Hướng dẫn xây dựng Chương trình

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 09:30, ngày 4 tháng 11 năm 2021 của Vinschool-editor (thảo luận | đóng góp)

Trang này sẽ cung cấp những định hướng, hướng dẫn & gợi ý cần thiết cho công việc xây dựng Chương trình GCED. Đối tượng đọc chủ yếu của trang này sẽ là nhân sự của Vinschool (GV, TTCM, BGH), những người sẽ tham gia vào Ban biên soạn của GCED


Cho tới thời điểm hiện tại, GCED đã trải qua 2 đợt xây dựng/điều chỉnh lớn về mặt Chương trình, với sự tham gia của những nhân sự khác nhau:


Hướng dẫn mappers (2021 - 2022)


423423

[Ẩn/hiện mục này]Hướng dẫn Task force (2019)

Mục này mô tả những công việc mà Task force cần thực hiện để xây dựng Chương trình GCED lần đầu hồi năm 2019, do đó chỉ có giá trị tham khảo. Ấn nút Ẩn/hiện mục này ở trên để xem toàn bộ nội dung

Hệ thống mã hóa

Để chuẩn hóa việc lưu trữ tài nguyên, GCED sẽ sử dụng một hệ thống mã hóa để đặt tên cho các giáo án, mục tiêu học tập hay tài liệu hướng dẫn.

Mã này bao gồm 4 ký tự, ở giữa mỗi ký tự là một dấu chấm “.”

Ví dụ: Mã “1.3.1.a” dưới đây là tên của một “mảnh ghép” (tức một đoạn thiết kế hoạt động & tài liệu):

Số thứ tự  khối (trên tổng số 12 khối). Block này dành cho học sinh khối 1. Số thứ tự giáo án (trên tổng số 72 tiết). Đây là giáo án thứ 3. Số thứ tự mục tiêu học tập. Đây là mục tiêu thứ nhất trong số các mục tiêu của tiết học. Mã cuối cùng của “mảnh ghép” là một chữ cái. Đây là mảnh ghép đầu tiên trong số các lựa chọn thỏa mãn được mục tiêu học tập 1.3.1.
1 . 3 . 1 . a

Với ví dụ này, chúng ta có thể suy ra rằng “mảnh ghép” này:

  • Dành cho học sinh khối 1.
  • Nằm trong giáo án 1.3, giáo án thứ 3 được sử dụng với khối 1.
  • Thỏa mãn mục tiêu 1.3.1.
  • Là phương án thứ nhất (“a”) trong các phương án (“b”, “c”, v.v.) có thể thỏa mãn mục tiêu 1.3.1.

Hướng dẫn xây dựng Khung chương trình

Mô tả chung về công việc

Người thiết kế Khung chương trình có vai trò phân phối và sắp xếp nội dung và mục tiêu học tập của khối được giao và đảm bảo tính chu trình liền mạch trong và giữa các khối lớp. Khung Chương trình là hệ thống chuẩn đầu ra cho khối lớp được phân công, bao gồm định hướng và mục tiêu cho cả khóa học, mỗi chương, mỗi tiết.

Với vai trò là người thiết kế Khung chương trình, thầy/cô sẽ nhận rất nhiều tài nguyên cũng như hướng dẫn kỹ càng, đặc biệt là ở trong Cẩm nang GCED này. Tuy nhiên, điều này không thay thế hoặc làm giảm tầm quan trọng của việc trao đổi thường xuyên với Điều phối Dự án.

Trong mục này, tổng thể các bước cần thực hiện sẽ được phác thảo. Chi tiết tham khảo của từng bước nằm trong Phụ lục hoặc các file khác. Vì công việc yêu cầu phải chuyển đổi giữa các mục, các file khác nhau, thầy/cô nên chủ động làm quen với hệ thống tài nguyên trước khi bắt đầu công việc.

Hướng dẫn step-by-step

📙 Bài chi tiết: Hướng dẫn step-by-step (Khung chương trình)

Phần 1: Chuẩn bị

Phần 2: Viết nội dung

Phần 3: Kiểm tra, kiểm chứng

Checklist sản phẩm

Sau khi đã đi hết các bước xây dựng Khung Chương trình, các thầy/cô có thể dùng checklist sau để kiểm tra sản phẩm:

Ở cấp khóa học:

  • Đây là khối lớp nào? Chủ đề trọng tâm của khối lớp đó là gì?
  • Miêu tả chuẩn đầu ra (về mặt kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ) của khối đó sau khi học khóa này.

Ở cấp chương:

  • Có các Câu hỏi dẫn dắt chương nào?
  • Cho mỗi chương, có những Câu hỏi tiết học nào để giúp xây dựng hiểu biết của học sinh về Câu hỏi dẫn dắt?

Ở cấp tiết học:

  • Tiết học này đang trả lời Câu hỏi tiết học nào trong chương?
  • Để trả lời câu hỏi tiết học đó, mục tiêu học tập của bài này sẽ là gì (về mặt kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ)?
    • Cho mỗi mục tiêu được liệt kê, phải có (1) tiêu chí/bằng chứng đánh giá và (2) mã số.
  • Trình tự các mục tiêu đã tuân thủ theo Thang Bloom hay Mô hình 3A chưa?
  • Tài nguyên thầy/cô khuyên nên dùng cho từng tiết học là gì?

Hướng dẫn xây dựng nội dung giảng dạy

Mô tả chung

Công việc chính của chuyên viên thiết kế hoạt động là nghiên cứu tài liệu và thiết kế hoạt động dựa vào Khung Chương trình. Thầy/cô sẽ thiết kế những “mảnh ghép” hoạt động cụ thể mà có thể thỏa mãn được những cặp mục tiêu-tiêu chí. Đồng thời, người xây dựng hoạt động cũng cung cấp nguồn tài liệu/ học liệu để bổ trợ cho các hoạt động được thiết kế.

Qua công việc của mình, thầy/cô góp phần xây dựng Thư viện Tài nguyên, là nơi lưu trữ tất cả những “mảnh ghép” hoạt động và tài nguyên mà giáo viên sẽ tham khảo trong quá trình xây dựng giáo án hoàn chỉnh.

Với tư cách là người tham gia xây dựng Chương trình, thầy/cô sẽ nhận rất nhiều tài nguyên cũng như hướng dẫn kỹ càng, đặc biệt là ở trong Cẩm nang Vận hành này. Tuy nhiên, điều này không thay thế hoặc làm giảm tầm quan trọng của việc trao đổi thường xuyên với Điều phối Dự án.

Trong mục D3 này, tổng thể các bước cần thực hiện sẽ được phác thảo. Chi tiết tham khảo của từng bước nằm trong Phụ lục hoặc các file khác. Vì công việc yêu cầu phải chuyển đổi giữa các mục, các file khác nhau, thầy/cô nên chủ động làm quen với hệ thống tài nguyên trước khi bắt đầu công việc

Hướng dẫn step-by-step

📙 Bài chi tiết: Hướng dẫn step-by-step (Thiết kế hoạt động)

Trong công việc thiết kế mảnh ghép hoạt động, thầy/cô sẽ trải qua 3 phần khác nhau của quá trình.

Phần 1: Chuẩn bị;

Phần 2: Viết nội dung;

Phần 3: Kiểm tra, kiểm chứng.

Việc thiết kế mảnh ghép cho các tiết học lý thuyết thông qua các Lăng kính (Khám phá Chủ đề) sẽ có những khác biệt nhất định so với những tiết khác, vì vậy sẽ có 2 bộ hướng dẫn step-by-step riêng: 1 bộ áp dụng cho 21 tiết đầu, 1 bộ áp dụng cho 51 tiết còn lại.