GCED K2: Tiết 2.19

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.19. Cộng tác giúp ích cho việc giải quyết các vấn đề về nước sạch như thế nào?
Mục tiêu bài học 2.19.1. HS hiểu được sự cộng tác đã mang tới nguồn nước sạch cho nhiều người trên khắp thế giới (trong 1 dự án cụ thể tại VN hoặc trên thế giới) 2.19.2. HS hiểu được khi cộng tác để giải quyết vấn đề nước sạch cần sự tham gia của nhiều tổ chức và nhiều người khác nhau (các chính phủ, tổ chức tại địa phương, tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, người dân và các nhà khoa học, kỹ sư...)
Tiêu chí đánh giá 2.19.1. HS nêu được:

- Tên của 1 dự án đã giúp mang lại nước sạch cho người dân (tổ chức/cá nhân nào đã tham gia vào dự án đó, họ đã làm được gì).

- 1 lợi ích của dự án đó.

2.19.2. HS nêu được:

- 2 lợi ích của việc cá nhân tham gia vào việc giải quyết vấn đề nước sạch.

- 2 lợi ích của việc các tổ chức tham gia vào việc giải quyết vấn đề nước sạch.

Tài liệu gợi ý Tham khảo:

https://www.cdc.gov/safewater/stories.html

http://childfund.org.vn/vi/story/duy-tri-su-ben-vung-trong-tiep-can-nuoc-sach

https://www.cocacolavietnam.com/cau-chuyen-ve-coca-cola/tu-n-l-n-c-qu-c-t-d-n-t-i-m-kh-v-m-h-nh-sinh-k-b-n-v-ng-d-a-v-o-l-t-i-bscl

http://enterpriseinwash.info/wp-content/uploads/2016/12/Brief-3-Vietnamese.pdf

https://thewaterproject.org/collaboration-for-clean-waterhttps://www.un.org/waterforlifedecade/pdf/2013_11_water_cooperation_monograph_eng.pdf

Gợi ý:

- Cá nhân có thể hạn chế việc gây ô nghiễm nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm hơn, v.v.

- Các tổ chức có thể vận động mọi người cùng bảo vệ nước, sử dụng nước hợp lý, tuyên truyền những kiến thức cần biết về việc sử dụng & bảo vệ nước sạch, v.v.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

GV điều chỉnh các nội dung trong các dự án dưới đây để phát tư liệu đến HS:

  • Dự án nước sạch Newater của Singapore:

http://vwsa.org.vn/vn/article/1230/singapore-da-bien-nuoc-thai-thanh-nuoc-sach-nhu-the-nao.html

  • Các dự án nước sạch ở Việt Nam:

http://www.coviet.vn/home/tri-thuc-viet/tim-kiem/Dự%20án%20nước%20sạch

(4’) HS làm việc trong nhóm, đọc, nghiên cứu tài liệu, tóm tắt nội dung (Bloom 2) bằng sơ đồ tư duy theo các ý dưới đây:

  1. Tên dự án
  2. Người thực hiện là ai?
  3. Họ đã làm những việc gì?
  4. Lợi ích của dự án là gì?

(5’) HS trình bày phần thảo luận của mình bằng hình thức phòng tranh: mỗi nhóm cử 1 đại diện ở lại thuyết trình, các thành viên khác trong nhóm sẽ di chuyển đến các nhóm khác để lắng nghe, trao đổi, phản biện.

(3’) HS làm việc cả lớp, nêu ý kiến của mình về dự án mà em cho rằng thích nhất? Lợi ích của dự án đó.

GV tổng kết: Các dự án đó nếu chỉ 1 người khó có thể thực hiện được nhưng nhiều người cùng cộng tác với nhau thì kết quả sẽ cao hơn, lợi ích mang lại cho cộng đồng sẽ lớn hơn.

   Mảnh ghép b


Hoạt động: báo cáo, tóm tắt(Bloom 2) việc chuẩn bị tìm hiểu các dự án về nước sạch của mình ở nhà.

  • (3’) Lần 1: HS làm việc nhóm 2, chia sẻ với các bạn về dự án mà mình đã tìm hiểu theo các yêu cầu:
  1. Tên dự án
  2. Người thực hiện là ai?
  3. Họ đã làm những việc gì?
  4. Lợi ích của dự án là gì?
  • (3’) Lần 2: HS di chuyển và làm cặp với bất kì bạn nào trong lớp, giới thiệu dự án nước sạch mà mình đã tìm hiểu.
  • (4’) 1,2 HS chia sẻ về dự án mà mình đã được biết thông qua việc trao đổi với bạn.
  • (3’) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
  • Các dự án về nước sạch các con vừa tìm hiểu do một người hay nhiều người thực hiện.
  • Nếu chỉ một người thực hiện thì lợi ích của dự án sẽ như thế nào?
  • (2’)GV chốt: Để thực hiện dự án nước sạch cho cộng đồng, chúng ta cần cùng nhau cộng tác, khi đó lợi ích mang lại sẽ hướng đến được cộng đồng nhiều hơn.
   Mảnh ghép a

(10’) Thảo luận cả lớp brain storming (Bloom 2): Trả lời câu hỏi: Để giải quyết vấn đề nước sạch, mỗi cá nhân chúng ta có thể làm những việc gì? Các tổ chức có thể làm gì?

  • Học sinh ngồi tại chỗ, không cần đứng lên, nói nhanh các ý tưởng về việc mỗi cá nhân, tổ chức có thể làm những việc gì để giải quyết vấn đề nước sạch.
  • GV ghi nhanh câu trả lời của HS vào 2 vòng tròn lớn trên khổ giấy A0, không đánh giá bất kì câu trả lời nào của HS.

(4’) GV cho dừng lại, thống kê những việc mỗi cá nhân, tổ chức có thể làm để giải quyết vấn đề nước sạch. GV hướng dẫn HS khái quát (Bloom 2) các nhóm việc chính đối với mỗi cá nhân(cá nhân có thể hạn chế việc gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm hơn, v.v); đối với các tổ chức: (các tổ chức có thể vận động mọi người cùng bảo vệ nước, sử dụng nước hợp lý, tuyên truyền những kiến thức cần biết về việc sử dụng & bảo vệ nước sạch, v.v.)

(1’) GV tổng kết: dù hành động của cá nhân hay tập thể cũng đều mang lại lợi ích cho cộng đồng về vấn đề nước sạch. Mỗi cá nhân chúng ta cần hành động phù hợp với lứa tuổi của mình ngay hôm nay để bảo vệ nguồn nước sạch cho chính chúng ta trong tương lai.

   Mảnh ghép b

(7’) Hoạt động nhóm 4: HS thảo luận trong nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về mỗi việc em, mỗi cá nhân có thể có những việc gì để giải quyết vấn đề nước sạch?

  • (3’) Mỗi học sinh sẽ vẽ 1 sơ đồ tư duy của mình, được thảo luận với các bạn trong nhóm để lấy ý tưởng chung, sản phẩm là cá nhân để đưa và Nhật kí hành trình.
  • (2’) HS chia sẻ với bạn bất kì trong lớp về những việc em nói riêng, mỗi cá nhân nói chung đều có thể làm để giải quyết vấn đề nước sạch.
  • (2’) HS chia sẻ trước lớp.

(6’) Hoạt động cả lớp thảo luận câu hỏi: các tổ chức có thể làm những việc gì để giải quyết nguồn nước?

  • GV treo tờ giấy A0 có vẽ 1 cây cao khoảng để tổng hợp ý kiến của HS về việc mỗi tổ chức có thể làm gì để giải quyết nguồn nước.
  • HS đưa ra các ý kiến của mình.
  • Gv tổng hợp ý kiến lên tờ A0.

(2’) GV giảng: dù hành động của cá nhân hay tập thể cũng đều mang lại lợi ích cho cộng đồng về vấn đề nước sạch. Mỗi cá nhân chúng ta cần hành động phù hợp với lứa tuổi của mình ngay hôm nay để bảo vệ nguồn nước sạch cho chính chúng ta trong tương lai.