GCED K4: Tiết 4.16
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 4.16. Để thực hiện được giải pháp của mình, em cần phải làm gì? | |
Mục tiêu bài học | 4.16.1. Học sinh hiểu rằng cần phải lên kế hoạch cẩn thận để có thể thực hiện hiệu quả bất cứ giải pháp nào. (Thời lượng: 1/2 tiết) | 4.16.2. Học sinh tạo ra một bảng kế hoạch để thực hiện giải pháp của mình.
(Thời lượng: 1/2 tiết) |
Tiêu chí đánh giá | 4.16.1. HS nêu được:
- 1 hậu quả khi thực hiện một giải pháp mà không lên kế hoạch cẩn thận. - ít nhất 1 yếu tố cần cân nhắc trong kế hoạch của mình. |
4.16.2. HS lập ra một bảng kế hoạch đơn giản để thực hiện các mục tiêu trong giải pháp của mình, trong đó có bao gồm những yếu tố cần cân nhắc ở phần trước. |
Tài liệu gợi ý | Định hướng: HS chỉ cần nên tên yếu tố, chưa cần cụ thể hóa yếu tố đó. Gợi ý: Các yếu tố cần cân nhắc có thể là trình tự thực hiện công việc, phân công vai trò, thời gian thực hiện, chi phí, v.v.) Tham khảo: - Hậu quả khi trẻ làm việc mà không có kế hoạch (tab Learn More): http://learningworksforkids.com/skills/planning/ |
Định hướng: HS chỉ cần liệt kê những bước phải làm theo trình tự A>B>C>D, không cần nắm rõ tên của từng bước cụ thể (VD: chuẩn bị, đặt mục tiêu ưu tiên, thực hiện, đánh giá, v.v.). GV có thể cung cấp các bước cho HS, hoặc để HS tự đề ra nếu có khả năng. Ở bước này, HS sẽ mô tả cụ thể hơn về yếu tố cần cân nhắc mình đã chọn. VD: Thời gian hoàn thành: phải xong trong 1 tháng, Phân công công việc: em viết bài, bạn B sẽ vẽ, v.v. |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(10’) Trò chơi “Hiệu ứng Đô-mi-nô”
+ Chia thành nhóm 4-5 HS. + Phát cho mỗi nhóm số lượng các vật dụng giống nhau. + Mỗi nhóm sắp xếp các vật dụng sát lại với nhau nhằm mục đích giật đổ tất cả như trong hiệu ứng Đô-mi-no sau lần tác động bằng tay đầu tiên và duy nhất. (5’) + Thách thức đặt ra là sắp xếp sao cho duy trì thời gian ngã đổ lâu nhất mà không có sự can thiệp nào khác. Ví dụ: dùng tay lăn hòn bi xuống dốc chạm vào muỗng, muỗng sẽ đánh nhẹ vào hộp bút, và làm hộp đổ. (5’) HS rút ra bài học sau trò chơi: (Bloom 5)
GV mở rộng về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch khi thực hiện bất cứ công việc/ dự án nào.
Mảnh ghép b
(2’) Động não: GV viết 2 chữ “kế hoạch” lên bảng và yêu cầu HS viết ra tất cả những ý liên quan đến từ “kế hoạch” vào note trong 1 phút. GV cho HS nêu ý. (5’) GV đặt câu hỏi: (Bloom 2)
(8’) HS thảo luận nhóm và suy nghĩ cần có những yếu tố gì trong một bảng kế hoạch. (Bloom 2)
|
Mảnh ghép a
(10’) Dựa trên giải pháp của HS ở tiết 4.15.2, HS Lập một bảng kế hoạch hành động theo mẫu BT 6.3a.BT2 của sách KNTK21. HS thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm nếu có cùng giải pháp. (Bloom 3) (5’) HS trình bày sơ lược bảng kế hoạch của mình và hoàn thiện ở nhà. Chỉ ra các yếu tố cần cân nhắc có trong bảng kế hoạch.
Mảnh ghép b
(10’) GV tổ chức cho HS tự thiết kế một bảng kế hoạch theo ý tưởng của các em, lưu ý đảm bảo các nội dung cơ bản:
(5’) HS trình bày sơ lược bảng kế hoạch của mình và hoàn thiện ở nhà. Chỉ ra các yếu tố cần cân nhắc có trong bảng kế hoạch.
|