Hướng dẫn triển khai online

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 06:16, ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Vinschool-editor (thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “Ở '''Chương 5: Triển khai Dự án,''' các nhóm HS đã thực hiện Dự án Hành động để phục vụ cộng đồng mà mình chọn…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Chương 5: Triển khai Dự án, các nhóm HS đã thực hiện Dự án Hành động để phục vụ cộng đồng mà mình chọn. Thông qua Dự án này, HS được kỳ vọng có thể mang lại những thay đổi, những giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng. Ngoài ra, HS cũng được thực hành những gì mình đã học, từ đó rút ra được những trải nghiệm, những bài học có ý nghĩa cho bản thân.

Kết thúc Dự án cũng là lúc HS kết thúc giai đoạn "Làm", và chuyển qua giai đoạn "Học" thứ hai, giai đoạn cuối cùng, mang tính tổng kết của GCED. Chương 6: Suy ngẫm về Dự án sẽ cho các nhóm HS cơ hội đúc kết, nhìn lại quá trình hành động vừa rồi của mình. Đúng như tên gọi, Chương 6 sẽ chỉ tập trung vào khoảng thời gian HS làm việc nhóm với nhau để chuẩn bị cho Dự án (từ Chương 3 tới Chương 5). HS chưa cần suy ngẫm về quá trình học trong cả năm, vì đó sẽ là nhiệm vụ của các em trong Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED

Yêu cầu dành cho HS của Chương 6

Chương 6 sẽ có 4 yêu cầu chung dành cho HS như sau:

Mục tiêu nhóm:

  1. Xác định được mức độ hiệu quả của Dự án: bao gồm tác động của dự tới cộng đồng đã chọn, dựa trên các tiêu chí đã đề ra và các bằng chứng
  2. Xác định được nhóm đã làm tốt những gì & cần cải thiện những gì

Mục tiêu cá nhân:

  1. Hiểu sâu hơn về Truy vấn Cá nhân của bản thân
  2. Xác định được mình đã làm tốt những gì & cần cải thiện những gì trong quá trình làm việc nhóm

Tất nhiên, đây chỉ là mong đợi chung cho HS tất cả các khối lớp, mức độ yêu cầu cụ thể cho những mục tiêu này đã được nêu rõ trong Khung Chương trình của mỗi khối.

Lưu ý:
Đối với HS nhỏ (lớp 1, 2 ,3), có thể các em sẽ chưa đủ khả năng tự trả lời, hoặc viết lại câu trả lời của mình một cách rõ ràng. Do đó, thầy cô nên chủ động thu thập bằng chứng học tập của HS bằng cách hỏi trực tiếp các em, sau đó lưu trữ lại những câu trả lời này. Đây sẽ là cơ sở để HS thực hiện báo cáo & làm Bài suy ngẫm Cuối năm trong Chương 7.

Suy ngẫm nhóm

Trước tiên, HS sẽ cần suy ngẫm theo nhóm trước, nhằm trả lời câu hỏi trọng tâm "nhóm HS đã làm được gì, và làm như thế nào?". Một số bước mà các nhóm HS nên thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn lọc & tổng hợp các bằng chứng hành động

Bằng chứng hành động của nhóm là toàn bộ thông tin về quá trình chuẩn bị, và triển khai Dự án của các nhóm HS. Đây có thể là những ghi chú trong LJJ của mỗi em HS, trong một cuốn nhật ký chung của nhóm. Nếu GV là người lưu giữ lại những bằng chứng này (cho HS nhỏ), thầy cô nên sử dụng để đặt câu hỏi, và nhận xét cho các nhóm HS.

Bước 2: Đánh giá mức độ hiệu quả của Dự án

Trước khi triển khai, các nhóm đã HS đã xác định được một số mục tiêu cần đạt trong Dự án Hành đông. Do đó, dựa trên những mục tiêu này, HS sẽ đánh giá xem Dự án của nhóm mình đã hiệu quả hay chưa.

(Thông thường, các nhóm HS sẽ hướng tới việc đặt ra các mục tiêu SMART. Nếu mục tiêu của HS có thể đo đạc được - Measurable, các em sẽ không gặp khó khăn trong việc đánh giá mục tiêu của mình)

Trong số những mục tiêu đã đề ra, HS cần đặc biệt chú ý tới tác động của Dự án tới cộng đồng được giúp. Các em cần trả lời được những câu hỏi như "Mình đã mang lại thay đổi gì cho cộng đồng? Cuộc sống của cộng đồng có được cải thiện nhờ thay đổi đó không? Những thay đổi đó có đúng như mình mong muốn không?". Nếu HS không trả lời được những câu hỏi này, hoặc câu trả lời của các em không tốt, rất có thể Dự án hành động của nhóm không thật sự mang lại giá trị ý nghĩa cho cộng đồng.

Lưu ý:
  • Đối với HS nhỏ (Tiểu học), không có khả năng tự đánh giá tác động của Dự án, thầy cô nên chủ động hướng dẫn để HS hỏi ý kiến của những người thân xung quanh (bố mẹ, hoặc chính thầy cô, v.v.).
  • Đối với những HS lớn hơn, thầy cô có thể để các em tự đánh giá tác động của Dự án (dưới sự trợ giúp của GV).
  • Nếu có khả năng & điều kiện, HS hoàn toàn có thể phỏng vấn trực tiếp cộng đồng được giúp, hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực để xác định tác động của Dự án một cách chính xác.

Bước 3: Rút kinh nghiệm cho nhóm

Bước này chỉ đơn giản là các nhóm xác định những điểm mình đã làm tốt và chưa tốt, từ đó xác định nhóm nên cải thiện những điểm gì. Vì HS vẫn sẽ học GCED trong những năm học tiếp theo, và sẽ hành động với các bạn trong lớp, việc rút kinh nghiệm nhóm nên tập trung vào 2 yếu tố sau:

  • Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của cả nhóm
  • Khả năng triển khai dự án cộng đồng của cả nhóm

Đối với những nhóm HS lớn hơn, các em có thể cùng thống nhất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.

Suy ngẫm cá nhân

Sau khi đã suy ngẫm theo nhóm, mỗi HS cần tự suy ngẫm, đánh giá bản thân để trả lời câu hỏi "mình đã học được những gì sau khi làm?" Một số bước mà HS nên thực hiện như sau:


Bước 1: Xác định mối liên kết giữa Truy vấn Cá nhân của bản thân và Dự án hành động của nhóm

Trên lý thuyết, Dự án Hành động sẽ giúp HS thực hành những gì mình đã học, từ đó giúp mở rộng kiến thức của mỗi em. Do đó, từ trước khi Dự án diễn ra, HS đã xác định một số điểm em muốn học hỏi qua Dự án này rồi.

Ở bước này, HS sẽ cần xác định bản thân đã học hỏi được gì qua Dự án, và những kiến thức đó có giống như bản thân đã dự đoán không. Tham khảo VD ở bảng dưới:

Câu hỏi truy vấn Câu trả lời truy vấn Chủ đề Dự án Hành động Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án)
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?

Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì?

Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
  • Lý do A
  • Lý do B
  • Lý do C
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm)
  • Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì?
  • Nên nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình như thế nào?
  • Lý do A (dẫn tới sự bất bình đẳng) có còn tiếp diễn ở thời điểm hiện tại không? Nếu không, vì sao?

Ví dụ: Qua dự án "Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng", HS muốn trả lời câu hỏi "Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì". Có thể HS đã có một số dự đoán về nguyên nhân từ trước, do đó em muốn kiểm chứng lại những dự đoán này thông qua Dự án.

Tuy nhiên, khi triển khai Dự án, em mới phát hiện ra (hoặc được người khác cố vấn) là những dự đoán đó không đúng, mà nguyên nhân thật sự là một yếu tố hoàn toàn khác hẳn. Rõ ràng là việc "Học" của HS đã được bổ trợ thông qua việc "Làm", và phát hiện này nên được HS ghi lại để suy ngẫm, và chia sẻ cùng mọi người.

Bước 2: Rút kinh nghiệm bản thân

Tương tự như khi rút kinh nghiệm cho nhóm, HS sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình dựa vào 2 yếu tố sau:

  • Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của bản thân
  • Khả năng triển khai dự án cộng đồng của bản thân

Đối với những HS lớn hơn, các em cũng có thể đề xuất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.

Chuẩn bị cho Chương 7

Sau khi đã hoàn thành những nội dung trên, HS đã sẵn sàng để chuyển qua Chương 7, chương học cuối cùng của GCED. Chương 7 sẽ bao gồm 2 mốc đánh giá:

  • Bài báo cáo Dự án: các nhóm HS sẽ trình bày về Dự án Hành động của mình (dựa trên những gì nhóm đã suy ngẫm trong Chương 6)
  • Bài suy ngẫm Cuối năm: Mỗi HS sẽ viết về trải nghiệm học tập của mình trong suốt cả năm học

Vì phạm vi (scope) của Bài báo cáo & Bài suy ngẫm Cuối năm có nhiều điểm trùng nhau, thầy cô có thể tham khảo hình dưới đây để hình dung rõ hơn HS cần báo cáo về nội dung gì, và cần viết bài suy ngẫm cho nội dung gì: