồng/nhóm người có thể được hưởng lợi từ kiến thức/kỹ năng em học được đề cập đến trong A3. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | Có bằng chứng cho thấy rằng học sinh nêu được ít nhất 1 lợi ích của Dự án Hành động cho người khác (cho cộng đồng/nhóm người hướng tới, cho xã hội, etc.) | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | Có bằng chứng cho thấy rằng HS nêu được điểm cần cải thiện của bản thân trong quá trình làm dự án. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS liệt kê được ít nhất một điều em muốn tìm hiểu thêm về Chủ đề trọng tâm. | |
D. Bố cục và diễn đạt | D1. Bố cục | 10 | Các bằng chứng được sắp xếp đúng chỗ, dễ tìm kiếm. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Các ý tưởng của HS (trong tập các bằng chứng hoặc qua phỏng vấn trả lời câu hỏi suy ngẫm thêm) phần lớn đều dễ hiểu. | |
Điểm tối đa | 100 |
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
K4-5 | |||
A. Tự đánh giá | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS có thể: - Nêu lại được Chủ đề và Câu trả lời cho Truy vấn Cá nhân; - Liệt kê lại được những sự kiện quan trọng trong quá trình thực hiện Dự án; - Kết luận được dự án nhóm có hiệu quả hay không và giải thích ngắn gọn được kết luận này. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | HS mô tả chính xác được vai trò/đóng góp của em trong dự án nhóm. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | Học sinh mô tả được các kiến thức hoặc kỹ năng liên quan đến Chủ đề Trọng tâm em học được từ Truy vấn Cá nhân và/hoặc Dự án Hành động. | |
B. Tạo mối liên kết | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | HS xác định được ít nhất 1 điểm mà Dự án Hành động đã giúp em hiểu thêm về Truy vấn cá nhân. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | Học sinh liệt kê ít nhất 1 cộng đồng/nhóm người có thể được hưởng lợi từ kiến thức/kỹ năng em học được đề cập đến trong A3. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | HS nêu được ít nhất 2 lợi ích của Dự án đến cộng đồng/nhóm người mà nhóm đã giúp. HS nêu được ít nhất 2 lý do vì sao mỗi cá nhân phải hành động vì cộng đồng. | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | HS nêu được 1 điểm em cần cải thiện trong quá trình làm dự án và 1 điểm cần cải thiện khi làm Truy vấn Cá nhân . Xác định được cách để khắc phục các điểm đó. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS liệt kê được ít nhất một điều em muốn tìm hiểu thêm về Chủ đề trọng tâm và đưa ra lý do phù hợp. | |
D. Bố cục và diễn đạt | D1. Bố cục | 10 | HS điền chính xác các nội dung vào các vị trí trong phiếu bài tập. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Các câu trả lời của HS đúng trọng tâm, thường khá mạch lạc, rõ ràng. | |
Điểm tối đa | 100 |
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
K6-7 | |||
A. Tự đánh giá | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS có thể: - Nêu lại được Chủ đề và Câu trả lời cho Truy vấn Cá nhân; - Liệt kê lại được những sự kiện quan trọng theo trình tự hợp lý trong quá trình thực hiện Dự án; - Kết luận được dự án của nhóm có hiệu quả hay không, và đưa ra lý do giải thích cho kết luận đó. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | HS mô tả và đánh giá chính xác được vai trò/đóng góp của em trong dự án nhóm. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | HS mô tả được các kiến thức, kỹ năng liên quan đến Chủ đề Trọng tâm em học được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động. HS liệt kê được một số phản hồi của những người xung quanh về Truy vấn Cá nhân hoặc Dự án Hành động mà trực tiếp liên quan tới em. | |
B. Tạo mối liên kết | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | HS giải thích được dự án Hành động đã giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | Học sinh liệt kê ít nhất 1 cộng đồng/nhóm người có thể được hưởng lợi từ kiến thức/kỹ năng em học được đề cập đến trong A3 và nêu được lý do cho sự phỏng đoán này. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | HS nêu ra được tác động của dự án đến cộng đồng/nhóm người mà nhóm hướng tới. HS nêu ra được ít nhất 3 lý do vì sao mỗi cá nhân phải hành động vì cộng đồng. | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | HS nêu được ít nhất 2 điểm em cần cải thiện trong quá trình làm dự án và 2 điểm cần cải thiện khi làm Truy vấn Cá nhân . Xác định được cách để khắc phục các điểm đó. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS xác định được khía cạnh của TVCN mà em muốn phát triển và giải thích lý do. | |
D. Bố cục và diễn đạt | D1. Bố cục | 10 | Nếu áp dụng hình thức Phiếu Bài tập: sử dụng mô tả tiêu chí của K4-5 Nếu áp dụng hình thức Câu trả lời ngắn: HS trả lời tất cả các câu hỏi suy ngẫm. Các câu văn trong mỗi đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc. | |
Điểm tối đa | 100 |
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
K8-9 | |||
A. Tự đánh giá | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS có thể: - Mô tả được những sự kiện quan trọng trong quá trình thực hiện Truy vấn Cá nhân; - Tóm tắt câu trả lời cho Truy vấn Cá nhân; - Mô tả được những sự kiện quan trọng trong quá trình thực hiện Dự án; - Kết luận được dự án của nhóm có hiệu quả hay không, và đưa ra lý do giải thích cho kết luận đó. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | HS mô tả và đánh giá chính xác được vai trò/đóng góp của em trong dự án nhóm. HS nêu được tầm quan trọng của từng cá nhân khi thực hiện công việc chung của nhóm. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | HS mô tả được các kiến thức, kỹ năng liên quan đến Chủ đề Trọng tâm em học được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động. HS liệt kê được những điều mình học được thêm từ phản hồi của những người xung quanh về Truy vấn Cá nhân hoặc Dự án Hành động. | |
B. Tạo mối liên kết | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | HS giải thích một cách thuyết phục dự án Hành động đã giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào, sử dụng các thông tin thu thập được trong quá trình hành động. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | Học sinh có thể liệt kê ít nhất 1 cộng đồng/nhóm người có thể được hưởng lợi từ kiến thức/kỹ năng em học được đề cập đến trong A3 và giải thích lý do cho sự phỏng đoán này. Mô tả được ứng dụng của kiến thức/kỹ năng đó tại cộng đồng/nhóm người đó. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | HS mô tả chi tiết được tác động của dự án đến cộng đồng/nhóm người mà nhóm hướng tới. HS nêu ra được ít nhất 3 lý do vì sao mỗi cá nhân phải hành động vì cộng đồng. | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | HS nêu được ít nhất 2 điểm em cần cải thiện trong quá trình làm dự án và 2 điểm cần cải thiện khi làm Truy vấn Cá nhân . Liệt kê các bước cụ thể để khắc phục các điểm đó. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS xác định được khía cạnh của TVCN mà em muốn phát triển và vạch định được các bước thực hiện trong tương lai. | |
D. Bố cục và diễn đạt | D1. Bố cục | 10 | Nếu áp dụng hình thức Câu trả lời ngắn: HS trả lời tất cả các câu hỏi suy ngẫm. Các câu văn trong mỗi đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Nếu áp dụng hình thức Bài luận: có mở bài, thân bài, kết bài đầy đủ, hiệu quả. Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, cho thấy được sự kết nối giữa các nội dung. | |
Điểm tối đa | 100 |
Nhóm tiêu chí | Tiêu chí | Điểm tối đa | Mô tả |
K10-11-12 | |||
A. Tự đánh giá | A1. Nhìn lại quá trình | 10 | HS có thể: - Tóm tắt quá trình thực hiện Truy vấn Cá nhân và câu trả lời cho Truy vấn Cá nhân; - Tóm tắt quá trình làm dự án theo trình tự thời gian; - Kết luận dự án của nhóm đã đạt được bao nhiêu % hiệu quả và củng cố kết luận bằng những thông tin, số liệu phù hợp. |
A2. Vai trò của cá nhân với nhóm | 10 | HS mô tả và đánh giá chính xác được vai trò/đóng góp của em trong dự án nhóm. HS đúc kết được tầm quan trọng của cá nhân trong công việc chung của nhóm, sử dụng trải nghiệm cá nhân của em khi làm Dự án Hành động làm ví dụ cụ thể. | |
A3. Tổng hợp kiến thức | 10 | HS mô tả được các kiến thức, kỹ năng liên quan đến Chủ đề Trọng tâm em học được từ Truy vấn Cá nhân và Dự án Cá nhân. HS liệt kê được những điều mình học được thêm từ phản hồi của những người xung quanh về Truy vấn Cá nhân hoặc Dự án Hành động, thể hiện sự chọn lọc kỹ lưỡng những phản hồi có tiềm năng giúp em cải thiện nhiều nhất. | |
B. Tạo mối liên kết | B1. Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động | 10 | HS giải thích một cách thuyết phục dự án Hành động đã giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào, thể hiện sự đào sâu, nghiêm túc suy ngẫm về 2 quá trình này. |
B2. Tính thực tiễn của kiến thức | 10 | Học sinh có thể liệt kê ít nhất 1 cộng đồng/nhóm người có thể được hưởng lợi từ kiến thức/kỹ năng em học được đề cập đến trong A3 và giải thích lý do cho sự phỏng đoán này bằng những thông tin, số liệu có thật, đáng tin cậy. Mô tả được ứng dụng của kiến thức/kỹ năng đó tại cộng đồng/nhóm người đó. | |
B3. Vai trò của cá nhân với cộng đồng | 10 | HS mô tả chi tiết được tác động của dự án đến cộng đồng/nhóm người mà nhóm hướng tới. HS đúc kết được ý nghĩa của hành động cá nhân với cộng đồng, sử dụng trải nghiệm cá nhân của em khi làm Dự án Hành động làm ví dụ cụ thể. | |
C. Đưa ra những ý tưởng mới | C1. Cải thiện điểm yếu | 10 | HS nêu được ít nhất 2 điểm em cần cải thiện trong quá trình làm dự án và 2 điểm cần cải thiện khi làm Truy vấn Cá nhân . Lên kế hoạch (bao gồm lộ trình cụ thể) để khắc phục các điểm đó. |
C2. Mở rộng tìm hiểu | 10 | HS xác định được khía cạnh của TVCN mà em muốn phát triển và vạch định được kế hoạch thực hiện trong tương lai, bao gồm lộ trình cụ thể. | |
D. Bố cục và diễn đạt | D1. Bố cục | 10 | Bài luận có mở bài, thân bài, kết bài đầy đủ, hiệu quả. Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
D2. Diễn đạt ý tưởng | 10 | Học sinh có khả năng truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, cho thấy được sự kết nối giữa các nội dung. Có sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các nội dung. | |
Điểm tối đa | 100 |