GCED K2: Tiết 2.13

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.13. Em có suy ngẫm gì & quan điểm của em là gì? Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 2.13.1 HS có thể tóm tắt lại các kiến thức đã học trong các bài trước. 2.13. Học sinh tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 2.13.1. HS nhắc lại được những gì đã học & rút ra trong bài 2.10 - 2.12. 2.13.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Định hướng: con người có quyền sử dụng nước sạch, tuy nhiên đang có những ý kiến trái chiều về quyền sử dụng và quyền sở hữu nước sạch.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


Trò chơi: Truyền điện

  • (3’) GV tổ chức trò chơi Truyền điện để giúp HS nhớ lại (Bloom 1) các kiến thức đã học trong các bài trước: Trong 3 bài học gần đây, các con đã được tìm hiểu những kiến thức nào?. Lần lượt HS đứng lên để chia sẻ, GV note nhanh lại kiến thức lên bản theo dạng Sơ đồ tư duy:
  • Quan điểm về quyền sở hữu nước sạch
  • Quyền sử dụng nước sạch của con người
  • Câu chuyện kinh doanh nước sạch của Nestle tại Châu Phi và Brazil

GV yêu cầu HS nhớ (Bloom 1) và trình bày (Bloom 2) những kiến thức chính mà mình được tìm hiểu trong 3 bài trước vào giấy A1/bảng nhóm.

  • (7’) HS thảo luận nhóm và trình bày (Bloom2) kết quả thảo luận ra giấy A1
  • (5’) GV gọi 1-2 nhóm lên trình bày (Bloom 2) kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
   Mảnh ghép b


(15’) Hoạt động: Thảo luận nhóm

  • GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu lại (Bloom1) những kiến thức mà mình đã được tìm hiểu trong 3 tiết học trước. GV đi xung quanh hỗ trợ, định hướng thêm phần trình bày cho các nhóm.
  • HS chia nhóm 5-6 người
  • (10’) HS thảo luận nhóm và trình bày (Bloom 2) kết quả thảo luận ra giấy A1
  • (5’) GV tổ chức hoạt động phòng tranh để các nhóm cùng chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
   Mảnh ghép a


Dẫn dắt: Nước sạch chiếm tỷ lệ 1/100 lượng nước có trên trái đất. Tuy nhiên với thực tế sử dụng như hiện nay thì nước sạch ngày càng khan hiếm. Vậy con đánh giá thế nào về ý kiến “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người”.

  • GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 5-6 người.
  • Với những nhóm gặp khó khăn, GV định hướng HS trình bày theo các ý sau:
  1. Con có đồng ý với ý kiến: “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người.” không?
  2. Nước sạch là một quyền cơ bản của con người được ai công nhận và công nhận như thế nào?
  3. Nêu 3 việc mà nhóm con sẽ thực hiện để tuyên truyền thông điệp “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người”
  • (10’) HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của nhóm mình ra bảng nhóm/ giấy A1.
  • (5’) GV gọi 1-2 nhóm đứng lên trình bày.
   Mảnh ghép b


Dẫn dắt: Nước sạch chiếm tỷ lệ 1/100 lượng nước có trên trái đất. Tuy nhiên với thực tế sử dụng như hiện nay thì nước sạch ngày càng khan hiếm. Vậy con đánh giá thế nào về ý kiến “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người”.

(10’) Trò chơi: “Ghế nóng”

  • GV tổ chức cho HS chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 HS ngồi quây ghế vào nhau. GV cử 1 bạn làm MC sẽ là người dẫn dắt và tổ chức chia sẻ trong nhóm.  Các bạn MC có thể sử dụng câu hỏi như sau:
  1. Những bạn nào đồng ý/ Không đồng ý với ý kiến: “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người.”
  2. Các bạn có thể chia sẻ lí do vì sao bạn đồng ý/ không đồng ý?
  3. Nước sạch là một quyền cơ bản của con người được ai công nhận
  4. Nước sạch là một quyền cơ bản của con người được công nhận như thế nào?
  5. Nêu 3 việc mà nhóm con sẽ thực hiện để tuyên truyền thông điệp “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người”
  • (10’) HS tham gia trò chơi, GV quan sát và tham gia vào phần hoạt động của các nhóm. Qua trò chơi HS nêu (Bloom 2) được quan điểm của mình về ý kiến “Sử dụng nước sạch là một quyền cơ bản của con người”