Hướng dẫn triển khai online

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 21:49, ngày 22 tháng 8 năm 2021 của Vinschool-editor (thảo luận | đóng góp)

Trang này nhằm hướng dẫn thầy cô triển khai các giai đoạn học tập của GCED từ xa (dạy online), trong trường hợp không thể dạy trực tiếp môn học trên lớp. Do đặc thù của môn học, một số giai đoạn sẽ không thể triển khai như bình thường, mà phải thay đổi hình thức & yêu cầu để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, hy vọng những hướng dẫn & gợi ý trong trang này sẽ giúp việc dạy học online của thầy cô đạt được hiệu quả cao nhất.


Trong GCED, mỗi Chương học có thể coi như một giai đoạn khác nhau. Mỗi Chương học sẽ có hướng dẫn riêng, và được chia thành các mục khác nhau.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED

Hướng dẫn triển khai online Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính (Tiết 1 - 21)

Lưu ý: Trước khi đọc hướng dẫn triển khai online Chương 1, thầy cô nên đọc hướng dẫn Chương 1 đã có sẵn trên WikiGCED để hiểu được tinh thần chung của giai đoạn này.

Chương 1 là giai đoạn tập trung nhiều lý thuyết nhất của GCED, cho HS những kiến thức nền tảng cần thiết đề có thể làm Truy vấn Cá nhân (một bài nghiên cứu thứ cấp) trong Chương 2, và làm Dự án Hành động trong các chương học tiếp theo. Dưới đây là tóm tắt những điểm thầy cô cần lưu ý khi triển khai online Chương 1:
  • Về phân phối CT online: HS sẽ học GCED 1 tiết online (do GV hướng dẫn), và 1 tiết tự học ở nhà (bằng cách sử dụng LMS). Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).
  • Về nội dung & thời lượng học tập: HS vẫn học về các Chủ đề trọng tâm, và sẽ khám phá các Chủ đề này qua các Lăng kính của một Công dân Toàn cầu. Trừ tiết giới thiệu môn học ra, HS sẽ có 20 tiết (10 tuần) để hoàn thành Chương 1. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành Chương 1 trước 10 tuần này, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.
  • Về các mục tiêu bài học: Dù triển khai Chương 1 trong vòng 10 tuần hay ít hơn, thầy cô vẫn cần giúp HS đạt được mục tiêu của từng bài học một. Không nên hạ yêu cầu của CT chỉ vì phải dạy online.
  • Về mức độ hướng dẫn/can thiệp của thầy cô dành cho HS: Tùy theo lứa tuổi/khả năng của HS mà thầy cô sẽ phải cân nhắc việc “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn (so với việc học trực tiếp trên lớp) để đảm bảo các em có thể học tập hiệu quả trong giai đoạn này. Có thể nhiều HS sẽ không có khả năng tự tìm kiếm thông tin/tự học tốt (nhất là HS Tiểu học), do đo thầy cô cần chủ động gửi tài liệu, và giao hướng dẫn cụ thể cho HS.
  • Về việc giao BTVN/hướng dẫn tự học cho HS trên LMS: Thầy cô có thể sử dụng những tài liệu/bài viết có sẵn trên Wiki, tuy nhiên cần điều chỉnh lại để phù hợp hơn với HS (vì tài liệu/bài viết trên Wiki vốn được viết cho GV).
  • Về đánh giá học tập: Thông thường, sẽ không có mốc đánh giá nào xảy ra ở cuối Chương 1. Tuy nhiên, do đặc thù của việc học online, thầy cô nên tổ chức đánh giá cho HS để đảm bảo các em học tập hiệu quả & có được sự nghiêm túc cần thiết khi học.
Những hướng dẫn tiếp theo sẽ tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi định hướng quan trọng để thầy cô có thể triển khai Chương 1 hiệu quả. Cụ thể như sau:

Dạy như thế nào cho HS khi phải dạy online? Cần đạt những mục tiêu gì?

GCED bắt đầu bằng 1 tiết giới thiệu môn học cho HS. Nếu thầy cô nhận thấy:

  • HS lớp mình đã hiểu về tinh thần/cấu trúc, yêu cầu của môn học từ những năm học trước;
  • Lớp không có HS mới, chưa từng học GCED;

thầy cô có thể không dạy tiết này online, mà chỉ gửi tài liệu để HS đọc (ở nhà) về những điểm cần lưu ý trong suốt 1 năm học GCED. Tài liệu mà thầy cô gửi sẽ đóng vai trò giới thiệu môn học (thay thế cho tiết 1).


Từ tiết 2 trở đi, hầy cô sẽ có 1 tiết online để giảng dạy/hướng dẫn/kiểm tra trực tiếp HS, và 1 tiết ở nhà để HS làm bài tập trên LMS. Trong 1 tuần bất kỳ, thầy cô cần giúp HS đạt được mục tiêu bài học của cả 2 tiết trong tuần đó. Đạt mục tiêu bài học là yêu cầu bắt buộc dành cho HS, và thầy cô không được hạ thấp những yêu cầu này kể cả khi phải dạy online.

Việc đạt mục tiêu bài học có thể sẽ khó hơn đối với những tiết HS phải tự học, tự làm bài tập ở nhà. Để giúp HS đạt mục tiêu bài học trong những tiết này, thầy cô có thể cân nhắc 2 cách sau:

Cách 1 (phù hợp hơn với HS Tiểu học)

HS Tiểu học (nhất là HS lớp 1-2-3) thường chưa có khả năng đọc/viết tốt, do đó cũng chưa thể tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Ngoài ra, HS cũng chưa có đủ kiến thức xã hội, nên việc tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu có thể sẽ khó đối với các em.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô có thể dạy gộp nội dung của tiết 2 và tiết 3. Tới cuối tiết này, thầy cô nên giao bài tập/nhiệm vụ cho HS để HS tự thực hiện ở tiết sau.

Những bài tập/nhiệm vụ này nên đủ cụ thể, súc tích để HS có thể dễ dàng làm theo. Có thể giao bài tập/nhiệm vụ dưới dạng các câu hỏi cho sẵn để HS trả lời, và những câu hỏi này nên mang tính chất kiểm tra/ôn tập lại kiến thức đã học. Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, trong đó tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý.

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ thực hiện bài tập/nhiệm vụ mà GV đã giao. Thầy cô có thể nhờ PHHS chụp lại sản phẩm của HS (nếu HS chưa có khả năng viết tốt), hoặc yêu cầu HS nộp lại sản phẩm.

Sản phẩm/câu trả lời của HS sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của tiết 2 và tiết 3.

  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.
Cách 2 (phù hợp hơn với HS Trung học)

HS Trung học (lớp 6 trở lên) đã có khả năng tìm kiếm thông tin ở mức độ cơ bản, và cũng đã có lượng kiến thức xã hội xã hội nhất định. Do đó, HS hoàn toàn có thể tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, HS ở lứa tuổi này có thể sẽ thiếu tập trung & sự nghiêm túc cần thiết, nhất là khi phải học online.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Trước tiết 2: Thầy cô có thể yêu cầu HS đọc trước/tìm hiểu qua về những vấn đề mà thầy cô sẽ dạy ở tiết 2 (tương tự như việc "soạn văn"). Thầy cô có thể cung cấp tài liệu gợi ý & một số câu hỏi định hướng để giúp việc đọc trước được hiệu quả.
  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô nên tập trung vào dạy nội dung của tiết 2, và HS cần đạt được mục tiêu bài học của tiết 2. Tới cuối tiết này, thầy cô nên hướng dẫn HS tự học ở tiết sau để HS có khả năng đạt mục tiêu bài học.

Mức độ chi tiết của hướng dẫn tự học này sẽ phụ thuộc vào khả năng của HS, và có thể bao gồm 1 số câu hỏi định hướng cụ thể (cần đạt mục tiêu gì, cần tìm kiếm thông tin gì, ở đâu, v.v.). Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, và có thể tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý (trong trường hợp thầy cô muốn HS tập trung vào một số thông tin nhất định)

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ tự tìm hiểu về bài học, dựa trên hướng dẫn/tài liệu gợi ý mà GV cung cấp. Câu trả lời của HS/thông tin HS tìm được sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của và tiết 3.
  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.

Xây dựng nội dung học tập cho HS như thế nào?

WikiGCED đã bao gồm hệ thống chương & bài học cụ thể, kèm theo các mục tiêu bài học để thầy cô biết HS cần đạt được yêu cầu gì ở mỗi tiết (vẫn áp dụng khi dạy online). Ngoài ra, WikiGCED cũng bao gồm các mảnh ghép hoạt động để thầy cô có được ví dụ về cách đạt các mục tiêu bài học.

Tuy nhiên, khi dạy online, thầy cô chỉ nên bám sát vào thứ duy nhất là mục tiêu bài học. Những thứ khác như tiêu chí đánh giá, tài liệu gợi ý, hay mảnh ghép hoạt động có thể sẽ phải thay đổi để phù hợp hơn với đặc điểm của lớp học của thầy cô.

  • Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của cả nhóm
  • Khả năng triển khai dự án cộng đồng của cả nhóm

Đối với những nhóm HS lớn hơn, các em có thể cùng thống nhất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.


Suy ngẫm cá nhân

Sau khi đã suy ngẫm theo nhóm, mỗi HS cần tự suy ngẫm, đánh giá bản thân để trả lời câu hỏi "mình đã học được những gì sau khi làm?" Một số bước mà HS nên thực hiện như sau:


Bước 1: Xác định mối liên kết giữa Truy vấn Cá nhân của bản thân và Dự án hành động của nhóm

Trên lý thuyết, Dự án Hành động sẽ giúp HS thực hành những gì mình đã học, từ đó giúp mở rộng kiến thức của mỗi em. Do đó, từ trước khi Dự án diễn ra, HS đã xác định một số điểm em muốn học hỏi qua Dự án này rồi.

Ở bước này, HS sẽ cần xác định bản thân đã học hỏi được gì qua Dự án, và những kiến thức đó có giống như bản thân đã dự đoán không. Tham khảo VD ở bảng dưới:

Câu hỏi truy vấn Câu trả lời truy vấn Chủ đề Dự án Hành động Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án)
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?

Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì?

Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
  • Lý do A
  • Lý do B
  • Lý do C
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm)
  • Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì?
  • Nên nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình như thế nào?
  • Lý do A (dẫn tới sự bất bình đẳng) có còn tiếp diễn ở thời điểm hiện tại không? Nếu không, vì sao?

Ví dụ: Qua dự án "Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng", HS muốn trả lời câu hỏi "Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì". Có thể HS đã có một số dự đoán về nguyên nhân từ trước, do đó em muốn kiểm chứng lại những dự đoán này thông qua Dự án.

Tuy nhiên, khi triển khai Dự án, em mới phát hiện ra (hoặc được người khác cố vấn) là những dự đoán đó không đúng, mà nguyên nhân thật sự là một yếu tố hoàn toàn khác hẳn. Rõ ràng là việc "Học" của HS đã được bổ trợ thông qua việc "Làm", và phát hiện này nên được HS ghi lại để suy ngẫm, và chia sẻ cùng mọi người.

Bước 2: Rút kinh nghiệm bản thân

Tương tự như khi rút kinh nghiệm cho nhóm, HS sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình dựa vào 2 yếu tố sau:

  • Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của bản thân
  • Khả năng triển khai dự án cộng đồng của bản thân

Đối với những HS lớn hơn, các em cũng có thể đề xuất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.

Chuẩn bị cho Chương 7

Sau khi đã hoàn thành những nội dung trên, HS đã sẵn sàng để chuyển qua Chương 7, chương học cuối cùng của GCED. Chương 7 sẽ bao gồm 2 mốc đánh giá:

  • Bài báo cáo Dự án: các nhóm HS sẽ trình bày về Dự án Hành động của mình (dựa trên những gì nhóm đã suy ngẫm trong Chương 6)
  • Bài suy ngẫm Cuối năm: Mỗi HS sẽ viết về trải nghiệm học tập của mình trong suốt cả năm học

Vì phạm vi (scope) của Bài báo cáo & Bài suy ngẫm Cuối năm có nhiều điểm trùng nhau, thầy cô có thể tham khảo hình dưới đây để hình dung rõ hơn HS cần báo cáo về nội dung gì, và cần viết bài suy ngẫm cho nội dung gì: