GCED K4: Tiết 4.2

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.2. Các loài động & thực vật trên Trái Đất chung sống với nhau như thế nào?
Mục tiêu bài học 4.2.1. Học sinh hiểu rằng các loại động & thực vật trên Trái Đất thường sinh sống cùng nhau để phát triển & tồn tại. 4.2.2. Học sinh hiểu rằng các loài động & thực vật trong một hệ sinh thái có một mối liên kết chặt chẽ với nhau và các yếu tố tự nhiên bên ngoài (như khí hậu, môi trường nước, đất, v.v.)
Tiêu chí đánh giá 4.2.1. Học sinh kể tên được:

- 2 hệ sinh thái & các thành viên trong hệ sinh thái đó (ở Việt Nam & trên thế giới.

4.2.1. HS nêu được 1 - 2 ví dụ về mối liên kết chặt chẽ giữa các loài động & thực vật với nhau và với các yếu tố tự nhiên khác.
Tài liệu gợi ý Gợi ý: nhiều loài sinh vật biển chỉ có thể sống sót nếu có san hô ở gần. Tuy nhiên, san hô lại chỉ có thể tồn tại trong một môi trường nhất định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu ở đó.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) Tổ chức trò chơi Kết Đôi, yêu cầu HS làm việc nhóm:

  • Xác định (Bloom 1) và nối các hình ở cột A có mối liên hệ với các hình ở cột B (càng nối được nhiều càng tốt, 1 hình ở cột A có thể liên hệ với nhiều hình ở cột B và ngược lại)

(Bộ hình GV cung cấp là các sinh vật sống: động vật và thực vật)

  • Giải thích (Bloom 2) mối liên hệ giữa các hình với nhau.

(GV nên làm mẫu: Châu chấu ăn cây lúa, Chim làm tổ trên cây, cá voi xanh ăn mực)

  • Chia sẻ - phản hồi

(2’) HS trả lời câu hỏi: Em nhận ra thông điệp gì sau trò chơi này?

(1’) GV chia sẻ thông điệp: các loại động & thực vật trên Trái Đất thường sinh sống cùng nhau để tồn tại và phát triển. Chúng tạo thành hệ sinh thái, có hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt, ...Mỗi hệ sinh thái sẽ bao gồm những thành viên đặc thù của nó.

(2’) Nêu yêu cầu: Em hãy kể tên (Bloom 1) các hệ sinh thái mà em biết và nêu rõ các thành viên thuộc hệ sinh thái đó. (Walk & Talk)

   Mảnh ghép b

Xem đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) các hệ sinh thái, thành viên trong hệ sinh thái đó.

https://drive.google.com/open?id=1kbPv2_0gE1Icanua_gafIsfh7p6jZoYN (Xem từ 00:01:07 đến 00:03:17)

(5’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

-       Đoạn video nói về nội dung gì? (HS có thể nêu: nói về các hệ sinh thái trên Trái đất, nói về các loài động & thực vật trên Trái đất sống cùng nhau như thế nào, ...)

Tổ chức cho HS trả lời hai câu hỏi sau theo hình thức Walk & Talk

-  Em biết những hệ sinh thái nào?

- Những thành viên (động vật, thực vật)  nào sẽ thuộc hệ sinh thái em vừa nêu?


   Mảnh ghép a

(1’) Dẫn dắt: Trong một hệ sinh thái các loài động & thực vật có một mối liên kết chặt chẽ với nhau và các yếu tố tự nhiên bên ngoài (như khí hậu, môi trường nước, đất, v.v.). Để hiểu về điều đó, chúng ta cùng tham gia vào các hoạt động sau.

(7’) Tổ chức cho HS tạo mô hình hệ sinh thái. Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi:

  • Chọn các loài động vật và thực vật (có trong trò chơi) có mối liên hệ sinh tồn với nhau ( là thức ăn, nơi ở, điều kiện sống của nhau).
  • Vẽ sơ đồ biểu thị và giải thích (Bloom 2) mối liên hệ đó.
  • Xác định (Bloom 1) và vẽ thêm những yếu tố tự nhiên (đất, nước, khí hậu, …) để tạo thành một hệ sinh thái. (nhắc nhở HS về tính phù hợp)
  • Chia sẻ với nhóm bạn – nhận phản hồi

(1’) GV làm mẫu trước khi HS tiến hành tạo mô hình hệ sinh thái.

Nội dung các mô hình hệ sinh thái có thể đề cập đến một trong số các ý sau đây:

  • Thực vật cung cấp ô-xi, thức ăn cho động vật.
  • Thực vật làm nơi ở và sinh sản của một số động vật.
  • Chất thải của động vật là thức ăn của thực vật (phân, CO2)
  • Động vật giúp thực vật phát tán hạt và giúp thực vật thụ phấn (một số HS vượt trội sẽ có kiến thức này)
  • Động vật là thức ăn của thực vật (cây nắp ấm bắt ruồi, muỗi)

GV có thể chọn phương án phát cho HS bộ thẻ bao gồm các loài động vật & thực vật thể hiện được những ý trên, cá thể hóa: HS có hiểu biết rộng nhận những bộ thẻ thể hiện những kiến thức ít phổ biến hơn.

(5’) Các nhóm sẽ chủ động ra đề tài cho nhau để làm rõ vấn đề: Điều gì xảy ra nếu thay đổi một yếu tố tự nhiên trong hệ sinh thái đó? (VD: Hệ sinh thái nước mặn: Điều gì xảy ra nếu sóng thần xuất hiện?)

  • Nhóm A đặt vấn đề cho nhóm B
  • Nhóm B khẳng định và giải thích (Bloom 2) câu trả lời của mình.
  • Đổi vai trò

(1’) GV tổng kết mối quan hệ giữa các loài động & thực vật với các yếu tố tự nhiên trong một hệ sinh thái.

   Mảnh ghép b

(1’) Dẫn dắt: Trong một hệ sinh thái các loài động & thực vật có một mối liên kết chặt chẽ với nhau và các yếu tố tự nhiên bên ngoài (như khí hậu, môi trường nước, đất, v.v.). Để hiểu về điều đó, chúng ta cùng tham gia vào các hoạt động sau.

Hoạt động các mảnh ghép: GV phát cho các nhóm những bộ tranh/ ảnh hoặc một đoạn thông tin nói về mối quan hệ giữa các loài động và thực vật trên Trái đất. Gợi ý nội dung:

  • Thực vật cung cấp ô-xi, thức ăn cho động vật.
  • Thực vật làm nơi ở và sinh sản của một số động vật.
  • Chất thải của động vật là thức ăn của thực vật (phân, CO2)
  • Động vật giúp thực vật phát tán hạt và giúp thực vật thụ phấn (một số HS vượt trội sẽ có kiến thức này)
  • Động vật là thức ăn của thực vật (cây nắp ấm bắt ruồi, muỗi)

(4’) Vòng 1: Chuyên gia nghiên cứu

Xác định (Bloom 1) mối quan hệ giữa các loài động và thực vật trong tranh/ảnh hoặc đoạn thông tin bằng cách vẽ lại sơ đồ hoặc sử dụng từ khóa để diễn đạt.

Tìm cách giải thích (Bloom 2) sơ đồ, từ khóa của nhóm.

Xác định và làm rõ (Bloom 1): Yếu tố tự nhiên nào có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các loài động vật và thực vật mà nhóm em đang nghiên cứu, ảnh hưởng thế nào?

(4’) Vòng 2: Chuyên gia chia sẻ (HS thuộc các nhóm khác nhau lập thành một nhóm mới, đảm bảo mỗi nhóm mới có ít nhất 2 thành viên cùng đề tài ở vòng 1)

Giải thích (Bloom 2) sơ đồ, từ khóa về mối quan hệ của các loài động và thực vật, sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến các loài động và thực vật ấy mà nhóm cũ đã nghiên cứu được để các thành viên nhóm mới nắm bắt.

(2’) GV mời ngẫu nhiên các em HS để trình bày các nội dung đã chia sẻ với nhau.

(1’) GV tổng kết mối liên hệ giữa các loài động & thực vật với nhau và với các yếu tố tự nhiên trong một hệ sinh thái.